Mới vụ MH370: Mở rộng vùng tìm kiếm tới điểm nghi vấn mới
-
21:38: Một công ty mất tích 20 nhân viên vì có mặt trên chuyến bay
Phát biểu trước báo giới hôm 9/3, một người phát ngôn của công ty chip máy tính Freescale, có trụ sở tại Austin, Texas, Mỹ xác nhận 20 nhân viên của mình đã có mặt trên chuyến bay MH370 bị mất tích, trên hành trình đi dự hội thảo tại Trung Quốc.
Trong số 20 người này, có 12 người đến từ Malaysia, 8 người còn lại từ Trung Quốc, làm việc tại các cơ sở của họ ở các quốc gia này.Theo Yahoo News, ông Philip Wood, 50 tuổi, cựu giám đốc tại IBM, đã từng sinh sống tại Bắc Texas trước khi chuyển đến Bắc Kinh, cũng là hành khách trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines hôm 7/3. – Theo Tiền phong
-
20h44: Huy động vệ tinh VINASAT-1 chụp ảnh lúc 10h30 ngày mai
Ông Chu Xuân Huy - Trưởng phòng Quản lý và khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh thuộc Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), cho biết: Sau khi được tin về vụ mất tích máy bay MH-370 của hãng hàng không Malaysia Airline tại khu vực gần đảo Thổ Chu của VN, Viện KHCNVN phối hợp với Cục Viễn thám (Bộ TNMT) - đơn vị được giao khai thác vệ tinh VINASAT-1 phục vụ nghiên cứu khoa học về môi trường, đã yêu cầu Trung tâm chụp ảnh toàn bộ khu vực được nghi máy bay mất tích.
Theo đó, trong khoảng 1 giờ (vào lúc 10h30 - 11h30 ngày 11/3), vệ tinh VINASAT-1 sẽ bay qua khu vực đảo Thổ Chu, Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ sẽ chụp những bức ảnh từ vệ tinh khu vực này. Tầm bao quát của ảnh chụp từ vệ tinh có khả năng chụp tới 400km chiều dài, chiều rộng tối đa khoảng 17m, độ phân giải lên tới 2,5m.
Hiện khu vực nghi vấn máy bay mất tích khá rộng, trong khi các nguồn tin liên quan đều chưa xác định chính xác vị trí mất tích của máy bay. Ông Huy cho biết, sau khi có kết quả chụp từ vệ tinh, Viện KHCN VN sẽ công bố để các cơ quan tham gia tìm kiếm cứu nạn có thêm dữ liệu làm cơ sở tiếp tục tìm kiếm. Theo Lao Động.
-
20h: Phát ngôn viên Cơ quan Thi hành Hàng hải Malaysia thông báo mẫu dầu lấy từ vệt dầu loang ngoài khơi Malaysia không phải là từ máy bay bị mất tích bí ẩn của hãng hàng không Malaysia Airlines.
“Dầu này không phải là loại dùng cho máy bay”, Phát ngôn viên Cơ quan Thi hành Hàng hải Malaysia Faridah Shuib cho biết, đồng thời khẳng định đây là dầu cho tàu thuyền.
Còn thông tin về những mảnh vỡ nghi là kim loại trên biển Vũng Tàu, ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết, một tàu chờ container đang hành trình Nam ra Bắc đi qua khu vực đã nhận được yêu cầu tìm kiếm. Tàu này tìm kiếm từ 17h30 – 18h, nhưng vẫn không phát hiện thấy bất kể đồ vật gì như thông báo của phía Hồng Kông.
“Đây là khu vực có nhiều tàu cá của ngư dân hoạt động, nên có thể đó là những miếng xốp hoặc nilon do tàu của ngư dân để lại, máy bay bay cao nên khó xác định”, ông Chiến nói với PV Tiền Phong.
Củng cố nhận định về các mảnh vỡ rơi ở vùng biển Vũng Tàu không phải là của máy bay, trao đổi với báo GTVT, ông Đỗ Quang Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay VN cho rằng rất khó xảy ra tình huống này. Bởi theo ông Việt, nếu có các mảnh kim loại to rơi rất gần biển Vũng Tàu thì rada phải nhận biết được. Nhưng trên toàn hệ thống, không ghi nhận một thông tin nào từ rada về các vụ nổ cũng như sự cố hoạt động bay. -
19h15: Thứ trưởng GTVT: "Rất buồn vì giờ vẫn chưa có tin về máy bay mất tích"
Ông Phạm Quý Tiêu - Thứ trưởng Bộ GTVT
Trong cuộc họp báo được tổ chức tại Đài kiểm soát không lưu Phú Quốc vào lúc 19h15', ông Phạm Quý Tiêu - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: "Rất buồn khi tới lúc này vẫn chưa có thông tin về máy bay bị mất tích".
