Nghệ An: Sạt lở “ăn” tận vào nhà, người dân nơm nớp lo sợ

Hơn một năm nay, người dân sinh sống dọc bờ sông Lam đoạn chảy qua địa bàn xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An) luôn phải sống trong cảnh lo âu, thấp thỏm khi tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và tài sản của họ.

Tình trạng sạt lở đã cuốn phăng chuồng trại chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Đình Ngọ (thôn Vận Tải) xuống sông Lam.

“Mất ăn, mất ngủ” vì sạt lở

Thời gian qua, theo phản ánh của nhiều hộ dân ở các thôn Hòa Hợp, Yên Xuân, đặc biệt là thôn Vận Tải, xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương, Nghệ An), tình trạng sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông Lam (nơi họ sinh sống hàng chục năm qua) đã khiến cuộc sống bị đảo lộn, hằng ngày người dân phải thấp thỏm vì nhà cửa và tài sản có thể "trôi" xuống sông bất cứ lúc nào.

Ông Nguyễn Đình Ngọ (SN 1954, trú ở thôn Vận Tải, xã Võ Liệt) không giấu nổi lo lắng: “Khoảng tháng 9, 10 năm 2016, mưa to, nước lũ lên cao đã làm sạt lở cách nhà tôi 1 mét từ bờ sông vào và đã được chính quyền địa phương đến kiểm tra. Tuy nhiên đến nay, tình trạng vẫn chưa được giải quyết để đảm bảo an toàn cho gia đình tôi. Mỗi khi trời mưa to, xảy ra lụt bão thì gia đình chúng tôi lại vô cùng lo âu vì nhà ở của gia đình có thể bị đổ sập xuống sông lúc nào không hay”.

Ông Ngọ cũng cho biết thêm, xưa kia khu vực nhà này cách sông đến hàng chục mét, nhưng tình trạng sạt lở nhiều năm qua khiến bây giờ nhà ở chúng tôi chỉ cách từ 1-2 mét. Tháng 5/2017, một trận mưa lớn đã làm sạt lở vào đến tận nhà bếp và giếng nước, chuồng trại chăn nuôi của gia đình tôi cũng đã bị cuốn trôi hết xuống sông.

Việc sạt lở nghiêm trọng hơn khi có mưa to, nước sông dâng cao.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Văn Minh – Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Vận Tải xã Võ Liệt trăn trở: Tình trạng sạt lở của các hộ dân đã diễn ra được một thời gian dài khiến các hộ dân vô cùng lo lắng. Chúng tôi cũng mong muốn các cấp ngành liên quan sớm có biện pháp để đảm bảo an toàn cho bà con nơi đây, đặc biệt là trong mùa mưa, lũ.

Theo ghi nhận của PV, dọc bờ sông Lam đoạn qua thôn Vận Tải, xã Võ Liệt, nhiều diện tích đất bị lấn sâu khu vực nhà ở từ 2-5 mét, nhiều nhà dân ở khu vực này nằm chênh vênh bên mép sông khiến người dân hàng ngày luôn sống trong cảnh bất an.

Sạt lở "ăn' sâu vào khiến chuồng trại của người dân bị rơi xuống sông.

Những ngôi nhà chỉ cách mép sông vài ba mét.

Đặc biệt, sau cơn bão số 2 vừa qua, nước lũ đổ về, dâng cao gây sạt lở, nhấn chìm toàn bộ hệ thống chuồng trại chăn nuôi và đất ở của một số hộ dân sinh sống tại đây. Mong muốn của người dân ở đây là chính quyền giúp đỡ làm đê hoặc tái định cư để có thể an cư lạc nghiệp, không phải ngày nào cũng nơm nớp lo sợ sạt lở xảy ra.

Không riêng gì các hộ dân ở thôn Vận Tải, một số hộ dân ở thôn Hòa Hợp và Yên Xuân, xã Võ Liệt cũng xảy ra tình trạng tương tự, khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng.

Nhà ở người dân chênh vênh bên mép sông, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

“Biện pháp lâu dài là phải di dời”

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở các thôn dọc bờ sông Lam, ngày 20/7/2017, UBND xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương đã có văn bản số 02/PA-UBND về xây dựng phương án sơ tán dân khi có bão lụt xảy ra trên địa bàn.

Theo thống kê của chính quyền xã Võ Liệt, các hộ nằm trực tiếp khu vực có nguy cơ sạt lở khi có lũ xảy ra bao gồm: thôn Vận Tải có 5 hộ với 26 nhân khẩu, thôn Yên Xuân có 3 hộ với 13 nhân khẩu và thôn Hòa Hợp có 3 hộ với 14 nhân khẩu.

Khi xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, UBND xã Võ Liệt yêu cầu các ban, ngành chức năng của địa phương, các thôn xóm mà lực lượng chủ yếu là dân quân, thanh niên… đưa người già, trẻ em, tài sản, lương thực và gia súc, gia cầm đến nơi tập kết an toàn như ở nhà văn hóa thôn và trường học.

Người dân luôn phải sống trong cảnh lo âu, thấp thỏm.

Theo ông Trần Văn Kỳ - Chủ tịch UBND xã Võ Liệt cho biết: “Tình trạng sạt lở đã xảy ra hơn một năm nay, địa phương cũng đã xây dựng phương án để phòng chống bão lụt cho các hộ này. Trước mắt khi xảy ra sạt lở, chúng tôi sẽ huy động lực lượng dân quân, thanh niên tiến hành đưa người dân và tài sản đến các nơi an toàn như nhà văn hóa thôn và trường học. Địa phương cũng mong cấp trên có chính sách di dời các hộ dân đến những nơi an toàn hơn để đảm bảo cuộc sống ổn định và lâu dài cho người dân”.

Nói về nguyên nhân sạt lở, ông Kỳ cho biết do nguồn nước ngầm ở dưới lòng sông và nước sông dâng cao mỗi khi xảy ra mưa, lũ.

Hơn lúc nào hết, người dân mong muốn các cấp, ngành chức năng sớm có biện pháp xử lý để đảm bảo tính mạng và tài sản .

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề này, ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: “Điều quan trọng là theo diễn biến thường xuyên, nếu khi mưa bão xảy ra thì chúng tôi chỉ đạo cho xã Võ Liệt và các hộ dân tổ chức di chuyển đến nơi an toàn. Hiện huyện cũng đang lập phương án, quy hoạch để di dân và biện pháp lâu dài là phải di dời”.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và mưa lũ thường xuyên, hơn lúc nào hết, những hộ dân dọc bờ sông Lam ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương mong mỏi các cơ quan chức năng sớm có những giải pháp kịp thời để khắc phục sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân nơi đây.

Việt Hòa

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Đang cập nhật dữ liệu !