“Một thuở thanh xuân” của nhà báo Trường Phước bên bè bạn…

Nhiều khán giả truyền hình vẫn chưa quên cố nhà báo Trường Phước – gương mặt bình luận thời sự một thời của Đài Truyền hình Việt Nam, với những phân tích sắc sảo, gây ấn tượng về các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.

Mọi người cũng biết ông là người đầu tiên có ý tưởng về ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Tuy nhiên ít người biết rằng, ông cũng gửi những “tiếng lòng” của mình trong nhiều bài thơ của mình. Một phần trong số đó vừa được “hé lộ” trong một tập thơ chung của ông và 2 người bạn văn chương... 

Thơ của “hai người quen”... và của một người “chưa quen”, nhưng đều đáng yêu...

{keywords}
“Một thuở thanh xuân” của nhà báo Trường Phước bên bè bạn…

Lập thu năm nay, Huyền Dung, đồng nghiệp ở CP 90 và là vợ của Trường Phước (1948-2004) tặng tôi tập thơ “đặc biệt” có nhan đề “Một thuở thanh xuân”. Nó “đặc biệt” là vì đây là một tập thơ của ba người viết trong tuổi thanh niên, và quen nhau vì hai cuốn sổ tay văn học của chàng sinh viên Nguyễn Trường Phước.

Chính Châu La Việt là người có sáng kiến làm tập thơ này. Trong lời mở đầu tập thơ, Châu La Việt kể rằng năm 1969, vừa học hết cấp III, anh tình nguyện đi Bộ đội. Trường Phước lúc ấy đang là sinh viên khoa Văn, tăng anh hai cuốn “sổ tay Văn học” - một hình thức ghi chép mà học sinh và sinh viên yêu môn Văn thường dùng. Hai cuốn sổ tay ấy theo anh vào chiến trường và được anh tặng lại cho một người thủ trưởng cũng có máu văn chương.

Đất nước hết chiến tranh, gặp lại thủ trưởng cũ, mới biết hai cuốn sổ tay văn học ấy được truyền cho chiến sĩ pháo 37 ly Lê Hoài Nguyên chiến đấu ở Lào.

Trong lời dẫn, Châu La Việt không nói thêm về việc sau này bộ ba Phước – Nguyên – Việt sống với nhau thế nào. Nhưng với việc có một tập thơ in chung (phần thơ của Trường Phước do vợ Trường Phước cũng là một nhà báo cung cấp) có lẽ cũng đã nói lên tất cả.

Hai người bạn - tác giả Lê Hoài Nguyên và Châu La Việt

Tôi biết Thái Kế Toại qua một người bạn cùng khoá 14 Phạm Hải Triều, đi lính cùng thời với Toại (lứa sinh viên 69-71) sau về học cùng khóa 18 với Toại. Lúc đó Toại (Lê Hoài Nguyên) đang sống ở Ngõ Trạm (gần chợ Hàng Da), Hà Nội.

Toại là người kể chuyện có duyên và có lẽ cái duyên kể chuyện của anh giúp anh rất nhiều trong công việc sau này, khi anh làm ở A25 Bộ Công an rồi chuyển sang làm Điện ảnh Công an.

Tôi không thân với Toại bằng Hải Triều. Nhưng có lẽ cả hai đều quý trọng nhau vì có nhiều điểm chung. Trong lời tự bạch, Lê Hoài Nguyên (Thái Kế Toại) nói rằng những vần thơ đời lính sinh viên được viết trong “phần đời đẹp nhất của chúng tôi”.

Tôi tin như vậy.

Hai mươi tám bài thơ của Lê Hoài Nguyên in trong tập này không phải bài nào tôi cũng thích. Nhưng phải nói bài nào cũng chân thật, tin yêu… trong sáng.

Tôi thích bài thơ “Viên đạn” (pháo cao xạ) của anh vì cái kết bất ngờ của nó: 

...Cái cuối cùng

Cái cuối cùng viên đạn của ta

Ta góp cho đời một chiếc lọ hoa...

Tôi đọc rất kỹ bài thơ Châu La Việt viết về Người Mẹ của mình. Và đọc khá kỹ những bài thơ anh viết về đời lính, không chỉ sục sôi vì cái nghĩa lớn của dân tộc, mà còn vì một nỗi niềm riêng... Nhưng chỉ xin trích ra đây một bài thơ thoạt nghe rất lãng mạn “Hoa sữa mùa thu” viết trong một ngày người lính tình nguyện quân rừng Lào bất chợt gặp hoa sữa mùa thu Hà Nội. Và nhớ người bạn đã hy sinh khôn nguôi:..

…Bỗng hôm nay nghe tin bạn đã khuất

Qua trận địa tay cầm từng nắm đất

Ngỡ hòn đất này vừa chôn cất bạn xong…

…Hòn đất này chẳng gì thể nặng hơn

Tôi đắp vào công sự

Như có bạn vẫn chiến đấu cùng

Như khẩu độị bạn vẫn đang đứng đó…


“Tiếng lòng” thời thanh xuân của nhà báo Trường Phước

Mở đầu phần thơ của Nguyễn Trường Phước là bài thơ mang tên một loài hoa rất bình dị: Vạn Thọ.

…Tôi lơ đãng 30 năm

Mới quay về vùng đất gần trăm cây số

Để sống lại một ngày bỡ ngỡ

Náo nức bàn chân lên giảng đường…

Là người nhiều tuổi hơn cả trong ba tác giả thơ, Trường Phước có vẻ như đủ tư cách thay mặt bạn mình, cảm ơn những “giảng đường lớn” của cuộc đời đã dạy họ thành Người.

{keywords}
“Một thuở thanh xuân” của nhà báo Trường Phước 

Là người thích thơ Mai-a-cop-xki, lại có thời gian tu nghiệp ở Đức, con giai của một người tinh thâm Hán học, Trường Phước là một nhà báo bộc trực, thẳng thắn nhưng cũng uyển chuyển.

Tôi thật sự biết anh từ đám cưới của anh với Huyền Dung (thật may đợt ấy tôi nghỉ phép từ Nam ra Hà Nội). Sau này nhiều dịp gặp nhau, trong đó có việc tôi cùng anh phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỷ niệm lần thứ 35 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại 30 Hoàng Diệu Hà Nội.

Tôi có một người anh rể, kỹ sư Trần Tuấn Thanh (ĐH Bách Khoa HN) làm chủ nhiệm một đề tài khoa học cấp Nhà nước 52/01 “Chế tạo bộ đôi vòi phun bơm cao áp xe IFA W50”. Trong một cuộc hội thảo khoa học của đề tài ở Hà Nam Ninh, tôi giới thiệu Trường Phước với anh và gợi ý: anh nên để Trường Phước là một trong những người chủ trì hội thảo. Và Trường Phước đã “làm tròn vai trò” của mình. Từ đó, hai người thân nhau.

Tôi trọng Trường Phước về nghề nghiệp nhưng không nghĩ anh hay làm thơ và có nhiều bài thơ hay in trong tập thơ này. Chỉ xin trích ra đây môt đoạn trong bài thơ “Quả thị cùng với cô Tấm của anh” (viết ngày 5/6/1970):

…Uống nữa Tấm ơi nắng đậm nắng hanh

Sao em khóc mắt anh nhoà theo đấy

Em thử hát cái khúc nào vui ấy

Ướp hương thị vàng thơm bay, thơm bay…

Một lần, ở Cần Thơ, tôi tá túc trong một dãy nhà cấp 4 (số 1 Hai Bà Trưng) cạnh phà sang Xóm Chài (bên kia sông Cần Thơ). Tôi đang nghêu ngao hát: “Em đi mau kẻo lỡ chuyến phà đêm qua bến bắc Cần Thơ…” thì Trường Phước đến, mời tôi hôm sau dự một hội thảo do VTV tổ chức. Tôi đến dự và khi nghe Trường Phước phát biểu xong thì ra về. Sau Trường Phước trách không ở lại “dự bữa cơm thân mật”… Tôi nói nửa đùa nửa thật: “Tôi đến để nghe Ông phát biểu là chính, còn việc phản ánh hội thảo thì ‘quân’ của tôi làm là được”…

