Kon Tum: Nguồn vốn Chương trình 135 vực dậy huyện nghèo

Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng núi, vùng sâu vùng xa của huyện Đăk Glei (Kon Tum). Sau 5 năm số hộ nghèo, cận nghèo hàng năm giảm, dự kiến còn 26,56% cuối năm 2020.

Huyện Đăk Glei là huyện nghèo nằm phía Bắc của tỉnh Kon Tum với 12 đơn vị hành chính, trong đó có 9 xã thuộc khu vực III và 3 xã, thị trấn thuộc khu vực II. Năm 2016, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… Thu nhập chính của người dân là từ sản xuất nông lâm nghiệp; sản xuất còn hết sức manh mún nhỏ lẻ, trình độ phát triển sản xuất còn lạc hậu; trình độ dân trí còn hạn chế, đặc biệt là ở các thôn, làng vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm 47,84% dân số toàn huyện; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.

Từ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 đã giúp huyện Đăk Glei có nhiều đổi thay về cơ sở hạ tầng; người dân được hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, máy móc phục vụ sản xuất để có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

{keywords}
Huyện Đăk Glei (Kon Tum) triển khai hiệu quả Chương trình 135. (Ảnh: Kontumtv)

UBND huyện Đăk Glei đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 trên địa bàn huyện giao cho phòng Dân tộc là cơ quan Thường trực tham mưu thực hiện công tác kiểm tra đôn đốc các địa phương thực hiện Chương trình theo kế hoạch và tiến độ được phê duyệt. Đã phân cấp giao cho 12/12 xã, thị trấn làm chủ đầu tư quản lý thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và duy tu bảo dưỡng công trình theo quy định.

Theo đó, từ năm 2016 đến nay tổng nguồn vốn huy động cho thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 là 60,968 tỷ đồng.

Cụ thể kết quả thực hiện ở tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tổng kế hoạch vốn giao giai đoạn 2016-2020 là 55.445 triệu đồng đầu tư xây dựng 103 công trình. Các loại công trình được đầu tư bao gồm giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học; đến nay đã giải ngân là 44.046 triệu đồng đã hoàn thành đưa vào sử dụng 83 công trình (Kế hoạch năm 2020 10.614 triệu đồng, hiện đang triển khai thực hiện). Vốn các công trình hoàn thành thừa vốn và hết nhiệm vụ chi nộp trả ngân sách cấp trên là 627 triệu đồng. Các công trình sau khi đầu tư đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, sinh hoạt và giao thông đi lại cho nhân dân, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

Về duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, kinh phí thực hiện 3.440,583 triệu đồng/3.443 triệu đồng, đạt 99,3% kinh phí giao. Các công trình được duy tu bão dưỡng như giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học…. sau đầu tư đã được ban hành quy chế quản lý duy tu bảo dưỡng đã quy định được trách nhiệm của người dân và cộng đồng dân cư hưởng lợi. Từ đó nêu cao được ý thức, thần trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng, duy tu bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng và tuổi thọ công trình.

Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 đã đạt được kết quả rất lớn trong công tác phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng núi, vùng sâu vùng xa của huyện. Cụ thể, đầu giai đoạn có 11/12 đặc biệt khó khăn đến nay còn lại 9/12 đặc biệt khó khăn, giảm 2 xã so với năm 2016. Sau 5 năm số hộ nghèo và cận nghèo hàng năm đã giảm, dự kiến còn 26,56% cuối năm 2020.

Thu nhập bình quân đầu người dân vùng đặc biệt khó khăn đã tăng lên đáng kể, từ 19,2 triệu đồng năm 2016 dự kiến đạt 29,9 triệu vào năm 2020; hệ thống hạ tầng cơ sở đã được cải thiện đáng kể làm cho đời sống văn hóa, tinh thần được năng lên. Từ đó, đã tạo lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý điều hành của Nhà nước góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của Chương trình 135 góp phần cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn miền núi, khai thác được tiền năng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, khai thác quỹ đất…. tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn huyện trong việc giao thông đi lại, vận chuyển và trao đổi hàng hóa được dễ dàng. Từng bước xóa bỏ các phòng học tạm đảm bảo điều kiện và nhu cầu học tập của con em tại các thôn làng đặc biệt khó khăn. Góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới dần được cải thiện hơn, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước thoát nghèo bền vững.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !