Người Anh "hoảng" với "ma trận" xưng hô ở Việt Nam

Mở đầu bài báo, tờ The Guardian đã nhận định: “Những quy ước nghiêm ngặt trong giao tiếp của người Việt khiến cho các cuộc họp mặt đại gia đình, nơi tuổi tác là một vấn đề lớn, trở nên rất khó khăn”.

Tác giả bài báo có vợ là người Việt Nam. Sau một vài buổi họp mặt đại gia đình bên vợ, ông đã chào thua sự rắc rối trong xưng hô của người Việt. “Vào ngày giỗ dì ruột của cô vợ người Hà Nội của tôi ở thành phố Hồ Chí Minh, hai bên gia đình họ hàng xa đã sum họp lại với nhau để cùng nhau thống nhất cách xưng hô theo đúng phong tục Việt Nam”, tác giả Connla Stokes viết trên tờ Guardian Weekly.

Người Anh

Một gia đình Việt Nam trên đường phố. Ảnh: The Guardian.

Ông đã cố gắng sử dụng hiểu biết của mình về phong tục xưng hô trong họ hàng của người Việt để giải thích cho độc giả nước ngoài hiểu. Theo nhận định của Stokes, trong giao tiếp, gia tộc người Việt rất cứng nhắc về nguyên tắc xưng hô giữa các thành viên trong họ hàng.

“Mọi người phải biết tất cả về các thế hệ (trong gia tộc) và những người phải rửa bát (trong các lễ lạt, thường là những người phụ nữ trưởng thành trẻ tuổi nhất). Tuy nhiên, sự liên kết giữa các thế hệ có thể có nhiều nút thắt liên quan, đặc biệt là các cuộc hôn nhân ở đời thứ hai trở đi trong một họ tộc.

Nhân dịp này, tôi được giới thiệu với con riêng của chồng người chị cùng mẹ khác cha của mẹ vợ tôi. Trong đôi mắt của người mới 38 tuổi như tôi, bà ấy trông như một ‘người bác’ (dì lớn tuổi) hoặc thậm chí là ‘bà’ (bà nội/bà cố). Nhưng tôi phải gọi bà ấy là ‘chị’ (chị gái) và người chồng đáng tuổi ông lão của bà là ‘anh’ (anh trai).

Chồng ‘chị’ là người đàn ông lớn tuổi nhất trong phòng, đang thưởng thức ly rượu vang đỏ trên một chiếc ghế đá. Nhưng theo luật lệ gia đình bên vợ, ông thậm chí còn không được ngồi cùng mâm với những người có vai vế cao nhất trong họ tộc nhà vợ. Đang ngắm nghía lồng chim cảnh là bố vợ tôi, người mà ‘ông anh cụ lão’ phải gọi bằng ‘chú’.

Đám giỗ bắt đầu, rắc rối liên quan đến chủ đề xưng hô lại tiếp diễn khi một người đàn ông 35 tuổi, hình như là ‘cháu trai’ của tôi, bế khênh cô con gái 10 tuổi của mình lên và yêu cầu cô bé chào tôi là ‘ông’ và chào cậu con trai 4 tuổi của tôi là ‘chú’. Tuy nhiên, cậu nhóc của tôi đang mải mê chui dưới gầm bàn và không để ý đến lời chào đó.

Vì vợ tôi là con cả trong gia đình, con trai của cô em gái vợ tôi cũng phải gọi con tôi là ‘anh’, mặc dù cậu bé lớn tuổi hơn nhiều so với con trai tôi”.

Tuy đặt ra những mô tả có vẻ rắc rối, nhưng tác giả Connla Stokes cũng nhận định rằng, trong một số trường hợp, chuyện tên tuổi trở nên dễ dàng hơn nhiều với cách xưng hô ở ngôi thứ ba của người Việt Nam.

“Thường người Việt Nam hay nói chuyện ở ngôi thứ ba, phân cấp vai vế thường trở thành đặc điểm nhận biết khi bàn luận các vấn đề trong gia đình. Ví dụ, một người mẹ sẽ thường xưng là ‘mẹ’ khi nói chuyện với đứa con của mình.

Điều này rất hữu ích khi lâu ngày mới gặp lại những người họ hàng xa. Một lần, tại một dịp lễ lớn của gia đình, vợ tôi bảo tôi phải tỏ lòng kính trọng với một người phụ nữ trung niên. Bà là người đứng đầu họ tộc bên đằng nhà bố vợ tôi. Vậy thì, tôi hỏi vợ, xưng hô với bà như thế nào? Vợ tôi nhún vai. Cô ấy không tài nào nhớ nổi tên, bảo tôi điều đó không quan trọng. Chỉ cần nói ‘chào bác’ là được”.

Thói quen tuân thủ luật lệ của họ tộc cũng được tác giả ghi nhận khi trải nghiệm là một anh rể trong một gia đình người Việt.

“Không chỉ trong gia đình, người Việt còn thích sử dụng các luật lệ xưng hô với xung quanh. Trong lần đầu tiên hai người Việt cùng độ tuổi, cùng thế hệ gặp nhau, thường họ nhìn vẻ bề ngoài hoặc hoàn cảnh nói chuyện để đoán xem ai lớn tuổi hơn và xưng hô theo đó. Tuy nhiên họ có thể đã nhận định sai.Vợ tôi từng khó chịu ra mặt khi phát hiện người mà cô ấy gọi là ‘chị’ trong nhiều năm qua thực tế lại nhỏ tuổi hơn mình.

Vấn đề già hơn trẻ hơn cũng trở nên phức tạp với những người không thông thạo tiếng Việt. Khi cố gắng thể hiện sự tôn trọng đối với khách quen của mình, chủ một tiệm bánh ở Hà Nội, 40 tuổi, đã đón tiếp tôi bằng câu ‘chào anh’. Nhưng trong trường hợp này, nó khiến tôi hiểu là ‘chào anh, chàng trai trẻ’. Tuy nhiên, ban đầu (khi chưa hiểu rõ câu chào), tôi đã trả lời lại: ‘Chào em’.

Một cách diễn tả không sát sao lắm về phản ứng của ông chủ tiệm bánh có thể khiến Tiến sĩ Seuss (một nhà văn thiếu nhi của Mỹ) cảm thấy tự hào: ‘Này anh, anh không thể gọi tôi là em được. Vì anh trai của anh trẻ hơn rất nhiều, vậy hãy cũng xưng anh với tôi’.

Với việc tự đề cao mình lên như vậy, ngay lập tức tôi được ‘nâng hạng’ tuổi tác. Ông chủ đã mặc định cách xưng hô giữa chúng tôi bất chấp tuổi thực. Kể từ đó, có vẻ tôi dễ dàng gọi một ly cà phê từ các ‘em’ hơn. Như các bạn đã thấy đấy, vì tôi là một ông ‘anh’”.

Phan Sương (lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !