Lạng Sơn hỗ trợ việc làm, nhà ở cho hàng chục nghìn hộ nghèo
Giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người nghèo. Đồng thời, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho nhiều hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý.
Cụ thể, liên quan đến công tác hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, giai đoạn 2011 - 2020 Lạng Sơn mở được 967 lớp, với trên 32.879 lao động nông thôn được học nghề góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 35% năm 2011 tăng lên 52,5% vào năm 2019, đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Lạng Sơn hỗ chú trọng công tác hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. (Ảnh: TTXVN) |
Đối tượng học nghề chủ yếu là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, nhóm nghề đào tạo chủ yếu là nghề nông nghiệp: chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật thú y, trồng trọt, sửa chữa máy nông nghiệp, mây tre đan, thêu ren, sửa chữa lắp đặt điện dân dụng, hàn, nấu ăn...
Trên 70% lao động sau đào tạo có việc làm, biết áp dụng nghề đã được đào tạo vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế; đối với vấn đề tạo việc làm, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho trên 135.000 lao động, hàng năm tạo việc làm mới cho trên 13.500 lao động, trong đó số lao động đi xuất khẩu lao động là 1.863 người. Việc lồng ghép các chương trình, dự án đã hỗ trợ hàng chục ngàn lao động có thêm việc làm, đời sống của người lao động đã từng bước được cải thiện góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Về hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, tỉnh Lạng Sơn thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên và hỗ trợ chi phí học tập cho 797.130 lượt học sinh.
Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chính sách bán trú dân nuôi, xây dựng các điểm trường bán trú, hỗ trợ tiền ăn cho 6.525 học sinh trong các trường mầm non với tổng kinh phí 42.780 triệu đồng góp phần duy trì tỷ lệ trẻ đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh chuyển cấp trong toàn tỉnh. Hỗ trợ gạo cho học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn là 189.553 học sinh.
Cũng trong giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh Lạng Sơn đã mua hơn 1 triệu lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số; kinh phí 2.467,48 triệu đồng. Thực hiện khám chữa bệnh cho 2,76 triệu lượt người nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số, tổng kinh phí chi cho khám, chữa bệnh là 933,8 tỷ đồng.
Việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số đã góp phần giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, giúp người nghèo tiếp cận được dịch vụ công về khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo. Chính sách hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo hiện nay chưa có hướng dẫn của các bộ, ngành nên chưa triển khai thực hiện được.
Về nhà ở, giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ cho 13.646 hộ nghèo làm nhà ở. Trong đó, hỗ trợ theo quyết định số 167 của Chính phủ là 6.009 nhà; theo quyết định số 33 là 2.543 nhà. Hỗ trợ nhà ở từ huy động vận động được 6.146 nhà. Tổng kinh phí thực hiện 130,7 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã góp phần quan trọng trong việc xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó các hộ nghèo có nhà ở ổn định, giúp người nghèo yên tâm sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý. Theo đó, giai đoạn 2011 - 2020 đã tổ chức được 430 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã nghèo, xã an toàn khu và thôn đặc biệt khó khăn,thu hút trên 13.000 người tham dự. Cùng với đó, thực hiện 1.233 vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, số người được trợ giúp pháp lý theo từng đối tượng lên đến hàng trăm người.
Minh Thư
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.