Mang gà biếu Tết bố mẹ vợ, anh con rể thấy mình "kém sang"?

Năm ngoái, ông anh cọc chèo vốn là quản đốc của một công ty điện tử có tiếng mang biếu bố mẹ vợ cái ti vi to giá trị mấy chục triệu đồng, trong khi ngân sách của gia đình anh chỉ cho phép biếu bố vợ đôi gà trống... Anh thấy mình "kém sang".

Trong khi anh rể biếu bố mẹ vợ ti vi thì anh Hoàng chỉ biếu bố mẹ vợ được đôi gà trống... (ảnh minh họa)

Làm rể một gia đình có 2 cô con gái, năm nào anh Hoàng (Phúc Thọ, Hà Nội) cũng đau đầu nghĩ mua quà gì để vừa không "kém anh kém em" vừa thể hiện tấm lòng với bố mẹ vợ nhưng quan trọng hơn là không vượt quá khả năng chi tiêu của hai vợ chồng.

Năm ngoái, thấy ông anh cọc chèo vốn là quản đốc của một công ty điện tử có tiếng mang biếu bố mẹ vợ cái ti vi to giá trị mấy chục triệu đồng, trong khi ngân sách của gia đình anh chỉ cho phép biếu bố vợ đôi gà trống, cân giò bò và ít rau cỏ trồng sẵn ở vườn. Anh đã thấy mình “kém sang hơn tý”.

Chưa kể, hôm ông bà thông báo làm tất niên, ông anh rể cứ ra vào hỏi cả nhà “tivi này xem thích không", rồi hàng xóm sang chơi mẹ vợ anh giọng đầy tự hào khoe tivi do rể cả tặng.

“Dù các cụ chẳng nói ra, nhưng tự tôi cảm thấy mình hèn thêm tý. Thành thử ra, ăn cho xong bữa, tôi lẳng lẳng về trước để vợ con ở lại chơi thêm với ông bà và các bác”, anh Hoàng nói.

Vốn tinh ý, ông Kiên nhận ra ngay sự không bình thường trong cách ứng xử của chàng rể út. Ông lẳng lặng gọi vợ vào nhà, sau đó suốt mấy ngày Tết, khách đến chơi nhà bà không hé răng khoe tivi con rể cả mới tặng.

Năm nay, khi anh Hoàng còn đang lo không biết kiếm đâu ra tiền để giúp mình “sang” lên so với ông anh cọc chèo thì cách đây hai tuần, sau bữa cơm giỗ cả nhà, ông Kiên bố vợ của anh Hoàng nói với các con.

Ông bà tuyên bố, các con đều có gia đình nội, nên 28 bố mẹ làm cơm Tất niên, các con sắp xếp về gói bánh, ăn Tết với bố mẹ cho vui. Sau đó, những ngày Tết hôm nào về được với bố mẹ thì về.

“Bố mẹ già rồi, ăn cũng chẳng bao nhiêu. Đồ dùng trong nhà cũng đã đủ, bố mẹ có lương, các con còn phải lo nhiều việc nên bố nói cả hai con năm nay bố mẹ không nhận bất cứ thứ gì các con biếu. Với bố mẹ, các con đến ăn với bố mẹ bữa cơm là Tết to lắm rồi”, anh Hoàng dẫn lại lời ông Kiên.

Nghe bố vợ nói, anh Hoàng như trút được gánh nặng. Anh cho biết dù mới làm rể gia đình vợ được 2 Tết nhưng anh thực sự trân quý bố vợ. Ông sống ở phố còn vợ chồng anh chị ở quê nhưng ông là người công bằng trong cách ứng xử với các con. Không bao giờ ông tỏ ra yêu con này, ghét con kia. Thậm chí nhiều khi anh Hoàng còn cảm giác ông quý con rể hơn con gái.

“Tết này vợ chồng tôi vẫn sẽ mua gì biếu ông bà, nhưng có lẽ chỉ ít bánh trái để ông đặt lên bàn thờ cúng các cụ thôi”, anh Hoàng nói.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, chuyện cạnh tranh giữa các chàng rể trong những gia đình có nhiều con gái là có thật. Và trong trường hợp này, chính bố mẹ vợ lại phải ứng xử khéo léo để không thể hiện "bên trọng, bên khinh", tạo cho con rể cảm giác chạnh lòng hay đố kỵ nhau. Và cách ứng xử của ông Kiên đã thực sự khiến cho đại gia đình hòa thuận.

PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, việc biếu quà Tết cho bố mẹ hai bên là truyền thống của người Việt. Món quà biếu Tết như một cách gói gém những lời chúc thân tình, gửi tới người thân, để  báo hiếu.

Với bố mẹ vợ, nam giới thường thấy khó khăn trong việc chọn quà. Thực ra, đó chỉ cần là những món quà ý nghĩa, hữu dụng, là thứ gì đó bố mẹ cần trong dịp này.

Ngoài ra còn tùy vào điều kiện kinh tế để lựa một món đồ phù hợp. Nhưng điều quan trọng nhất là cách biếu, tặng. Đó phải là sự chân thành.

Theo đó, cách tặng quà chiếm tới 80% ý nghĩa của món quà, vì thế các chàng rể đừng quá quan trọng chuyện đắt rẻ, giá trị vật chất của đồ mình mua. Đặc biệt, theo TS Sơn chúng ta nên có sự điều chỉnh để làm sao để việc biếu quà Tết có ý nghĩa báo hiếu, quan trọng hơn là thuần túy mang tính vật chất.

“Báo hiếu có nghĩa là không chỉ trong gói quà, món tiền trong dịp Tết chúng ta biếu bố mẹ. Mà báo hiếu được thể hiện ở tấm lòng thành kính đối với bố mẹ. Tấm lòng ấy không thể hiện qua những món đồ biếu Tết có giá trị lớn. Bởi anh biếu bố mẹ cái ti vi hay chiếc tủ lạnh, hay gì đó có giá trị lớn sau đó để bố mẹ ở nhà một mình (kiểu như đáp lễ cho có lệ) thì cũng chẳng có ý nghĩa là bao”, TS Bùi Hoàng Sơn bày tỏ.

Huyền Anh

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Đang cập nhật dữ liệu !