Ông cũng cho biết rằng trong hôm nay đội tìm kiếm đã phát hiện một vật, nhưng khi trục vớt thì đó không phải là mảnh vỡ liên quan đến chiếc máy bay mất tích.
Ông khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức tìm kiếm đến khi nào vấn đề được sáng tỏ, và sẽ sử dụng hết khả năng tìm kiếm.
Thứ trưởng Tiêu cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã cấp phép cho 4 quốc gia là Malaysia, Mỹ, Singapore và Trung Quốc tổ chức tìm kiếm ở Việt Nam, với số lượng 30 máy bay và khoảng 40 tàu các loại. Ngày mai phạm vi tìm kiếm cũng sẽ được mở rộng hơn.
Theo Thứ trưởng Tiêu, 8h sáng ngày mai tại Đài kiểm soát không lưu Phú Quốc sẽ diễn ra cuộc họp giữa các đơn vị và tỉnh để triển khai các công tác tiếp theo.
Trước câu hỏi của PV rằng "Liệu các PV quốc tế có được theo các chuyến bay đi tìm kiếm?", Thứ trưởng cho biết trong ngày hôm nay đã có một số PV của các hãng thông tấn nước ngoài đã được đi theo lực lượng tìm kiếm rồi. Trong cuộc họp 8h sáng mai sẽ quyết định đi tìm kiếm bằng phương tiện gì, từ đó sẽ quyết định bố trí cho các PV đi theo như thế nào vì "không thể cùng một lúc bố trí cho tất cả PV”
Trước câu hỏi đề nghị nhận định về các mảnh vỡ được phát hiện tại bờ biển Vũng Tàu, ông Tiêu cho rằng: "Với dự đoán của chúng tôi thì khó có khả năng tàu bay bay được đến khu vực đó".
Ông khẳng định, cho đến lúc này mọi thông tin liên lạc giữa hàng không, không quân, cảnh sát biển rất chặt chẽ, đảm bảo một cách tốt nhất, thuận lợi nhất cho công tác tìm kiếm cứu nạn. Ngày mai sẽ cố gắng cung cấp thông tin mỗi ngày 2 lần cho báo chí để đảm bảo chính xác.
-
19h: Lịch tìm kiếm máy bay MH 370 mất tích ngày 11/3
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho PV Infonet biết, ngày mai 11/3, Việt Nam tiếp tục tổ chức tìm kiếm máy bay MH370 của Malaisia mất tích sáng ngày 8/3.
Ngày 11/3, Việt Nam sẽ huy động tàu để tìm kiếm tại khu vực phía nam vĩ độ 8. Về tàu tìm kiếm sẽ chia thành 2 tổ. Tổ 1 tìm kiếm từ nam vĩ độ 8 đến khu vực đã tìm kiếm của ngày 9/3. Tổ 2 tìm kiếm phía Đông khu vực tìm kiếm 9/3, mở đều ra 2 bên đường bay từ điểm igari (điểm được đánh dấu ở vị trí máy bay Malaysia biến mất khỏi màn hình radar) đến Tân Sơn Nhất.
Còn lực lượng không quân tiếp tục tìm kiếm khu vực từ phía Nam đảo Thổ Chu từ vĩ độ 7 mở rộng ra phía Đông đến kinh độ 16, đồng thời điều tàu xác minh khu vực Đông Nam đảo Ô Cấp cách Vũng Tàu 32 hải lý.
-
Khu vực được cho là có nhiều mảnh vỡ
18:10: Các tàu vẫn tiếp tục tìm kiếm trong đêm
Trong khi các máy bay đang trên đường về căn cứ thì các tàu vẫn tiếp tục tìm kiếm trong đêm.
Trước thông tin Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu báo là nhận được thông tin có nhiều mảnh vỡ nổi trên vùng biển địa phương , Cục trưởng Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật khẳng định: "Chúng tôi đang cho lực lượng chức năng đi xác minh đó là cái gì" -Theo Tiền phong
-
18 giờ: Kết thúc ngày tìm kiếm thứ 3: Chưa có kết quả khả quan
Kết thúc ngày tìm kiếm thứ ba, ông Đoàn Hữu Gia - Phó Tổng giám đốc TCT Quản lý bay VN đánh đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả khả quan, mặc dù các đơn vị tham gia tìm kiếm rất tích cực. Hiện, các tàu bay đang trên hành trình bay về căn cứ mà chưa có thêm thông tin nào.
Ngày mai, 11/3, diện tích tìm kiếm sẽ mở rộng vào khoảng 136 nghìn km 2. Hôm nay, đã có 9 máy bay và 7 tàu tham gia tìm kiếm tại các khu vực nghi vấn – Theo Giao thông
- 17 giờ 40: Tần suất bay tìm kiếm khá dầy nhưng đảm bảo tuyệt đối an toàn
Trước thông tin có quá nhiều máy bay tìm kiếm trên vùng biển phía Nam Việt Nam có thể gây mất an toàn đối với tàu bay dân dụng và thậm chí không loại trừ có va chạm giữa các tàu đang làm nhiệm vụ, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không VN khẳng định không thể xảy ra tình huống này.
Theo ông Thanh, các tàu bay tìm kiếm cứu nạn bay ở tầm thấp trong khi tàu bay dân dụng bay ở độ cao khoảng 10 nghìn mét. Việc va chạm là không thể xảy ra. Còn với hoạt động tìm kiếm, cơ quan chỉ huy đã điều phối và phân vùng hoạt động để đảm bảo tuyệt đối an toàn. - Theo Giao thông -
17h35: Trao đổi với PV Infonet, ông Lê Văn Chiến - Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin một máy bay của Hồng Kông phát hiện các mảnh vỡ ông đã thông báo tới Các công ty dịch vụ dầu khí, bộ đội biên phòng, đặc biệt là các tàu cá đang hoạt động tại vùng biển này và yêu cầu chú ý tìm kiếm. Tuy nhiên đến lúc này vẫn chưa có thông tin gì mới về các mảnh vỡ này.
- 17 giờ 30: 2 vùng đang tìm kiếm cách nhau 500 km - tương đương nửa giờ bay
Sau khi liên tiếp nhận được thông tin nghi tìm được các vật, mảnh vỡ liên quan tàu bay tại các vùng tìm kiếm khác nhau. Báo Giao thông đã trao đổi với ông Lê Văn Chiến - Giám đốc cảng vụ hàng hải Vũng Tàu.
Ông Chiến cho biết: Từ đảo Thổ Chu tới vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu cách khoảng 275 hải lý tương đương 500 km. Tức là phải mất hơn nửa tiếng bay nếu máy bay bay với tốc độ thông thường là 1.000 km/h.
Với thông tin này, phóng viên nhận thấy, khả năng các mảnh vỡ tàu bay vừa được Hồng Kông phát hiện và vật nghi xuồng cứu sinh tại Thổ Chu liên quan đến nhau là không thể. - Báo Giao thông
-
17h30 chiều 10/3, Đại tá Trần Văn Lâm, Sư đoàn phó Sư đoàn 370 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam cho biết trực thăng MI 171 số 02 chiều nay về Phú Quốc. Sáng mai, các đội bay sẽ tập hợp ở Cà Mau và bắt đầu ra biển tìm kiếm lúc 6-7h nếu nhận được tọa độ nghi vấn.
Theo đại tá Lâm, có trên 30 người của 3 đội bay xuống Cà Mau tham gia tìm kiếm cứu nạn. - VNExpress
-
PV Infonet điện thoại: 5h15' tại Đài kiểm soát không lưu của sân bay Phú Quốc đang tập trung rất nhiều PV của các cơ quan báo chí. Một số PV nước ngoài cũng đã tới đây để đưa tin về sự kiện này. Trong chiều nay Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu sẽ có mặt tại đây và cung cấp các thông tin mới nhất sau khi trở về từ vị trí tìm kiếm
-
Các phương tiện tàu thủy hoạt động trên biển cũng được huy động tham gia tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay bị mất tích. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN). Xem thêm những hình ảnh ngày thứ 3 tìm kiếm TẠI ĐÂY
- 17 giờ: Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu thông báo khẩn cho tàu thuyền qua vùng biển vừa được máy bay Hồng Kông báo thấy mảnh vỡ tàu bay phối hợp cảng vụ triển khai tìm kiếm.
Ông Lê Văn Chiến - Giám đốc cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết Nhận được thông tin, cảng vụ Vũng Tàu đã thông báo đến Bộ đội biên phòng, các lực lượng cứu hộ tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt thông báo đến các thuyền của ngư dân đang hoạt động trên vùng. Công tác triển khai rất nhanh chóng. - Theo Giao thông
-
16h 40 phút, tại Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã xác nhận, sau khi tàu HQ 637 tiếp cận khu vực do nước bạn Singapore thông báo phát hiện có vật thể màu vàng trôi dạt nghi là phao cứu sinh, tàu HQ 637 đã trục vớt và xác định đó chỉ là nắp một cuộn cáp đã mọc rêu. Cũng theo Trung tướng Tuấn, dự kiến trong ngày mai, các đơn vị tìm kiếm sẽ mở sang khu vực phía Đông ( phía Tây đảo Côn Sơn đến phía Đông khu vực các đơn vị hiện đang tìm kiếm). “Các đơn vị tìm kiếm của Việt Nam đang nỗ lực hết sức bằng tất cả khả năng của mình. Khi tình huống khẩn cấp xảy ra, chúng tôi đang tập trung tìm kiếm, chưa tính đến nguồn kinh phí của Nhà nước, quân đội hay UBQG tìm kiếm cứu nạn cả. Tất cả vì sinh mạng con người” Trung tướng Tuấn nói.
- Báo Tuổi trẻ đưa tin: Lúc 15g40, trực thăng Mi 171 số hiệu 8431, cất cánh từ Sân bay quân sự Cần Thơ đã hạ cánh xuống Sân bay Cà Mau, chở theo nhiều cán bộ để tăng cường cho lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn đang trú đóng tại đây.
Đây là loại máy bay hiện đại, có khả năng bay liên tục trên biển 5 tiếng đồng hồ, có hệ thống chụp ảnh, ghi nhận tín hiệu hiện đại.
Đại tá Lê Kim Toàn, Lữ đoàn trưởng không quân 918 cho biết sáng mai (11-3), hai máy bay này sẽ bay đến vị trí nghi máy bay Malaysia mất tích.
Trong hình: Máy bay của của cảnh sát biển Việt Nam từ Hải Phòng đã đến khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất chiều 10-3 - Ảnh: Viễn Sự
-
Hồng Kông cho biết, cơ quan không lưu báo rằng, có một tàu bay của Hồng Kông thấy rất nhiều mãnh vỡ chưa xác định, trên khu vực viển cách Vũng Tàu 60km về phía Đông Nam. Các lực lượng cứu hộ đang xác minh thông tin trên.
Tiền Phong đưa tin -
Pv Zing News đưa tin: Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục hàng không, khẳng định, không có chuyện tàu HQ 637 vớt được xuồng phao cứu sinh tại vị trí cách đảo Thổ Chu 130 km về phía Tây Nam, PV Nguyễn Vũ cho biết.
PV Trà Nguyễn điện về: "Trước đó, tàu HQ 637 đang ở gần khu vực có vật thể lạ nghi xuồng phao cứu sinh mà phía Malaysia yêu cầu Việt Nam tiếp cận. Tàu này đã tiếp cận vật thể và xác định là vỏ hộp cáp đã đóng rêu (không liên quan đến máy bay rơi). Do không vớt vật thể này nên tàu quay về. Tuy nhiên, do có nhiều thông tin không rõ ràng nên phía Việt Nam yêu cầu HQ 637 quay lại trục vớt tránh những tàu khác lại hiểu nhầm về vật thể mới"
- Trao đổi qua điện thoại, một tiếp viên hàng không giầu kinh nghiệm cho chúng tôi biết, nếu máy bay hạ cánh trên biển được, nở được cửa thì thuyền phao mới bung. Cũng vì phân tích này, chị đánh giá khả năng vật nổi tìm được là phao cứu sinh chỉ là 1 vài phần trăm nhưng nếu đúng thì thật may mắn - Giao thông vận tải
- Báo Giao thông vận tải tiếp tục thông tin: Từ Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải 3, ông Phạm Hiển - Giám đốc cũng cho biết đang khẩn trương xác minh lại thông tin vật nổi vớt được là cuộn cáp hay phao cứu sinh. Thông tin từ Hải quân Vùng 5 cũng cho biết, nếu tàu vớt được vật nổi thì thông tin đầu tiên sẽ được báo cho lực lượng chỉ huy trực tiếp tại biển sau đó mới báo về Vùng. Do vậy, cũng chưa có thông tin chính xác.
Bất cứ tín hiệu nào của sự sống cũng vô cùng quý giá. Bởi nếu phao cứu sinh thoát được ra ngoài thì tàu bay không nổ tung và hy vọng vẫn còn
-
Phóng viên Nguyễn Tiến Hưng cho biết, lúc 15 giờ 40 phút ngày 10/3, Trung đoàn không quân 917 điều động tăng cường máy bay Mi 171 mang số hiệu 8413 đến Sân bay Cà Mau, để kịp thời cứu nạn máy bay Malaysia mất tích.
Đại tá Trần Văn Lâm, Sư đoàn phó Sư đoàn 370 Không quân cho hay, chiếc trực thăng được điều động tăng cường cho công tác cứu hộ trên biển tại mũi Cà Mau.
Hiên nay, tại Sân bay Cà Mau có 2 chiếc trực thăng sẵn sàng xuất phát khi có lệnh. - Tiền phong
- 15 giờ 55 phút: Tàu Hải quân 637 đã vớt được xuồng cứu sinh. Thiếu tướng Lê Minh Thành - Tư lệnh Phó quân chủng hải quân đang liên lạc xem có người trên xuồng không và cố gắng xác định tọa độ chính xác nhất.
Thông tin tiếp tục được xác minh rõ hơn, tín hiệu liên lạc đang chập chờn. Ngoài khơi các tàu liên lạc bằng VHF, sóng di động không rõ. Việc kết nối thông tin giữa hải quân và không quân cũng khá khó khăn. - Báo Giao thông vận tải
Chi tiết xem TẠI ĐÂY -
Tiền phong đưa tin: Người thân của Firman Chandra Siregar - một hành khách người Indonesia trên máy bay bị mất tích, theo dõi thông tin về vụ việc qua truyền hình tại nhà của họ ở Medan (Indonesia) vào hôm qua. Ảnh: The New York Times
-
2 tàu bay đã xuất phát ra biển, hướng về đảo Thổ Chu với nhiệm vụ vớt bằng được vật nổi nghi ngờ. Trước đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã giao nhiệm vụ cho Cục Hàng không VN chịu trách nhiệm kết nối, theo dõi, thực hiện và báo cáo việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Nếu tìm được, việc cứu nạn, trục vớt do Cục Hàng hải VN chủ trì. Theo thứ trưởng, đây là lần triển khai lực lượng lớn nhất từ trước đến nay, trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn sau những lần diễn tập.
Trong lúc tập trung tìm kiếm, vẫn rất cần chuẩn bị các phương án để nếu phát hiện máy bay mất tích, Việt Nam có thể chủ động thực hiện công tác cứu nạn tốt nhất, Thứ trưởng nói. - Báo Giao thông vận tải
-
Anh Alif Fathi Abdul (phải), một thương nhân người Malaysia khẳng định, anh đã nhìn thấy ánh sáng trắng được cho là máy bay mất tích đang hạ thấp độ cao và bay về phía Biển Đông vào 1h45 ngày 8/3 (giờ địa phương) - Tiền phong đưa tin
-
Tàu Việt Nam dự kiến 4 rưỡi chiều nay tiếp cận vị trí nghi có xuồng cứu sinh. Hình ảnh vật nghi là xuồng cứu sinh của tàu bay dân dụng và khu vực phát hiện (Ảnh: GTVT)
-
PV có mặt trên chuyến bay do Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng trung đoàn 917 (Sư đoàn 370) làm cơ trưởng ra vùng biển vừa phát hiện vật nghi là xuồng. Zing news cập nhật cho biết.
-
"Trong nỗ lực tìm kiếm tung tích chiếc máy bay mất tích, lúc 13h40' Malaysia phát hiện 1 xuồng cứu hộ trôi dạt trên biển cách đảo Phú Quốc khoảng 224 km và yêu cầu Việt Nam hỗ trợ", thông tin trên báo Giao thông vận tải cho biết.
2 tàu bay của Việt Nam đang có mặt tại Phú Quốc chuẩn bị xuất phát.
Thủy phi cơ tiếp dầu tại Phú Quốc để chiều nay bay tìm kiếm Trưa nay, cả Việt Nam và Malaysia cho biết chiều sẽ có kết quả xét nghiệm vệt dầu loang có phải là dầu máy bay hay không.
- Tin nóng nhất: Malaysia phát hiện 1 xuồng cứu hộ trôi dạt trên biển cách đảo Phú Quốc khoảng 224 km và yêu cầu Việt Nam hỗ trợ. 2 tàu bay của Việt Nam đang có mặt tại Phú Quốc chuẩn bị xuất phát - Giao thông vận tải
-
Xuất hiện vật thể gần giống phao cứu sinh gần khu vực nghi có vết dầu loang
-
8 giờ 25 phút, chiếc thủy phi cơ cất cánh từ sân bay Phú Quốc tới khu vực có vật thể giống cửa thoát hiểm của máy bay Malaysia mất tích được phát hiện hôm qua. Sau gần một giờ đồng hồ bay xung quanh khu vực nghi vấn, đoàn công tác không tìm thấy.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm vật thể giống cửa thoát hiểm máy bay mất tích, đoàn lại phát hiện thêm một vật thể khác gần khu vực trên. Vật thể có hình chữ nhật, ước tính dài 2m, rộng 1,5m, màu vàng, trôi khá nhanh ở gần khu vực nghi có vết dầu loang tại tọa độ: 07 độ 46’ 50’’ E – 102 độ 57’ 18’’ N.
Ngay khi phát hiện, tổ bay đã điều khiển máy bay quay lại nhưng không thể tìm thấy. Theo Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân, trưởng đoàn công tác, không giống như tìm kiếm trên bộ, tìm kiếm trên biển rất khó khăn, đặc biệt khi vật thể đó quá nhỏ và trôi khá nhanh. Thông tin trên QĐND online cho biết.
-
Ảnh: Trực thăng MI-171 và thủy phi cơ DHC6 tại sân bay quốc tế Phú Quốc.
-
Theo phóng viên TTXVN tại Anh, trong quá trình rà soát toàn bộ giấy tờ được sử dụng trên chuyến bay mất tích MH 370 của hãng hàng không quốc gia Malaysia, Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) tiếp tục phát hiện thêm một số "hộ chiếu khả nghi" nữa và Interpol tiếp tục kiểm tra.
Tại Sở chỉ huy tiền phương tại trạm kiểm soát không lưu sân bay Phú Quốc (Kiên Giang), rất nhiều PV trong nước và quốc tế đang chờ họp báo để được thông tin cập nhật về công tác cứu hộ máy bay của Malaysia mất tích.
-
Thủy phi cơ VN đang tiếp cận "vật thể lạ" nghi từ máy bay mất tích
-
13h chiều nay, 10/3, trực thăng Mi-171 sẽ đưa thứ trưởng Phạm Quý Tiêu ra hiện trường.
Tàu của Hải quân Việt Nam vừa đưa đội thợ lặn tinh nhuệ ra biển tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Công tác tìm kiếm đang được mở rộng.
"Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - cho biết hiện đã cho phép 2 tàu Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam tìm kiếm cứu nạn. Đây là 2 tàu quân sự, trên tàu có rất nhiều tàu nhỏ và giàn đỗ trực thăng. Như vậy, 2 tàu này vào hoạt động sẽ có thêm rất nhiều tàu nhỏ và 2 chiếc trực thăng đi kèm", theo Giao thông vận tải, Tienphong.vn.
-
12h20: Trong chiều nay, 2 máy bay AN 26 sẽ thực hiện các chuyến bay tìm kiếm ở khu vực mở rộng mới về phía Đông Bắc. Trong khi đó, lực lượng chính vẫn tiếp tục tìm kiếm ở khu vực phát hiện vật thể lạ chiều qua.
Máy bay NN 26
Hiện thủy phi cơ của Hải quân đang bay rà soát khu vực cách đảo Thổ Chu khoảng 200km. Tổ tìm kiếm đã phát hiện một số vật thể nhỏ chưa xác định và vết nước nghi là dầu loang khá rộng. Tienphong online dẫn tin cho biết.
-
11h24: “Hiện tàu HQ 627 ở Phú Quốc (Kiên Giang) đang sẵn sàng chở nhiên liệu cho tàu SAR 413, đưa các nhà báo trong nước và quốc tế ra hiện trường khu vực tìm kiếm có vật thể chưa xác định. Tại khu vực tìm kiếm có 3 máy bay AN26, một máy bay trực thăng Mi171, một thủy phi cơ DHC6 cùng 7 tàu đang tìm kiếm thực hiện trên biển”, tin từ Zing.vn.
-
Sáng 10-3, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ,Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến làm việc với Văn phòng Ủy Ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) về công tác TKCN máy bay MH 370 của Malaysia.
Đến ngày 9-3, Việt Nam đã sử dụng 7 máy bay (gồm 3 AN 26, 2 Mi 171, 1 DHC6, 1 CASA 212), bay 16 lần chuyến và điều 8 tàu các loại (SAR 413, SAR 272, CSB 2001, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774, HQ 888) tham gia tìm kiếm tại hiện trường. Số phương tiện trong ngày 10-3 tiếp tục được huy động tăng thêm để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN).
Ảnh: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nghe báo cáo kế hoạch tổ chức TKCN máy bay MH370 của Malaysia. Nguồn: QĐND
Theo đề nghị của phía Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đã cấp phép cho 3 tàu Trung Quốc và 1 tàu Hoa Kỳ vào TKCN. - Thông tin trên báo QĐND.
-
Thủy phi cơ DHC6 sáng 10/3 vừa mang theo một đội thợ lặn tinh nhuệ ra biển tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, yêu cầu lấy được vật thể nghi là ô cửa máy bay. Thông tin từ Zing.vn.
-
Đại tá Trần Văn Quang, cơ trưởng chiếc M171 mang số hiệu 02 cho biết, thời gian bay hơn 1 giờ để giúp Thứ trưởng Phạm Qúi Tiêu thị sát tình hình. Sau đó, chiếc trực thăng cứu hộ trên biển sẽ quay về sân bay Cà Mau. Thông tin trên báo Tiền phong.
-
Phương án tìm kiếm dự kiến sẽ mở rộng lên hướng Đông Bắc so với vị trí tìm kiếm ngày 8/3, (hướng mũi Cà Mau). Nếu phương án này được thông qua thì ngay trong chiều nay, máy bay và các phương tiện sẽ được điều động, phối hợp tìm kiếm mở rộng, phóng viên Hữu Việt báo Tiền phong cho biết.
Bộ Nội vụ Malaysia ngày 10/3 cho biết hai hành khách sử dụng hộ chiếu ăn cắp để lên chiếc máy bay bị mất tích đều có nhận dạng khuôn mặt "mang đặc trưng châu Á”. -
10h45: "Theo thông tin từ Sở chỉ huy Trung tâm Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, hai tàu của Trung Quốc được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong vụ máy bay Malaysia mất tích đang trên đường vào vùng biển của Việt Nam", PV Nguyễn Vũ thông tin trên Zing.vn.
-
Tàu của Việt Nam đã tiếp cận khu vực được trực thăng báo nhìn thấy miếng composit và thanh bằng ngang được cho là của máy bay lâm nạn nhưng chưa tìm thấy vật gì tương tự. Từ đêm qua, Mỹ nhận định vật được chụp ảnh không phải các mảnh vỡ từ máy bay. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm của phía Việt Nam vẫn triển khai hết sức quyết liệt, khẩn trương. Thêm 14 nghìn km 2 được mở rộng tìm kiếm. Thông tin từ báo GTVT.
Ảnh: Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu (ngoài cùng bên trái) tại đài chỉ huy sân bay Phú Quốc. Ảnh: GTVT
Ông Đoàn Hữu Gia, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Quảng lý bay Việt Nam-chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam, cho biết, tính đến 9 giờ sáng ngày 10/3, có 4 máy bay của Việt Nam và 7 tàu thủy của lực lượng hải quân và cảnh sát biển cùng 1 máy bay của Singapore đang tích cực tìm kiếm tại khu vực nghi có vật thể lạ.
Hiện 2 máy bay AN26 đang mở rộng khu vực tìm kiếm ở phía trên đảo Thổ Chu và phía Nam đảo Thổ Chu với tổng diện tích tìm kiếm lên đến khoảng 14.000km2.
“Mong muốn lớn nhất của tất cả các lực lượng là tìm thấy tất cả những vật liên quan đến tàu bay lâm nạn trong khu vực nghi vấn cũng như các khu vực lân cận. Dù nghi vấn vật thể đó là mặt trong của cửa sổ máy bay, nhưng cũng phải vớt được thì mới xác định có đúng hay không,” ông Gia nói.
-
Lúc 9 giờ 30 sáng nay, chiếc máy bay trực thăng Mi171 mang số hiệu 04, sẵn sàng cất cánh khi nhận được lệnh từ Sân bay Cà Mau.
Trực tại Đài chỉ huy Sân bay Cà Mau, trung tá Nguyễn Đức Tải, dẫn đường, kiêm phi công chiếc trực thăng mang số hiệu 04 nói: "Chúng tôi đang chờ lệnh chỉ huy, theo dõi kết quả tìm kiếm của 3 chiếc máy bay Việt Nam đang hoạt động tìm kiếm khu vực biển Việt Nam giáp ranh với Malaysia".
Ảnh: Anh Luigi Maraldi, người có hộ chiếu bị mất cắp được sử dụng trên chuyến bay MH370, trình hộ chiếu hiện tại của mình cho cảnh sát Thái Lan (Nguồn: AP)
Chiếc trực thăng mang số hiệu 04 của Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 Không quân Việt Nam chuyên cứu hộ trên biển. Thời gian bay liên tục hơn 4 giờ, có thể hạ thấp độ cao khi cần thiết.
Trên chiếc trực thăng có 2 cẩu chuyên dụng, loại 300 kg và 250 kg. Cơ trưởng, thượng tá Ngô Minh Sơn đang trực chiến chiếc trực thăng mang số hiệu 04 cho biết: "Khi phát hiện mục tiêu, chúng tôi có thê cho người xuống cứu vớt, theo cẩu trang bị trên máy bay".
Qua một ngày tìm kiếm (ngày 9/10), trung tá Nguyễn Đức Tải cho biết: "Thời tiết thuận lợi, khả năng cứu hộ rất cao. Điều quan trong là xác định tọa độ dấu vết của máy bay gặp nạn". Phóng viên Tiến Hưng cho biết trên Tienphong.vn.
-
"9h30 sáng nay, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết. "Đến thời điểm hiện tại phía Việt Nam huy động 10 máy bay các loại cùng 7 tàu hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư. Thời gian tới sẽ điều thêm tàu mang chức năng khác nhau như rađa, thủy âm đế để tham gia cứu hộ", PV Thái An điện về cho biết. Thông tin trên Zing.vn.
-
Chiếc trực thăng Mi171 mang số hiệu 02 cất cánh tại Sân bay Cà Mau để làm nhiệm vụ cứu nạn cứu nạn trên biển. Ảnh: TP
-
Ảnh trên là chiếc trực thăng Mi171 mang số hiệu 02 cất cánh tại Sân bay Cà Mau để làm nhiệm vụ cứu nạn cứu nạn trên biển. Ảnh: TP
Ông Đào Hữu Da, Phó TGĐ Cty quản lý bay Việc Nam cho biết, qua lấy mẫu và phân tích, vệt nước biển phát hiện chiều 8/3 không phải là vệt dầu loang. "Khi phát hiện vệt nước biển nghi là vệt dầu loang, chúng tôi đã điều động máy bay tiếp cận và lấy mẫu về phân tích. Kết quả phân tích cho thấy, vệt màu đó không phải là vệt dầu", ông Hữu Da cho biết.
"Phóng viên Hữu Việt cho biết, theo tin từ những tàu của Việt Nam đang ngoài hiện trường, khu vực vùng biển phía Nam đang có thời tiết diễn biến xấu, sóng cao. Nên dù đã tới khu vực phát hiện vật thể nghi ngờ, nhưng tới nay vẫn chưa tìm được vật thể này, thông tin trên báo Tiền phong cho hay.
-
Từ Cà Mau, PV thông báo: "Chuẩn đô đốc Doãn Văn Sở - Tư lệnh Vùng 5 Hải quân - thông tin Hải quân vùng 5 đã chuẩn bị 6 tàu được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện máy móc, lương thực thực phẩm để hoạt động dài ngày trên biển và tất cả đều sẵn sàng xuất phát để phối hợp và mở rộng phạm vi tìm kiếm máy bay bị mất tích".
-
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý và quyết định tàu cứu hộ SAR 413 trở thành Trung tâm chỉ huy, bốt chỉ huy và chốt thường trực tại khu vực nghi vấn; đồng thời yêu cầu tàu này được đảm bảo cung cấp nhiên liệu và nhu yếu phẩm để hoạt động liên tục 24/24 cho đến khi kết thúc nhiệm vụ. Thông tin trên Zing.vn cho biết.
-
"Từ Phú Quốc, ngay khi phóng viên có mặt, một chiếc thủy phi cơ đã cất cánh từ sân bay ra khu vực tìm kiếm. Tại đây, làm việc với 2 Phó Chủ tịch huyện đảo Phú Quốc là Huỳnh Quang Hưng và Đinh Khoa Toàn, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã cùng huyện bàn bạc chuẩn bị các phương án cần thiết sẵn sàng triển khai cứu nạn nếu tìm thấy chiếc máy bay trên vùng biển Việt Nam. Từ việc đưa người lên bờ, xác định ADN, tiếp đón thân nhân nạn nhân...", theo tờ Giao thông Vận tải.
Một chiếc thuỷ phi cơ vừa cất cánh từ sân bay Phú Quốc - Ảnh Giao thông Vận tải
-
Việc tìm kiếm chưa đem lại kết quả khả quan ngoại trừ một vật thể được nghi vấn là miếng ốp cánh cửa máy bay được thủy phi cơ DHC 6 của Việt Nam phát hiện và chụp ảnh lúc 18g30 ngày 9-3. Vị trí phát cách đảo Thổ Chu khoảng 80km về phía Nam Tây Nam, tọa độ 08, 4732 vĩ Bắc - 103,2226 độ kinh Đông.
Thông tin này cũng được phía Việt Nam thông báo tới Malaysia và Singapore.
Sau khi phát hiện vật thể nghi vấn, do trời tối nên bức ảnh chụp từ thủy phi cơ DHC 6 cũng khá mờ. Thủy phi cơ này trở về Phú Quốc để tiếp tục tìm kiếm vào sáng 10-3 để xác minh rõ hơn.
Ngay sau khi thủy phi cơ DHC 6 phát hiện vật nghi vấn, Ủy ban Quốc gia TKCN đã điều động các tàu KN 774, CSB 2003 và các tàu SAR 413, 272 tới vị trí trên để tìm kiếm trong đêm 9-3.
-
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng quyết định máy bay của VN bay từ độ cao 1.500m đổ xuống, còn máy bay của các nước tham gia tìm kiếm sẽ bay từ 1.500m trở lên.
-
Sáng 10-3, 4 máy bay AN 26, 1 trực thăng, DHC-6 của Bộ Quốc Phòng, 2 máy bay MI, Super của Tổng công ty trực thăng Bộ Quốc phòng tiếp tục cất cánh từ Vũng Tày, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Cà Mau, Năm Căn bay tìm kiếm ở khu vực nghi máy bay mất tích. Tuổi trẻ online đưa tin.
-
"Lúc 7 giờ 10 ngày 10/3, chiếc trực thăng Mi 171 mang số hiệu 02, do cơ trưởng, đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 917, Sư 370 Không quân Việt Nam, đã cất cánh từ Sân bay Cà Mau đến Sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) làm nhiệm vụ truy tìm máy bay mất tích.
Ảnh: Tiền Phong
Lúc 9 giờ, chiếc máy bay Mi 171 mang số hiệu 04 đang sẵn sàng cất cánh làm nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ. Lãnh đạo Sư 370 Không quân Việt Nam đang duy trì trực chiến tại Sân bay Cà Mau để cơ động đến khu vực vùng biển giáp ranh Việt Nam- Malaysia nghi chiếc máy bay Malaysia mất tích vào rạng sáng ngày 8/3", tờ Tiền Phong đưa tin.