Lòng tin chiến lược và “lời tiên tri” về quan hệ Đông-Tây
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Chắc chắn hành trình dài đó chưa đi đến đích cuối cùng, nhưng có thể khẳng định việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ được lịch sử nhắc tới như một cột mốc trọng đại và đáng nhớ.
Trong bài phát biểu gây ấn tượng mạnh tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp ngày 24/9, Thủ tướng Việt Nam đã mô tả quan hệ Việt-Pháp trong lịch sử là “có không ít thăng trầm”, đã “trải qua nhiều bão tố, sóng gió, những thời khắc rất khó khăn”, thậm chí “đau buồn”. Đó là những nhận định thẳng thắn, về một giai đoạn dài gần trăm năm trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, ít nhất từ năm 1858 khi tàu chiến Pháp tiến vào biển Đà Nẵng, cho tới trận Điện Biên Phủ năm 1954.
“Ôn cố tri tân”. Quá khứ càng khó khăn và đau buồn bao nhiêu thì càng nhấn mạnh rằng, thực tại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển và những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ Việt-Pháp hôm nay là đáng quý, đáng trân trọng bấy nhiêu. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, mối quan hệ Việt-Pháp ngày nay đã trở thành một biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại và vượt qua quá khứ, là một hình mẫu cho sự hợp tác Đông-Tây.
Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam so sánh như vậy. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam cũng là nơi mà những thăng trầm và đau thương của mối quan hệ Đông-Tây – quan hệ giữa các đế quốc phát triển với những quốc gia thuộc địa, phụ thuộc, kéo dài nhiều thể kỷ – được thể hiện thật rõ nét.
Cuối thế kỷ 19, ở thời điểm mà chủ nghĩa thực dân còn thịnh trị và mang lại rất nhiều đau khổ cho các dân tộc phương Đông, nhà thơ Anh nổi tiếng Rudyard Kipling (Nobel Văn học năm 1907) đã viết những dòng “tiên tri” nổi tiếng: “Ôi, Đông là Đông mà Tây là Tây, Đông và Tây sẽ chẳng bao giờ gặp nhau”.
Nhưng may mắn thay, đó không phải là định mệnh của nhân loại, hoặc định mệnh ấy đã phải thay đổi trước sự bền bỉ của con người, mà quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp ngày nay là một ví dụ vừa tốt đẹp, vừa đầy thuyết phục để phủ định lời tiên tri ấy. Như một sự tình cờ, quan hệ Việt Pháp cứ khoảng 20 năm lại có một bước tiến mới: Gần 20 năm sau trận Điện Biên Phủ, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973; 20 năm sau nữa, năm 1993, Tổng thống François Mitterrand thăm Việt Nam; và 20 năm sau nữa, năm 2013, hai nước xác lập quan hệ đối tác chiến lược.
Theo quan niệm phương Đông, 60 năm là một hoa giáp, khép lại một chu trình và mở ra một chu trình mới. Nhưng nếu như định mệnh về sự tuyệt giao Đông Tây đã không trở thành hiện thực, thì “chu trình mới” đó cũng không tự nhiên mà đến. Trong bài phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, một trong 10 viện nghiên cứu quan hệ quốc tế lớn nhất Châu Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Trong quá trình khó khăn đầy thách thức này, rất cần phải xây dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia đối tác”.
Trước đó, trong bài phát biểu gây tiếng vang lớn tại Đối thoại Shangri-La cuối tháng 5 vừa qua, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh “lòng tin chiến lược” như một yếu tố chủ chốt, không thể thiếu trong quan hệ quốc tế hiện đại. Nay, sự cần thiết của lòng tin chiến lược trong quan hệ quốc tế đã được chứng minh rõ ràng, sinh động bằng chính quan hệ Việt-Pháp.
Có lẽ đây chính là lý do khiến ông Dominique David, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Quốc tế Pháp, đặc biệt ấn tượng về ý tưởng chủ đạo “lòng tin chiến lược” trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. “Ngài Thủ tướng đã trình bày rất rõ ràng về lòng tin chiến lược, được chứng minh qua thỏa thuận đối tác chiến lược mà hai nước ký kết”, ông nói.
Có thể khẳng định, không có lòng tin, hai nước Việt Nam và Pháp không thể nào vượt qua được những sóng gió, khó khăn trong quá khứ. Có một chi tiết nhỏ trong bài phát biểu của Thủ tướng nhưng lại đáng chú ý, đó là việc ông đặt “sự tin cậy” lên trước “những giá trị lịch sử, văn hóa, nhân văn sâu sắc” trong số những nền tảng của quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp.
Phải chăng, không có trở ngại lịch sử nào là không thể vượt qua, nhưng nếu chỉ có những tương đồng về lịch sử, văn hóa cũng là không đủ để các quốc gia đối tác cùng tới hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển. Sự tương đồng về văn hóa, lịch sử rất quan trọng, nhưng “mất lòng tin là mất tất cả”.
Và không thể có lòng tin, nếu vẫn còn đó “chủ nghĩa dân tộc vị kỷ”, hay “sự can dự mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng”, “những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế mang tính chất áp đặt và chính trị cường quyền”, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng cần phải ngăn ngừa, ngăn chặn.
Với niềm tin vào “lòng tin chiến lược” có thể giải quyết được mọi vấn đề trong quan hệ quốc tế, thì sẽ không quá lời khi nói rằng nếu thiếu “lòng tin chiến lược”, lời tiên tri về sự chia rẽ nhân loại của Rudyard Kipling sẽ còn ám ảnh thế giới rất lâu.
Chắc chắn hành trình dài đó chưa đi đến đích cuối cùng, nhưng có thể khẳng định việc xác lập quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ được lịch sử nhắc tới như một cột mốc trọng đại và đáng nhớ.
Trong bài phát biểu gây ấn tượng mạnh tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp ngày 24/9, Thủ tướng Việt Nam đã mô tả quan hệ Việt-Pháp trong lịch sử là “có không ít thăng trầm”, đã “trải qua nhiều bão tố, sóng gió, những thời khắc rất khó khăn”, thậm chí “đau buồn”. Đó là những nhận định thẳng thắn, về một giai đoạn dài gần trăm năm trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, ít nhất từ năm 1858 khi tàu chiến Pháp tiến vào biển Đà Nẵng, cho tới trận Điện Biên Phủ năm 1954.
“Ôn cố tri tân”. Quá khứ càng khó khăn và đau buồn bao nhiêu thì càng nhấn mạnh rằng, thực tại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển và những thành quả tốt đẹp của mối quan hệ Việt-Pháp hôm nay là đáng quý, đáng trân trọng bấy nhiêu. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, mối quan hệ Việt-Pháp ngày nay đã trở thành một biểu tượng của tinh thần dũng cảm khép lại và vượt qua quá khứ, là một hình mẫu cho sự hợp tác Đông-Tây.
Không phải ngẫu nhiên mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam so sánh như vậy. Nhìn lại lịch sử, Việt Nam cũng là nơi mà những thăng trầm và đau thương của mối quan hệ Đông-Tây – quan hệ giữa các đế quốc phát triển với những quốc gia thuộc địa, phụ thuộc, kéo dài nhiều thể kỷ – được thể hiện thật rõ nét.
Cuối thế kỷ 19, ở thời điểm mà chủ nghĩa thực dân còn thịnh trị và mang lại rất nhiều đau khổ cho các dân tộc phương Đông, nhà thơ Anh nổi tiếng Rudyard Kipling (Nobel Văn học năm 1907) đã viết những dòng “tiên tri” nổi tiếng: “Ôi, Đông là Đông mà Tây là Tây, Đông và Tây sẽ chẳng bao giờ gặp nhau”.
Nhưng may mắn thay, đó không phải là định mệnh của nhân loại, hoặc định mệnh ấy đã phải thay đổi trước sự bền bỉ của con người, mà quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp ngày nay là một ví dụ vừa tốt đẹp, vừa đầy thuyết phục để phủ định lời tiên tri ấy. Như một sự tình cờ, quan hệ Việt Pháp cứ khoảng 20 năm lại có một bước tiến mới: Gần 20 năm sau trận Điện Biên Phủ, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973; 20 năm sau nữa, năm 1993, Tổng thống François Mitterrand thăm Việt Nam; và 20 năm sau nữa, năm 2013, hai nước xác lập quan hệ đối tác chiến lược.
Theo quan niệm phương Đông, 60 năm là một hoa giáp, khép lại một chu trình và mở ra một chu trình mới. Nhưng nếu như định mệnh về sự tuyệt giao Đông Tây đã không trở thành hiện thực, thì “chu trình mới” đó cũng không tự nhiên mà đến. Trong bài phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, một trong 10 viện nghiên cứu quan hệ quốc tế lớn nhất Châu Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Trong quá trình khó khăn đầy thách thức này, rất cần phải xây dựng lòng tin chiến lược giữa các quốc gia đối tác”.
Trước đó, trong bài phát biểu gây tiếng vang lớn tại Đối thoại Shangri-La cuối tháng 5 vừa qua, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh “lòng tin chiến lược” như một yếu tố chủ chốt, không thể thiếu trong quan hệ quốc tế hiện đại. Nay, sự cần thiết của lòng tin chiến lược trong quan hệ quốc tế đã được chứng minh rõ ràng, sinh động bằng chính quan hệ Việt-Pháp.
Có lẽ đây chính là lý do khiến ông Dominique David, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Quốc tế Pháp, đặc biệt ấn tượng về ý tưởng chủ đạo “lòng tin chiến lược” trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. “Ngài Thủ tướng đã trình bày rất rõ ràng về lòng tin chiến lược, được chứng minh qua thỏa thuận đối tác chiến lược mà hai nước ký kết”, ông nói.
Có thể khẳng định, không có lòng tin, hai nước Việt Nam và Pháp không thể nào vượt qua được những sóng gió, khó khăn trong quá khứ. Có một chi tiết nhỏ trong bài phát biểu của Thủ tướng nhưng lại đáng chú ý, đó là việc ông đặt “sự tin cậy” lên trước “những giá trị lịch sử, văn hóa, nhân văn sâu sắc” trong số những nền tảng của quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp.
Phải chăng, không có trở ngại lịch sử nào là không thể vượt qua, nhưng nếu chỉ có những tương đồng về lịch sử, văn hóa cũng là không đủ để các quốc gia đối tác cùng tới hướng tới hòa giải, hòa bình, hữu nghị và phát triển. Sự tương đồng về văn hóa, lịch sử rất quan trọng, nhưng “mất lòng tin là mất tất cả”.
Và không thể có lòng tin, nếu vẫn còn đó “chủ nghĩa dân tộc vị kỷ”, hay “sự can dự mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng”, “những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế mang tính chất áp đặt và chính trị cường quyền”, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng cần phải ngăn ngừa, ngăn chặn.
Với niềm tin vào “lòng tin chiến lược” có thể giải quyết được mọi vấn đề trong quan hệ quốc tế, thì sẽ không quá lời khi nói rằng nếu thiếu “lòng tin chiến lược”, lời tiên tri về sự chia rẽ nhân loại của Rudyard Kipling sẽ còn ám ảnh thế giới rất lâu.
Nguồn: Chinhphu.vn