Kiểm tra thông tin 45.000 người Việt bơ vơ tại Angola

Ngày 20.5, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ LĐTBXH kiểm tra sự việc “4,5 vạn lao động người Việt bơ vơ tại Angola” mà báo chí đã nêu.
Nếu thông tin đó là đúng thì Bộ LĐTBXH cần làm rõ việc đưa người lao động sang thị trường Angola trong thời gian qua, có biện pháp kịp thời hỗ trợ, phối hợp với các bộ liên quan bảo hộ lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài...

Chiều 20.5, trả lời báo chí, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã thông tin về tình hình lao động tại Angola và có những cảnh báo với người lao động đang muốn đi làm việc tại nước này.
Kiểm tra thông tin 45.000 người Việt bơ vơ tại Angola - ảnh 1
Nhiều lao động đang muốn đi làm việc chính thức tại Angola nhưng chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép (ảnh minh họa).

“Cục không nắm được số liệu chính xác lao động hiện có tại Angola, vì hầu hết các lao động sang đây làm việc đều qua những con đường không chính thống. Cục cũng chưa cấp bất cứ một giấy phép nào để các doanh nghiệp đưa lao động sang đây cả. Chính vì đi không chính thống nên lao động có thể gặp rất nhiều rủi ro” - ông Quỳnh nói.

Theo ông Quỳnh, có những tổ chức, cá nhân đã liên hệ với các doanh nghiệp ở Angola để kiếm được những giấy phép lao động mà Chính phủ Angola cấp cho các doanh nghiệp. Họ dùng giấy phép này để xin visa cho lao động Việt Nam sang làm việc.

Tuy nhiên, khi sang đây, người lao động lại không làm việc cho doanh nghiệp được Chính phủ Angola cấp giấy phép. Đương nhiên, theo luật pháp của Angola, những lao động Việt Nam trong diện này bị coi là lao động bất hợp pháp.

Ông Quỳnh cho biết thêm: Lao động đi làm việc tại Angola có mức thu nhập khá cao, từ 800 - 1.000 USD/người/tháng. Tuy nhiên, các chi phí cho ăn ở, dịch vụ y tế... khá đắt đỏ. Nếu không được bảo trợ về bảo hiểm y tế, an sinh thì lao động có thể gặp rất nhiều khó khăn khi ốm đau, thiếu đói (khoản chi phí điều trị bệnh có thể lên tới 8.000-9.000 USD).

Hiện nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tìm kiếm đối tác thực sự có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam để đưa lao động sang làm việc tại thị trường này một cách hợp pháp. Hiện đã có một doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép đưa lao động sang làm việc tại Angola, Cục đang xin ý kiến và thẩm định. Đồng thời, Cục Quản lý lao động người nước đã có thăm dò, đàm phán với phía Angola. Nếu thị trường có nhu cầu đảm bảo đầy đủ yêu cầu chế độ lương, bảo hiểm, công việc…, Cục sẽ tiến hành cấp phép đưa lao động sang.

“Đối với một số doanh nghiệp tự ý đưa lao động sang Angola làm việc khi chưa được cấp phép, Cục đang tiến hành thanh tra, xử lý làm rõ. Nếu xác định được vi phạm, mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng đối với mỗi một hành vi vi phạm của tổ chức, đơn vị; 100 triệu đồng với mỗi hành vi vi phạm của cá nhân”- ông Quỳnh nói.

Nguồn Dân việt

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Đang cập nhật dữ liệu !