Ký ức không bao giờ quên của những nữ pháo binh miền Nam

309 nữ pháo binh năm xưa đại diện cho nữ pháo binh của 17 tỉnh thành đã họp mặt tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 16/4 do UBND Thành phố tổ chức.

"Nhớ những vắt cơm nghĩa tình đồng đội"

“Hơn 40 năm trở về đây họp mặt, ngực đỏ thắm huân chương, lấp lánh, siết chặt tay từng giây gặp gỡ; kể cho nhau nghe từng câu chuyện thâm tình… Rời quân ngũ em vào nhà máy, chị về với gia đình. Mỗi người một lo toan cho cuộc sống, nhưng vẫn sáng ngời gương người nữ pháo binh. Nhớ hôm qua còn ở tuổi thanh xuân, có lúc chuyền tay nhau đọc thư tình trên bệ pháo. Nay tóc bạc hoa râm vì sương gió nhưng lòng vẫn xôn xao khi nồng ấm quê mình”…

Mở đầu cuộc gặp gỡ cựu nữ pháo binh Cà Mau Nguyễn Hồng Liên hát vọng cổ làm xúc động những người có mặt.

Ký ức không bao giờ quên của những nữ pháo binh miền Nam - ảnh 1

Quang cảnh buổi gặp gỡ

Với truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, phụ nữ miền Nam là một trong những lực lượng xung kích, là “đội quân tóc dài” trên mặt trận chính trị, hậu phương. Chị Dương Thị Tuyết- Trưởng Ban liên lạc Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước kể lại:

Đội thồ chúng tôi được thành lập, tải lương thực, đạn pháo ra chiến trường; tải thương binh về tuyến sau. Nếu không có vũ khí, làm sao các chị có thể tác chiến?! Khi thồ đạn cho pháo binh, có nhiều cung đường không thể thồ bằng xe đạp mà phải cõng đạn pháo trên lưng. Tấm lưng con gái mỏng manh, khi thồ đạn pháo, bị xây xát rất đau đớn. Chúng tôi cùng ra trận với các chị, đối mặt với bom đạn, đói khát, những trận càn của địch, máy bay quần thảo trên đầu; thà hy sinh quyết không thể mất vũ khí, không để thương binh bị thương lần thứ 2.

Khó khăn gian khổ là vậy nhưng các nữ pháo binh vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, cựu pháo binh đội C5 huyện Châu Thành, Tân Uyên, Bình Dương chia sẻ:

Tôi nhớ những ngày bị địch bao vây, đói quá phải ăn cả củ nần, bị say nhưng vẫn bám trận địa. Nhiều chiến sĩ đi chiến đấu ở tuổi còn rất trẻ như Hà Thị Nga, cố nài nỉ đồng chí huyện đội: “Em thích chiến đấu, không cho đi chiến đấu em đi chiêu hồi”. Lời dọa này chứa đựng quyết tâm đánh giặc của chị em. Muôn vàn gian khổ chúng tôi phải vượt qua, mang vác nặng, kiên cường bám trận địa, đối mặt với sống chết để lập nên những chiến công. Có trận đánh chị em đi lạc, khát khô cổ họng mà ngang qua ruộng sắn không ai dám thò tay hái vì thấm lời dạy của Bác: Không được đụng đến của dân dù chỉ là cây kim sợi chỉ. Tôi nhớ những vắt cơm nghĩa tình đồng đội trao nhau ngoài trận địa…

Ký ức không bao giờ quên của những nữ pháo binh miền Nam - ảnh 2

Đội nữ pháo binh Phú Yên đang thao tác chiến đấu (Ảnh PNO)

Xứng đáng với 8 chữ vàng: “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng. Các nữ pháo binh đã gan dạ, dũng cảm góp phần làm lên những chiến công vang dội.

Lau giọt nước mắt, cầm chắc tay người đồng đội bên cạnh, chị Hồ Thị Nhân cựu nữ pháo binh 167 (Phú Yên) xúc động: Tôi nhớ trận đánh chiếm lĩnh Bến Đá năm 1974, kềm chế địch cho đại đội đặc công 201 làm nhiệm vụ. Địch phát hiện mục tiêu, phản pháo, thả bom, cháy toàn bộ trận địa. Đồng đội tôi trên dốc cao cõng nòng pháo chúi xuống, bị gai quýt đâm nát người, tả tơi. Một anh bảo vệ hy sinh, chị Thương bị gãy nát chân. Vậy mà 2h chiều chúng tội quay lại trận địa, bắn bộ binh giải tỏa, trụ 9 ngày đêm, vô cùng gian khổ ác liệt…33 chị em nữ pháo binh chúng tôi góp phần làm nên những chiến công anh hùng: diệt hàng trăm tên địch, phá hàng chục khẩu pháo binh, xe địch, bắn rơi máy bay…

Tìm lại hài cốt đồng đội năm xưa

Chiến tranh gắn liền với hi sinh, mất mát, những chuyện tình thời thanh xuân của hàng ngàn nữ pháo binh vẫn con dang dở trong ký ức đồng đội.

Chị Lưu Thị Thành An-Chính trị viên phó Trung đội nữ pháo binh 8 tháng 3 (Lâm Đồng) không cầm được nước mắt mà nhớ người đồng đội Lê Thị Pha đã hy sinh ở tuổi đôi mươi:

Chị Pha có tài vận động quần chúng rất thuyết phục. Chị có người yêu nhưng có lần chị kể anh Trần Văn Bình đến thăm đơn vị, trên bố trí cho hai người gặp nhau. Anh chị đang nói chuyện thì máy bay bỏ bom, đèn tắt. Chúng tôi kinh ngạc khi thấy chị về sớm. Chị buồn bã giải thích: “Trong lúc tắt đèn, anh ấy tranh thủ nghéo chân chị. Chị giận quá, bỏ về sớm . Người như vậy là không đàng hoàng. Thì ra là vậy. Thời chiến đấu gian khổ, trên kêu gọi “Ba khoan”-Khoan yêu, khoan cưới, khoan có con. Chúng tôi yêu nhau, để trong lòng, hẹn ngày hòa bình. Anh Bình chưa kịp làm chị Pha hết giận thì chị hy sinh.

Ký ức không bao giờ quên của những nữ pháo binh miền Nam - ảnh 3

Các nữ pháo binh chia sẻ những ký ức không bao giờ quên

Sau chiến tranh, hài cốt của nhiều đồng đội nữ pháo binh vẫn còn đâu đó, chị Hồ Thị Nhân cựu nữ pháo binh 167 (Phú Yên) đã chọn cho mình một công việc thiêng liêng, đi tìm những đồng đội đã hy sinh.

Chị Nhân chia sẻ: Hòa bình, tôi còn có gia đình, hưởng hạnh phúc đời thường nhưng đồng đội tôi còn nằm lại đâu đó, bơ vơ. Vì vậy, tôi đã thu xếp chuyện gia đình, vượt qua bệnh tật để đi tìm đồng đồng. Tôi xem việc làm nhỏ bé ấy như nén hương gửi người đã khuất, kết nối thân nhân liệt sĩ, để người đã hy sinh cũng thấy được an ủi, ấm áp nơi thế giới bên kia.

Về quê hương các nữ pháo binh lại bắt tay khôi phục kinh tế, xây dựng gia đình, hoàn thành vai trò một người vợ người mẹ. Không tiền lương, không đất đai, phải nuôi cha mẹ già, thiếu trước hụt sau, Cựu nữ pháo binh D518 F309 Quân khu 8 Nguyễn Thị Mỹ đã cùng chồng xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc, con cái thành đạt.

Chị Mỹ tự hào: thời mới thống nhất đất nước, tôi đi cấy vần công, mướn ruộng, nuôi heo gà. Tôi cấy mướn, mỗi mùa dành dụm mua được một công đất. Chồng cũng là bộ đội phục viên. Anh ấy là thương binh 77% nhưng cũng rất chăm chỉ làm ăn, cùng tôi nuôi heo gà, trồng ớt. Tôi cũng hưởng lương 31%. Hai vợ chồng chắt chiu, dành dụm, khó khăn cũng được đẩy lùi và cuộc sống ngày càng tốt hơn. Tôi thấy mình còn may mắn vì sau chiến tranh còn kiến tạo được gia đình, có những đứa con.

Nguyễn Tuấn

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Đang cập nhật dữ liệu !