Mùa vàng của người Rục

Sau hơn 50 năm “ly cốc, hạ sơn”, giờ đây người Rục đã trồng được những ruộng lúa nước chín vàng óng trên vùng núi đá vôi ở miền biên viễn phía Tây Quảng Bình.

Mùa vàng của người Rục

Những cuộc “ly cốc, hạ sơn”

Người Rục thuộc tộc người Chứt, sinh sống trong hang đá giữa đại ngàn Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình, được phát hiện thật tình cờ. Đầu năm 1959, tổ tuần tra biên giới Đồn công an nhân dân vũ trang Óc Sách (nay là biên phòng) tình cờ gặp “người rừng” trong một lần tuần tra. Tóc dài quá vai, trên thân mình chỉ có một tấm vỏ cây che ngang, họ trèo cây, nhảy qua các triền đá thoăn thoắt. Thấy các chiến sĩ, họ hoảng sợ bỏ chạy vào rừng sâu.

Mùa vàng của người Rục
Lúa chín vàng trên những cánh đồng của người Rục.

Tháng 3/1960, với sự dẫn đường của các già làng, trưởng bản người dân tộc Sách và sau mấy tháng trèo đèo, lội suối, đương đầu với thú dữ, một tổ công tác mới phát hiện nơi trú ẩn mới của người Rục trong hang sâu của dãy núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng. Sự xuất hiện đột ngột ấy khiến các “cư dân” trong hang khiếp đảm. Phải mất nhiều thời gian thuyết phục, 11 hộ với 34 người Rục đầu tiên (gồm 11 nam, 23 nữ) mới rời khỏi hang, theo các chiến sĩ biên phòng ra thung lũng dựng lều làm rẫy. Những hạt muối do các anh chia sẻ đã giữ chân họ, giúp họ rời bỏ dần cuộc sống hang hốc.

Cuộc sống tiến triển chưa được bao lâu, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, một lần nữa người Rục lại rơi vào tình trạng gần như bị “lãng quên”. Đặc biệt, sau trận sởi năm 1989 cướp đi sinh mạng của 20 người Rục (có gia đình không còn ai sống sót) không còn gì để giữ chân được đồng bào, họ quay trở lại hang đá. Cuộc vận động người Rục quay trở về cộng đồng lần thứ hai diễn ra. Tất cả các hộ người Rục đã được đưa về khu định cư tại hai bản Ón và Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) với sự đầu tư lớn của Nhà nước. Tính đến tháng 5/1991, người Rục ở Quảng Bình có 41 hộ với 212 nhân khẩu.

Làm quen với mùa vàng

Hiện có 156 hộ người Rục, với 691 nhân khẩu sinh sống ở các bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa. Nhiều mùa rẫy đi qua, đời sống của bà con đã có những đổi thay đáng kể. Những ngôi nhà kiên cố mọc lên. Điện được kéo đến từng nhà. Nước sạch cũng đã có. Ba điểm trường tiểu học ở các bản không chỉ cho con trẻ biết cái chữ Bác Hồ, mà còn giúp xóa mù chữ cho nhiều người lớn tuổi.

Người Rục rất tự hào khi con em mình đã có người trở thành sĩ quan biên phòng, sinh viên Học viện An ninh. Song, điều quan trọng là thay đổi tập quán để đồng bào tự tạo lập cuộc sống ổn định. Giờ đây, người Rục đã có thêm câu chuyện mới bên bếp lửa: Sau hơn 50 năm rời hang đá, họ đã có những vụ gặt đầu tiên.

Mùa vàng của người Rục
Dù còn nhiều khó khăn những cuộc sống của người Rục đã khá nhiều hơn trước.

Người đầu tiên của bản Rục được Bộ đội Biên phòng dạy làm lúa nước là ông Trần Trung Trực, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ. Ngồi bên bếp lửa, ông nói phấn chấn: “Khi Bộ đội Biên phòng họp dân để làm lúa nước, dân bản không ai hiểu. Bộ đội mời 3 Trưởng bản Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ cùng bộ đội làm trước để dân bản coi, nhưng 2 trưởng bản nớ không làm vì sợ trồng lúa nước sẽ bị trách phạt vì trái tục của người Rục. Họ nói cán bộ mần đi miềng coi cái đã. Bộ đội giải thích làm lúa là có gạo, khó mà đói cái bụng, mần đi biên phòng sẽ giúp đỡ, miềng nghe ưng cái bụng lắm, rứa là mần, chừ được to”.

Ngày đầu làm 1.400m2 lúa nước, người Rục cả vùng được mời về bản Yên Hợp xem bộ đội vỡ đất, be bờ giữ nước. Ông Trần Trung Trực đi theo máy cày để cán bộ biên phòng hướng dẫn cách cày đất, rồi lên đồn xem cách ngâm ủ giống. Ngày gieo lúa, người dân kéo đến khá đông nhưng vẫn chưa ai hiểu bộ đội trồng cây gì giữa vùng đất bập bõm nước ấy. Gieo xong, vài ngày bộ đội ra thăm lúa một lần, ông Trực cũng đi theo để được hướng dẫn thêm. Lúa chín vàng óng, bộ đội lại đến các bản thông báo cho bà con đến xem.

Nhìn bộ đội hướng dẫn ông Trực gặt lúa rồi phơi lúa, người Rục cười khúc khích vì thấy lạ. Sau những bữa cơm mới, ông Trực cười vui: “Sau 50 năm rời hang đá, người Rục miềng mới có bữa cơm mới. Nhờ bộ đội dạy thêm cho con cháu miềng trồng lúa nước có gạo mà ăn, đất thung lũng rộng ma”.

Với phương châm “4 cùng” và cầm tay chỉ việc cho đồng bào, Bộ đội Biên phòng Đồn 585 đã bám dân, hướng dẫn bà con biết cách cày đất, biết cách ngâm ủ hạt giống, chăm bón để cây lúa tốt tươi. Với dự án xây dựng đập nước Rục Làn, Bộ đội Biên phòng đã tổ chức khai hoang trên những triền núi đá vôi chênh vênh để làm 10ha lúa nước cho bà con. 10ha lúa nước được chia theo đầu người, sau đó giao cho từng tổ (mỗi tổ khoảng 10 hộ cùng Bộ đội Biên phòng) sản xuất. Trong năm 2011, người Rục đã có 2 “mùa vàng” rộn ràng ở các bản khi năng suất lúa vụ đạt từ 30-40 tạ/ha.

Khi đến gặt lúa cùng bà con người Rục, ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đánh giá: “10ha lúa nước đối với vùng xuôi chưa phải là lớn, nhưng 10ha ở vùng cao Thượng Hóa lại rất có ý nghĩa. Nó tạo ra một bước phát triển cho đời sống đồng bào Rục”.

Theo Đại tá Dương Ngọc Bội, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, có những hộ gia đình người Rục đã thu được gần tấn thóc sau mùa gặt. Đối với người dân, đây là mơ ước trong đời vì chưa bao giờ họ có trong nhà vài trăm kg thóc. Có người bưng bát cơm lúa mới đầu tiên đã không kìm được nước mắt. Họ biết ơn Bộ đội Biên phòng đã giúp họ có bát cơm ngon và chấm dứt cảnh trèo đèo, lội suối hàng chục km để làm rẫy, hái lượm trong rừng.

(Theo VOV)

(Theo VOV)

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !