Loài cây kịch độc chỉ đứng cạnh cũng đi gặp... Thần chết

Với cái tên mỹ miều, vẻ bề ngoài "ngọt ngào" nhưng loài cây Manchineel lại có khả năng giết người dù người đó chỉ là vô tình chọn nó làm chỗ trú chân khi trời mưa.

Cây Manchineel (tên khoa học là Hippomane mancinella) là một loài thực vật có hoa thuộc họ cây đại kích (Euphorbiaceae) và có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới như vùng Caribbean, tiểu bang Florida, Bahamas, Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Cái tên mỹ miều "Manchineel" (đôi khi được viết "manchioneel") xuất phát từ từ "Manzanilla" trong tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là "trái táo nhỏ" bởi loài cây này có vẻ bề ngoài khá giống như một cây táo, đặc biệt là phần lá và quả.

Tuy nhiên, với vẻ ngoài "ngọt ngào" như vậy nhưng Manchineel lại là loại cây được kỷ lục Guinness thế giới công nhận là loài cây nguy hiểm nhất trên thế giới.

Cây tử thần đứng gần... cũng chết

Với tính chất kịch độc gây đau đớn và thậm chí có thể làm chết người nên cây Manchineel còn có một tên gọi khác trong thực tế khác tại Tây Ban Nha là "Arbol de la muerte" có nghĩa là "cây tử thần" để khuyến cáo người dân tránh xa loài cây này.

Loài cây này có màu xanh, mọc cao lên đến 15 mét với nhiều nhánh thân lớn rậm rạp chia ra từ gốc cây. Vỏ thân gỗ sần sùi, màu đỏ xám, hoa nhỏ có màu vàng. Lá cây có màu xanh, bề mặt mịn, sáng bóng, có răng cưa và dài khoảng từ 5 - 10 cm.

Riêng quả của cây Manchineel có kích thước nhỏ, dáng thon tròn và có màu xanh hoặc vàng xanh khi chín, trông vẻ ngoài không khác gì trái táo nhưng bên trong lại có chứa chất cực độc.

Với tên gọi khác như "táo biển" hay "táo của thần chết", quả của cây Manchineel còn tỏa ra một mùi thơm dễ chịu và quyến rũ, nhưng chỉ cần cắn một miếng duy nhất cũng có thể khiến người ta đau đớn và thậm chí mất mạng.

Loài cây kịch độc chỉ đứng cạnh cũng đi gặp... Thần chết - ảnh 1

Một quả Manchineel chín vàng trên đảo Bastimentos ở phía Bắc Panama

Trong một bài viết trên tờ British Medical Journal năm 2000, bác sĩ X quang Nicola Strickland - một trong hai người đã từng may mắn sống sót sau khi ăn phải một trái Manchineel kể lại: "Tôi vội vàng cắn thử một miếng và cảm nhận được ngay vị ngọt ngào của nó..."

"Một lúc sau chúng tôi bắt đầu có cảm giác cay rất kỳ lạ trong miệng và dần dần cay hơn, tới mức như muốn đốt cháy, cào xé và tắc kín bên trong cổ họng. Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn một vài giờ sau đó, cho đến khi chúng tôi hầu như không thể nuốt được bất kỳ một loại thức ăn cứng nào vì đau đớn và có cảm giác như có một cục gì đó rất lớn bịt kín cổ họng", Strickland chia sẻ.

Quả của cây Manchineel được mệnh danh là "sự quyến rũ chết người" nhưng đó chưa phải là tất cả thứ độc của loại cây này.

Theo giải thích của Viện Florida Lương thực và Nông nghiệp Khoa học, tất cả các bộ phận của Manchineel đều có chứa độc tố cực mạnh, và "chỉ cần tiếp xúc hay ăn uống phải bất kỳ phần nào của cây này cũng có thể gây chết người".

Ở trong lá cây, cành cây, vỏ cây và cả trái cây Manchineel có nhựa cây màu trắng đục như sữa, thành phần có chứa chất phorbol gây kích ứng mạnh đối với da, tới mức chỉ cần quệt nhẹ qua cũng có thể gây dị ứng, phát ban, đau đầu đến viêm da cấp tính, phỏng rộp.

Nếu vô tình giẫm phải cành, lá của cây tử thần Manchineel, người ta sẽ ngửi thấy ngay một mùi hăng hắc của nhựa cây, cùng với đó là cảm giác ngứa và những vết thương ở da có thể kéo dài trong hai tuần!

Loài cây kịch độc chỉ đứng cạnh cũng đi gặp... Thần chết - ảnh 2

Chưa kể Phorbol là một chất este hữu cơ tan nhiều trong nước nên nếu ai vô tình chọn cây Manchineel làm nơi trú mưa thì hậu quả là mỗi giọt nước từ cây rơi xuống người sẽ không khác gì một giọt axit có thể làm bỏng rát, cháy da cháy thịt họ ngay lập tức.

Thậm chí, khi sơ cứu, nếu dùng nước để rửa sạch nhựa và vết bỏng dính trên da sẽ không chỉ vô tác dụng mà còn tình hình trở nên tệ hơn.

Các nhà nghiên cứu thực vật còn khuyến cáo về bệnh viêm mắt, mù lòa tạm thời và thậm chí vĩnh viễn bởi chất kích thích từ trong khói đốt gỗ của cây Manchineel, chưa kể đến những tác động của việc hít phải loại khói này tới phổi hay hệ hô hấp.

Trong cuốn "Những loài cây và động vật cực độc tại vùng Forida và Caribbean" của David Nellis có viết, Manchineel có chứa một hỗn hợp các chất độc, bao gồm cả chất hippomanin A, B và một số chất độc chưa xác định khác.

Ngoài những triệu chứng cấp tính, các chất này có thể gây nên ung thư, thúc đẩy sự phát triển của các khối u lành tính và ác tính.

"Ăn phải quả Manchineel thường gây ra đau bụng, nôn mửa, chảy máu và tổn thương đường tiêu hóa cho tới chết", Nellis viết. Cái chết vì việc ăn phải quả Manchineel được coi là một rủi ro, nhưng số liệu tử vong cho thấy đây lại là nguyên nhân phổ biến nhất.

Những giá trị khác của loài cây "giết người"

Theo nghiên cứu của phòng Tài nguyên và Bảo tồn rừng thuộc trường đại học Florida trong năm 2015, cây Manchineel có thể được tìm thấy trên bãi biển và ven biển ở các đầm nước lợ hay giữa rừng ngập mặn.

Nhờ có bộ rễ bám chặt và ăn sâu vào trong lòng cát nên Manchineel còn là một tấm chắn gió tự nhiên tuyệt vời giúp ngăn chặn xói mòn bờ biển.

Tài liệu lịch sử cũng ghi lại, gỗ thân cây Manchineel đã được sử dụng để làm đồ nội thất từ thời thuộc địa, và độc tố từ nhựa trong thân cây đã được người xưa "vô hiệu hóa" bằng cách phơi khô tự nhiên trong ánh mặt trời.

Các bộ tộc bản địa của vùng biển Caribbean dùng nhựa cây Manchineel để tẩm độc lên mũi tên khi đi săn và dùng lá làm ô nhiễm nguồn nước của kẻ thù

Đặc biệt hơn, Manchineel đã được ghi nhận rằng, kẹo cao su được làm chất nhầy từ vỏ cây có thể được sử dụng để điều trị bệnh hoa liễu và chứng phù nề ở Jamaica, còn trái cây khô được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu.

Mặc dù là loài cây độc đối với con người và nhiều loài động vật, nhưng vẫn có một số loài có thể "miễn dịch" với Manchineel, ví dụ như loài cự đà garrobo hoặc iguana của Trung và Nam Mỹ. Chúng có thể ăn quả Manchineel và đôi khi chúng còn sinh sống ngay trên thân và cành cây.

Ở Florida, cây tử thần Manchineel đang có nguy cơ tuyệt chủng và được liệt kê vào các loài cây bị đe dọa. Tuy có tính chất nguy hiểm nhưng không thể phủ nhận Manchineel giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

Loài cây kịch độc chỉ đứng cạnh cũng đi gặp... Thần chết - ảnh 3

Một cây Manchineel ở bờ biển Manzanillo, Mexico - Ảnh: Piotr

Tại những khu vực có cây Manchineel, người ta luôn cẩn thận đề biển cấm "Không sờ vào cây", "Không đến gần"... hoặc nơi đó sẽ được sơn gạch chéo đỏ hoặc vòng tròn đỏ kết hợp với cảnh báo rõ ràng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Tại nhiều nơi còn đề xuất cả những biện pháp sơ cứu cho những người vô tình tiếp xúc phải với cây Manchineel, ví dụ như dùng nước cốt chanh, cồn, kem Hydrocortisone 1% cũng với thuốc kháng sinh histamin. Đặc biệt là không làm xước vết thương tiếp xúc với chất độc.

Một bác sĩ người Mỹ về ung thư trong một lần đi nghiên cứu tại vùng Carrebean cũng đã bị nhựa của cây Manchineel rơi vào mắt, sau đó vị bác sĩ này cũng đã sơ cứu nhờ bằng cách rửa mắt bằng sữa mẹ và giữ sạch cho đến lúc về nước.

Nhiều nơi cũng khuyến cáo khách du lịch tránh nguy cơ bị kích ứng da bởi chất độc từ cây Manchineel bằng cách mặc áo sơ mi dài tay hoặc quần dài bất cứ khi nào khi đi bộ dọc theo đường mòn hoặc trên bãi biển, đặc biệt là không sờ, không cầm hay không ăn bất kỳ loại lá và quả lạ nào trên đường.

Và tất nhiên, nếu gặp trời mưa, hãy cẩn trọng để không đứng dưới một cây Manchineel, nếu như bạn không muốn trú mưa mà cũng gặp phải Thần Chết.

Theo Huyền Trân/VTC

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !