“Nếu đề cao trách nhiệm quản lý, Petrolimex sẽ không lỗ”
“Nếu đề cao trách nhiệm quản lý, Petrolimex sẽ không lỗ”
Theo ông Thành, nếu đề cao trách nhiệm trong quản lý ngành, Petrolimex chắc chắn sẽ không lỗ, phần này chưa thấy Bộ trưởng Huệ trả lời trong phiên chấn vấn...
Các thông tin về lãi lỗ, cơ chế điều hành xăng dầu, điện đang gây nóng nghị trường phiên chất vấn chiều nay? Ông có bình luận gì về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Vương Đình Huệ?
Nếu quản lý ngành không chặt, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và điện sẽ tiếp tục lỗ-Ảnh P.H |
Là dân chuyên ngành về tài chính, tôi theo dõi bước đi của Bộ trưởng Huệ từ ngày ông còn là Tổng Kiếm toán Nhà nước. Tôi đánh giá cao tinh thần thẳng thắn và dũng cảm Bộ trưởng Huệ, nhất là việc công bố các gian lận nếu có và sự minh bạch lỗ lãi thật sự của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, điện, than trong thời gian qua. Theo tôi, đó là những đức tính cần thiết của một người cầm cân nảy mực trong một ngành phức tạp như ngành tài chính.
Theo tôi, phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng tập trung vào vấn đề nóng của ngành tài chính liên quan đến giá cả xăng dầu, than điện, rồi lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu, điện …toàn vấn đến liên quan đến nhu cầu thiết yếu của đời sống dân sinh…. Nhưng tôi hoàn toàn tán thành cách lý giải của Bộ trưởng cho rằng giá xăng dầu lỗ do chênh lệch tỷ giá, EVN Việt Nam lỗ do đầu tư do mua điện giá cao từ Trung Quốc...Tuy nhiên nếu quản lý ngành chặt chẽ hơn nữa, sẽ bớt lỗ, thậm chí có lãi, lại không thấy Bộ trưởng đề cập đến.
Tôi khẳng định điều này nếu còn tiếp tục độc quyền, còn các DNNN được Nhà nước bao che thì các DN điện, xăng dầu, than sẽ còn lỗ dài dài..Tôi thông cảm với Bộ trưởng Huệ nhưng thực sự tôi hơi thất vọng với phần trả lời chất vấn của bộ trưởng. Thực sự không phải điều gì cũng có thể làm ngay được, cần phải có thời gian, nhưng nếu còn tư tưởng bao che thì các DN điện, xăng dầu, than … thì đến bao giờ ở nước ta mới hình thành thị trường cạnh tranh cho dân đỡ khổ.
Thưa ông, Bộ trưởng Bộ Tài chính từng nói Petrolimex, Saigon Petro và PV Oil hiện đã chiếm 90% thị phần… nên chưa thể áp dụng cơ chế thị trường. Là công ty kiểm toán theo cách hiểu của ông, đây có phải dấu hiệu độc quyền
Tỉ lệ thị phần chỉ là một yếu tố đánh giá, còn có nhiều yếu tố khác cần tính đến. Ví dụ, các DN đầu mối xăng dầu hiện nay đều là DNNN nên chịu sự quản lý gắt gao của Nhà nước thông qua quản lý tài chính DN của Bộ Tài chính.
Bên cạnh các nhiệm vụ kinh tế (lợi nhuận, lỗ lãi), các DN này thường xuyên phải đảm nhiệm nhiệm vụ chính trị. Thực tế cho thấy việc quyết định giá dù giảm hay tăng đều do Nhà nước quyết định. Trong bối cảnh như vậy, nếu mà áp dụng cơ chế thị trường thì khó mà thực hiện được.
-Thưa ông, số liệu mà Bộ trưởng Huệ công bố kết quả kiểm toán của Công ty kiểm toán Deloitte về số lỗ của Petrolimex.Vậy, theo ông kết quả này có phản ánh trung thực về số lỗ của Petrolimex
Theo kết quả kiểm toán của Deloitte mà Bộ trưởng Huệ công bố: Năm 2010 Petrolimex lỗ 219 tỷ, năm 2011 Petrolimex lỗ 1800 tỷ , trong đó lỗ 1700 tỷ đồng lỗ từ chênh lệch giá… Thực ra con số lỗ này còn có thể chưa phản ánh được hết thực tế...
Từng công tác lâu năm trong ngành kiểm toán, tôi cho rằng việc lỗ này Petrolimex hoàn toàn có thể cân đối lại…Tức là cân đối các khoản chi phí đầu mối cho các DN kinh doanh xăng dầu, cũng như trích hoa hồng cho các đại lý, giảm các khoản chi phí khác...
Hà phương thực hiện