Lịch sử quan hệ Việt Nam – Kuwait

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Kuwait (Cô-oét) tới Việt Nam và kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Kuwait, Infonet xin tóm lược lịch sử quan hệ hai nước để bạn đọc tham khảo.

Việt Nam và Cô-oét thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 10/01/1976. Tháng 6/1993, Việt Nam mở Văn phòng đại diện thương mại tại Cô-oét và tháng 10/2003, Việt Nam đã chính thức mở ĐSQ tại Cô-oét. Cô-oét mở ĐSQ tại Hà Nội tháng 8/2007 và Tổng Lãnh sự quán tại Tp.Hồ Chí Minh tháng 9/2007.

Lịch sử quan hệ Việt Nam – Kuwait - ảnh 1

Trong suốt 40 năm thiết lập quan hệ, hai bên đã có nhiều lần trao đổi đoàn:

Các đoàn Cô-oét thăm Việt Nam: Thủ tướng Nasser Al Mohammed Al Sabah (5/2007); Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia kiêm Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á Ahmad Al Fahad Al Sabah (4/2009); Bộ trưởng Dầu khí và Thông tin (9/2009), Bộ trưởng Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính (12/2009); Chủ tịch Uỷ ban Olympic Quốc giaAhmad Fahad Al-Sabah (4/2013); Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Dầu mỏ M. Al Semali (10/2013); Chủ tịch Quốc hội Marzouq Al-Ghanim dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội (4/2015).

Các đoàn Việt Nam thăm Cô-oét: Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1995); Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (6/2005); Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hằng (9/2005); Bộ trưởng-Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái (3/2006); Bộ trưởng Kế hoạch&Đầu tư Võ Hồng Phúc (7/2007); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (3/2009), Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân (3/2009)…

- Nhân dịp Liên hợp quốc (9/9/2014) trao tặng Quốc vương Cô-oét Sheikh Sabah Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah danh hiệu “Nhà hoạt động nhân đạo tiên phong” (Humanitarian Leader) đồng thời vinh danh Cô-oét là “Trung tâm nhân đạo của thế giới” (Humanitarian Center), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện mừng.

- CácHiệp định/ Thỏa thuận đã ký: Hiệp định khung hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật (3/5/1995); Hiệp định Thương mại (3/5/1995); Hiệp định Vận chuyển hàng không (9/5/2001); Nghị định thư Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (6/2005);  Nghị định thư về lập UBHH; Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư; Hiệp định Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (5/2007); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (3/2009); Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (10/2012).

- Chính phủ Cô-oét đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam (2/2016).

- Hai bên đã tiến hành kỳ họp lần 1 Uỷ ban hỗn hợp tháng 12/2009 tại Hà Nội; họp Tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao lần 1 tháng 10/2011 tại Cô-oét và lần 2 tháng 10/2015 tại Hà Nội.

- Thương mại: giai đoạn 2011-2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 700 triệu USD, trong đó năm 2011 là 836,7 triệu USD, chủ yếu do ta nhập dầu diesel, xuất của ta sang Cô-oét dao động ở mức 30-35 triệu USD. Năm 2015, do giá dầu thế giới và nhập khẩu dầu diesel của ta từ Cô-oét giảm, kim ngạch đạt 220 triệu USD, trong đó ta xuất 88 triệu USD (con số này là 164,8 triệu USD nếu tính cả từ nước thứ ba).  

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta gồm: sản phẩm dệt may, hàng hải sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng rau quả, hạt tiêu, giày dép các loại, sản phẩm gốm sứ...; Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Cô-oét gồm: dầu DO, phân u-rê, chất dẻo nguyên liệu, vải các loại, các sản phẩm hóa chất và nguyên phụ liệu dệt may...

- Dầu khí: Tổng công ty Dầu khí Cô-oét (KPC) đang cùng phía Nhật Bản tham gia dự án Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn có tổng số vốn đầu tư 9 tỷ USD (KPC tham gia với tỉ lệ 35,1%) và cam kết cung cấp dầu thô lâu dài cho Nhà máy. Dự án đã khởi công vào tháng 10/2013 và dự kiến sẽ đưa vào vận hành thương mại vào cuối năm 2017. Về phân phối sản phẩm dầu khí, tháng 3/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án liên doanh phân phối sản phẩm  giữa Công ty Dầu khí Quốc tế Cô-oét (KPI) và Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) để phân phối các sản phẩm dầu khí tại thị trường Việt Nam.

- Viện trợ phát triển : Từ năm 1979 đến nay, thông qua “Quỹ Cô-oét phát triển kinh tế A-rập”, Cô-oét đã cho ta vay ưu đãi tổng cộng khoảng 160 triệu USD để triển khai 13 dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam (công trình thủy lợi, đường giao thông, y tế…). Tháng 10/2013, trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Dầu mỏ Cô-oét tháng, Chính phủ Cô-oét đã viện trợ không hoàn lại 3 triệu USD hỗ trợ khắc phục thiệt hại lũ lụt tại miền Trung Việt Nam.

- Lao động: Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Cô-oét từ 1996. Tuy nhiên, từ 2008 đến nay, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như giá dầu thế giới giảm mạnh nên nhu cầu tiếp nhận lao động của Cô-oét giảm đi đáng kể. Hiện có khoảng 600 lao động Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, dầu khí (thời điểm cao nhất trước 2008 ta có 2000 lao động tại Cô-oét).

- Giáo dục & đào tạo: Cô-oét hàng năm cung cấp học bổng ngôn ngữ và học bổng chuyên ngành dầu khí cho Việt Nam. Đến nay đã có khoảng 16 sinh viên Việt Nam nhận học bổng học tiếng Ả-rập tại Cô-oét.  

M.A

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !