“Nên có nghị quyết về lộ trình thực hiện điều 60 Luật BHXH"
Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định việc soạn thảo luật, ban hành Luật BHXH đã đúng quy trình. Tuy nhiên, việc tổng hợp các đối tượng không đầy đủ các đối tượng. Điều này cho thấy đúng quy trình, quy phạm, tất cả nội dung này đều hướng tới quyền lợi lâu dài cho người dân. Rõ ràng trong điều luật là rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm của nhà nước của Quốc hội với người dân, không phải quan tâm trước mắt mà quan tâm lâu dài. Nhưng điều 60 này chưa phù hợp với thực tế khi chủ yếu công nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, đại biểu Đoàn ĐBQH Hà Nội phát biểu |
Nhiều doanh nghiệp tư nhân hình thành nhanh nhưng lương, việc làm không ổn định, lương không cao, việc làm không ổn định. Bản thân người lao động trong khu vực này cũng không có nhiều người gắn bó lâu dài.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng chỉ ra thực tế, công nhân nhiều người đi lao động chỉ thời gian ngắn trước khi lập gia đình rồi trở về địa phương. Còn nhà đầu tư theo “đàn sếu bay”, công nhân cũng vậy chưa lo cho hậu cần công tác phúc lợi xã hội. Khu công nghiệp dù lớn không đủ chỗ ở cho người lao động, do vậy công nhân không xác định gắn bó lâu dài với công việc của mình.
Chính sách ưu việt nhưng không phù hợp với cuộc sống. Mục đích tốt nhưng không đạt được. Dù quy trình đúng, tính nhân văn cao nhưng không phù hợp phải xem xét điều chỉnh hợp lý.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đưa ra giải pháp: “Tôi nghĩ chúng ta nên sửa đổi lại điều 60 Luật Bảo hiểm Xã hội cho phù hợp, nhưng theo tôi nên có nghị quyết lộ trình thực hiện, 5 năm sau chúng ta có cơ hội để cân nhắc".
Ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son được nhiều đại biểu khác đồng tình. Kết thúc phiên thảo luận ở tổ Đoàn Đại biểu Hà Nội, đa số các địa biểu đồng tình với việc sửa đổi điều 60 Luật bảo hiểm xã hội.