Hôm nay đọc lại những bài thơ Trường Phước viết, mới thấy thêm một “hồn thơ” Văn khoa. Không phải ngẫu nhiên mà người biên tập thơ lại chọn bài thơ “Vạn thọ” để mở đầu phần thơ của Trường Phước trong tập thơ này. Đây là bài thơ Trường Phước viết ngày 29/5/2000 khi trở lại Tràng Dương, Đại Từ, Thái Nguyên, nơi khoa Văn Đại học Tổng họp Hà Nội sơ tán những năm chống Mỹ. Anh tự trách mình:

…Tôi lơ đãng 30 năm

Mới quay về vùng đất gần trăm cây số

Để sống lại một ngày bỡ ngỡ

Náo nức bàn chân lên giảng đường…

Một dòng hồi tưởng thật hay:

…Bờ suối chiều nào tôi thơ thẩn

Mong người bên kia núi mắt đen

Cơn gió lạ qua tim

Nhớ ít tưởng nhiều

Loà nhoà câu thơ non dại…

Có vẻ như với “nàng thơ”, Trường Phước lúc nào cũng non dại. Dấu chân người phóng viên truyền hình đi khắp “năm châu bốn bể”, đi đến đâu anh cũng làm thơ. Hết “Mơ xưa Ấn Độ” lại đến “Một thoáng thảo nguyên”, “Những cây thông Xibir”, “Một ghi chép Mạc Tư Khoa”… Nhưng dù đi đâu, Trường Phước cũng tự hào về quê hương mình, Tổ quốc Việt Nam của mình:

...Chao, cái vùng xa xôi

Một thoáng gặp in lòng ta vết bỏng

Tình yêu cay đắng, tin tưởng

Cao thiêng như là Quê hương

(bài thơ “Một thoáng thảo nguyên”)

Và một câu kết với lối so sánh hơi lạ:

…Tôi là con sơn ca nâu, tôi sinh từ mẹ

Đất bay đi đâu cũng là Đất vô cùng.

Thơ là “tiếng lòng”. Con sơn ca nâu Trường Phước có khá nhiều bài thơ “Không đề”. Dường như những bài thơ ấy Trường Phước muốn gửi gắm những suy tư, trăn trở của mình về cuộc đời.Và bạn nào muốn tìm hiểu kỹ, xin hãy tìm đọc. Chỉ xin trích sau đây một đoạn kết trong bài thờ “Không đề 4” có vẻ như rất đúng với tính cách trong đời thường của Trường Phước:

…Long lanh tình yêu, long lanh nỗi buồn,

Long lanh cả những điều tiếc nuối

Mắt người thương buông con sóng không cùng

Cuốn anh đi lẫn rụt rè bối rối

Cửa mặt trời đâu cứ mở đằng đông

Thơ là “tiếng lòng” nên Trường Phước có những câu thơ thật đằm thắm nói về Huyền Dung, cô phóng viên Đàì phát thanh Giải phóng xưa kia:

…Tôi qua sông biển mông rừng

Trong mơ người cũng đi cùng bên nhau

Tôi quen phiêu bạt con tàu

Người như bến cảng trước sau tìm về

Tôi lang thang trận gió hè

Người xanh bờ bãi chở che dịu dàng…

Dường như tôi có ưu ái hơi nhiều Trường Phước khi nói vê tập thơ in chung Nguyễn Trường Phước - Lê Hoài Nguyên - Châu La Việt…

Cũng phải thôi, nếu không có hai cuốn “sổ tay văn học” của Trường Phước…

Trương Cộng Hòa

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !