Không khí đón giao thừa Giáp Ngọ 2014
-
Hình ảnh pháo hoa tại Hạ Long, Quảng Ninh: (CTV Nguyễn Du)
-
Màn pháo hoa rực rỡ tại thành phố Nam Định
-
Ảnh: Tri Thức
- Hình ảnh pháo hoa tại Hà Nội.
Nguồn: VOV
-
Hình ảnh pháo hoa tại Mê Linh, Hà Nội:
-
- Hình ảnh pháo hoa tại TP HCM:
- Pháo hoa ở Hải Phòng:
-
0h00: thời khắc năm mới đã đến, pháo hoa đã đồng loạt khai hoả khắp cả nước.
-
Hình ảnh pháo hoa ở Thái Nguyên
-
23h55: Tại TP HCM, hầu hết các con đường ở trung tâm đều kẹt cứng...
-
23h55: Pháo hoa đã bắt đầu nở tung trên bầu trời thành phố Yên Bái (Ảnh do độc giả Lưu Minh Đức chia sẻ)
-
23h50 - Thái Nguyên: Độc giả Nguyễn Văn Tâm cho biết, mặc dù còn 10' nữa mới đến Giao thừa nhưng hiện tượng đốt pháo nổ và thậm chí là nổ mìn đã xảy ra rải rác tại một số địa điểm thuộc các xã Tân Linh, Phục Linh, huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
-
23g 40 người dân dổ về khu vực chợ Biên Hòa và khu bờ sông để xem pháo hoa tại cầu Hóa An
-
Biên Hòa - 23h30: Độc giả Bùi Thành Tài cho biết người dân tập trung về rất đông xem ca nhạc tại quảng trường trung tâm thành phố Biên Hòa và chờ đón màn bắn pháo hoa chào mừng Năm mới.
-
23h45: Tại Hải Dương, pháo hoa đã nổ tung trời. Đây là một trong những địa phương bắn pháo hoa sớm. Năm mới đang đến rất gần.
-
23h40, tại TP Vinh: Ước nguyện năm mới của một cậu bé trước thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới...
-
23h30, tại Bắc Giang, nhiều người dân đã hoàn tất việc chuẩn bị cúng giao thừa. Theo phong tục cổ truyền, nhà bác Vũ Trọng Tính ở TP Bắc Giang đã chuẩn bị xong mâm cúng ngoài trời và trong nhà, sẵn sàng chờ đón thời khắc chuyển giao sang năm mới.
-
23h25: Tại Lào Cai, người dân đổ ra đường ngày một đông để chào đón năm mới.
CTV Nguyễn Quyết đưa tin: Đường bờ sông Thủy Hoa, cách Trung Quốc con sông Hồng đông nghịt người xe. Đến 23 giờ đêm đã có hàng ngàn người dân kéo ra khu vực bờ sông.
-
23h20: Từ Prague, Czech Republic (cộng hòa Séc), chị Kim Cúc gửi lời nhắn đến người thân, bạn bè ở Việt Nam. Để các con nhớ Tết Việt, chị Cúc cũng chuẩn bị cho gia đình mình những thứ mang dáng dấp văn hóa quê nhà. Không thể có đào, mai, chị chọn hoa Cát Tường với ước vọng cả năm may mắn.
Cô bé Angie thích thú với bánh chưng, hoa trạng nguyên mà mẹ chuẩn bị.
-
Sau 23h 30 Tết, tại Hà Nội, nhiều người dân vẫn ra đường ăn quà đêm...
Ảnh: Social Media
-
Một lễ cúng giao thừa độc đáo tại một tiệm thuốc bắc, đường Hàng Cấp, TP Nam Định.
XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
-
23h03: Tại Bắc Ninh, gia đình anh Nguyễn Xuân Bắc - chị Vũ Hương Quế vừa chuẩn bị xong mâm cỗ cúng giao thừa.
-
22h55: Tại quảng trường TP Vinh - Nghệ An: Hàng ngàn người dân háo hức chờ xem bắn pháo hoa.
Ảnh Diệu Thuỳ
-
22h35': PV Infonet đưa tin:
Tại Vinh, Nghệ An: Mọi người có mặt sớm ở Quảng trường Hồ Chí Minh để ngắm pháo hoa.
Tại Nam Định, một góc bán đồ lễ trước cửa Chùa Cả - ngôi chùa lớn nhất thành phố Nam Định, đã bày bán muối, diêm và những cành sống đời cho người dân tìm may mắn đầu năm.
Tại chùa Cả, người dân đã bắt đầu đổ về đây, cùng thắp nén hương để cầu chúc cho một năm mới tốt lành. Xung quanh chùa, lực lượng dân phòng, an ninh và cảnh sát giao thông túc trực rất đông nhằm đảm bảo cho người dân được dâng lễ chùa thật yên bình.
Tại TP.HCM, CTV Lê Thạch đưa tin:
Các bãi đậu trên các con đường xung quanh khu vực trung tâm như: Huỳnh Thúc Kháng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Trung Trực, Pasteur đều chật cứng. Khách du xuân hết sức chật vật mới tìm được một điểm để gửi xe.
Những bãi giữ xe của lực lượng thanh niên xung phong lấy đúng giá từ 4.000-5.000 đồng/chiếc; trong khi đó các bãi giữ xe tư nhân tự phát "chém" 20.000-30.000 đồng/chiếc. Công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành dòng người đông chật. Tại đây đang diễn ra đại nhạc hội hoành tráng ngay tại góc công viên 23/9.
-
Đà Nẵng - 22h30: Độc giả Trần Quốc Bình tại Đà Nẵng cho biết, các đường phố tại đây đã vắng lặng khi mọi người đang tập trung tại gia đình để chuẩn bị cho lễ cúng Giao thừa. Tuy nhiên, các quán nhậu và quán cafe lại đông hơn bình thường do một số người đang đi xem bắn pháo hoa mừng Năm mới.
-
22h20, TP.HCM: (PV Đặng Vỹ)
Suốt một đoạn hơn 4km vỉa hè Đại lộ Đông Tây khu vực đầu cầu Thủ Thiêm, quận 2, không còn một chỗ trống, người dân chen nhau đứng đợi xem pháo hoa.
Các ngả đường vào khu vực bắn pháo hoa đều bị phong tỏa. Rất đông lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự, dân phòng được huy động túc trực để đảm bảo trật tự cho người dân du xuân.
- 22h15', Nghệ An: (PV Thùy Dương)
Tại thành phố Vinh, hàng nghìn người đã đổ về quảng trường Hồ Chí Minh để chờ màn pháo hoa rực rỡ vào thời khắc giao thừa thiêng liêng. Đặc biệt là những con đường ở trung tâm thành phố như Trường Thi, Hồ Tùng Mậu luôn tấp nập.
-
22h05', Hải Dương: (PV Việt Khánh)
Tại TP. Hải Dương, khu vực Hồ Bạch Đằng, đường Thanh Niên, Trần Hưng Đạo... chăng đèn kết hoa rực rỡ, các xe hàng rong bán bóng bay, mía, cây tài lộc cũng nhanh chân tụ hội tận dụng cơ hội làm ăn cuối năm khi người dân thành phố bắt đầu đổ về ngày càng đông để chuẩn bị chứng kiến màn bắn pháo hoa tại 3 điểm quanh hồ.
Đài phun nước ven hồ "biểu diễn" các kỹ thuật phun biến đổi hoà sắc với ánh đèn pha nhiều màu lung linh.
Quanh hồ, mía tím nguyên ngọn bán 40 nghìn đồng/cây, bóng bay 10-30 nghìn/quả, người bán kẻ mua mặc cả nhanh, cứ thế mà phát lộc, thu lộc trong những giờ khắc cuối cùng trước thời khắc tống cựu nghinh tân. Dọc phố Tam Giang và các phố phường khác trong thành phố người dân đồng loạt treo cờ tổ quốc trước nhà chào xuân mới.
-
22h00': Trên mạng xã hội, nhiều khán giả của chương trình Táo quân đã đưa ra những bình luận về chương trình năm nay. Đa số các ý kiến cho rằng kịch bản chương trình hay, tạo tiếng cười thâm thúy.
- 21h50, Hà Nội: (PV Xuân Hải cập nhật)
Khoảng 20h50, tại chốt trực Cửa Nam, nơi tổ công tác Y8/141, Công an Hà Nội, đang làm nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang đã đến động viên anh em, chiến sỹ 141 Công an Hà Nội trực đêm 30 Tết. Cùng đi có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng CSGT Công an Hà Nội.
Tại chốt trực, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã động viên các cán bộ, chiến sỹ Công an Hà Nội làm tốt nhiệm vụ được giao vì sự yên bình của người dân. Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã tặng quà các cán bộ, chiến sỹ và tàng quà nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014.
-
21h45', Hà Nội: (PV Hồng Chuyên)
Chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh và nhiều đền chùa đã bắt đầu thấp thoáng người đi lễ. Nhiều dịch vụ bán đồ lễ tranh thủ mở tại các cổng đền chùa.
Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại 30 Hoàng Diệu, ánh đèn nến trải khắp tường rào. Phía trong nhà, những ngọn nến, những bông hoa tươi bài trí công phu để tưởng nhớ Đại tướng khi xuân về.
-
21h40', Nam Định: (PV Hoài Thu)
Cha xứ bắt đầu làm Lễ Giao thừa cầu bình an, hạnh phúc trong năm mới.
21h35':
Chưa đến giờ lễ nhưng xứ dân đã tới nhà thờ Thiện Mỹ rất đông.
Các xứ dân nhỏ tuổi cũng một lòng kính Chúa.
- 21h35', Nam Định: (PV Hoài Thu)
Quang cảnh nhà thờ Thiện Mỹ, thuộc địa phận giáo sứ Thiện Mỹ, xã Yên Dương, huyện Ý Yên nhìn từ xa. Nhà thờ đã được trang trí lộng lẫy để các xứ dân chào đón năm mới.
-
Không khí chuẩn bị đón Giao thừa tại Singapore
Cộng đồng người Hoa tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) tổ chức lễ hội đón Tết Giáp Ngọ
-
21h15', TP.HCM: (PV Đặng Vỹ)
Mặc dù chỉ còn vài giờ nữa là đến giao thừa nhưng người dân vẫn tranh thủ chọn cho mình những chậu hoa đẹp nhất (ảnh chụp tại công viên Gia Định, quận Gò Vấp).
Nhiều người tranh thủ ghé vào các "quầy" sách tử vi bày hàng loạt trên cầu Công Lý cạnh chùa Vĩnh Nghiêm, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, mua cho mình một lá số xem vận hạn đầu năm.
-
21h10', Nghệ An: (PV Thùy Dương)
Tại xã Hưng đạo, huyện Hưng Nguyên, mọi người tập trung về nhà văn hoá xóm đốt lửa để đón giao thừa. Tất cả mọi người cùng nhau nắm chặt tay quây quần, cùng nhau uống rượu cần trong khúc nhạc chào đón năm mới. Được biết đây là chủ trương của đoàn thanh niên và chi bộ xóm nhằm mục đích tập hợp các thanh thiếu niên, toàn thể bà con cùng nhau đón tết vui tươi, đồng thời tránh các tệ nạn dịp Tết như đánh bài, đốt pháo...
-
21h00, Bắc Giang: (PV Thành Huyên)
Đường phố Bắc Giang rực rỡ ánh đèn song vẫn rất thưa vắng người.
Tại khu vực Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tỉnh, các bạn trẻ bắt đầu dồn về để chuẩn bị đón xem chương trình nghệ thuật ca múa nhạc với nhiều tiết mục đặc sắc do Trung tâm Văn hóa tỉnh và Nhà hát Chèo Bắc Giang phối hợp biểu diễn.
Nhiều người dân đã đứng sẵn ở khu vực sân khấu ca nhạc mừng Giao thừa.
Chợ hoa Tết trước Sân vận động Tỉnh Bắc Giang vẫn còn những người bán hoa cố đón những lượt khách cuối cùng của ngày.
-
Bình Định - 21h03: Lễ hội đón giao thừa tại Tây Sơn - Bình Định (Ảnh được chia sẻ bởi độc giả Đặng Vĩnh Thược)
-
21h00 - Yên Bái: Theo chia sẻ của độc giả Lưu Minh Đức, hiện nay sự cố đối với mạng lưới điện đã khiến toàn bộ khu vực An Bình,Văn Yên,Yên Bái mất điện trên diện rộng. Chưa biết khi nào điện sẽ được khôi phục.
-
Ngày cuối năm, các bến tàu ở thành phố Quảng Châu - Trung Quốc vẫn đông nghịt người hối hả bắt chuyến tàu muộn về nhà đón Tết.
Không khí đón năm mới Giáp Ngọ tại Kuala Lumpur (Malaysia)
Người dân Bắc Kinh đã chuẩn bị xong xuôi cho Tết Giáp Ngọ
Tuy không đón Năm mới theo âm lịch như người dân các nước Việt Nam, Trung Quốc nhưng không khí xuân Giáp Ngọ vẫn ngập tràn Jakarta - Indonesia
-
20h50', TP.HCM: (PV Đặng Vỹ)
Dòng người từ các nơi đã đổ về trung tâm quận 1 và khu vực hầm Thủ Thiêm quận 2 đón giao thừa và chờ xem bắn pháo hoa.
Một sân khấu lớn bắc ngang con kênh Tàu Hủ, hai mặt sân khấu hướng về quận 1 và quận 4. Đây là nơi diễn ra đại nhạc hội lớn nhất TP.HCM diễn ra trước giao thừa.Nhiều màn mình lớn được đặt nhiều nơi trên một khuôn viên rộng lớn quanh khu vực sân khấu để người dân được xem.
Đầu hầm Thủ Thiêm phía quận 2, hàng ngàn người dân đã tập trung chờ xem pháo hoa thời khắc giao thừa. -
Hội du học sinh Việt Nam tại Adelaide (Australia) tổ chức dạ hội đón Xuân Giáp Ngọ.
Chia sẻ qua Facebook, các du học sinh Việt Nam tại tỉnh Le Havre (Cộng hòa Pháp) cũng tổ chức gói bánh chưng, gói giò để đón Tết Nguyên đán cổ truyền.
- Các sinh viên Việt Nam tại tỉnh Le Havre (Pháp) tổ chức gói bánh chưng, gói giò để đón Tết Giáp Ngọ. (Chia sẻ qua Facebook của các du học sinh Pháp)
-
-
20h20', Hà Nội: (PV Hồng Chuyên)
Lăng Bác không khí khá yên lặng.
Những công nhân vệ sinh trên phố Ngọc Hà đẩy những xe rác nặng nề lên xe tải. Ngày này, lượng rác nhiều hơn, các chị công nhân vệ sinh thêm vất vả. Chị Đào Thị Diễm, Tổ 14, Công nhân vệ sinh khu vực Liễu Giai chia sẻ: "Ngày tết, chúng tôi thường làm chập ca. Ca của tôi hôm nay kéo dài từ 10 giờ trưa đến 4 hoặc 5 giờ sáng ngày hôm sau (Mùng 1)". Chị cũng chia sẻ, con lớn của chị đã học lớp 10 nên công việc ngày Tết cũng bớt đi phần vất vả.Lác đác những hàng hoa trên phố Liễu Giai đang dọn hàng về nhà đón xuân.
-
8h15', Nam Định: (PV Phan Sương)
Một gia đình chăm chú ngồi xem Táo quân trên VTV.
Cụ Lê T. An, Hàng Đồng, TP Nam Định đã sắp mâm cúng giao thừa sớm hơn thường lệ để con cháu được đi xem pháo hoa.
-
20h00, Hải Phòng: Người dân đổ về trung tâm thành phố đón giao thừa.
(Ảnh: Social Media)
-
19h50, Thái Bình: Gia đình anh Bùi Phong sắp vớt bánh chưng để kịp cúng giao thừa.
Ảnh: Social Media
-
Tại TP.HCM: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm đường hoa Nguyễn Huệ. Rất đông người dân cũng đã đổ về đây để chờ đón khoảnh khắc giao thừa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm đường hoa Nguyễn Huệ(Ảnh: Hà Khánh)
Nhiều người dừng chân ngắm nhìn mô hình 5 con ngựa dũng mãnh, tung vó trên đường hoa như ước nguyện “mã đáo thành công” trong năm mới và khu trưng bầy nhạc cụ Đờn ca tài tử với kích thước lớn nhân dịp môn nghệ thuật này được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhiều người dừng chân ngắm nhìn mô hình 5 con ngựa dũng mãnh (Ảnh: Hà Khánh)
Nguồn: VOV
-
19h45: Từ Pháp, CTV Đỗ Duy Khương cho Infonet biết: Thời tiết giống Tết Việt Nam nhưng vẫn là ngày làm việc trong tuần. Người Châu Á nô nức đón năm Giáp Ngọ nên những ngày gần đây đã trang hoàng nhà cửa, trung tâm thương mại. Nhiều người dân Pháp đến nhà hàng của người châu Á để đón mừng năm mới.
"Tôi cũng có gói bánh chưng, chuẩn bị vài món truyền thống. Hôm nay sẽ về sớm để cúng giao thừa", anh Khương cho biết.
-
19h30: Ánh đèn lung linh trên cây đào phai nhà chị Trần Hằng (Hà Nội). Chị Hằng đã đi làm dâu 6 năm nay. Mỗi khi tới ngày 30 Tết là chị Hằng lại thấy chộn rộn nhớ nhà cha mẹ ruột. Có lẽ thời khắc được cùng cha mẹ, anh em đón giao thừa đã in sâu vào tâm trí của chị. (Đó là chia sẻ của chị Hằng trên Social Media)
-
Đường Điện Biên Phủ tĩnh lặng Đêm 30 Tết.
Ảnh Social Media
-
19h00: Quang cảnh tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội - (Ảnh: Social Media)
- Bữa cơm tất niên trong một gia đình tại Nghệ An:
Ảnh: Social Media
-
Chị Đặng Thị Phương Lan, quê ở Thanh Ba, Phú Thọ, sang làm giúp việc gia đình tại Đài Loan đã được 11 năm cho VOV biết: Là một người mẹ, người vợ, những ngày giáp Tết này ai cũng muốn về ăn Tết với gia đình, bởi chỉ có ở Việt Nam, chúng ta mới có thể hưởng một cái Tết trọn vẹn, đầy ý nghĩa nhất.
Chị Phương đang gói bánh chưng tại Đài Loan - Ảnh VOV
-
Chiều tối 30, nhà nào cũng đều cố gắng chuẩn bị mâm cơm tất niên tươm tất:
Ảnh VOV
Ảnh VOV
-
Khu vực Hồ Gươm, Hà Nội lúc 18h ngày 30/1:
Ảnh: Social Media
Ảnh: Social Media
-
Sau thời khắc giao thừa, nhiều người sẽ xuất hành và hái lộc.
Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Trưởng Bộ môn Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, tục hái lộc đầu năm là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Chữ “lộc” là từ đồng âm, có nghĩa là phúc lộc, may mắn. “Lộc” cũng có nghĩa là mần non đâm chồi nảy lộc.
GS Thêm nói với tờ Khám Phá, cần hiểu đúng về tục hái lộc để làm đúng cách, đúng phong tục. Ông nói: “Hành động hái lộc bằng cách lấy chậu cảnh của nhà chùa mang về là có tội, chứ không phải hái lộc”.
-
"Bữa cơm tất niên chưa phải là bữa thịnh soạn nhất, sang trọng nhất, vì có thể một vài món chính của ngày Tết như bánh chưng, chè kho... thường nấu trong đêm 30. Món ăn thường như là "nếm" những gì chuẩn bị cho ngày Tết.
Ví như ăn thử miếng giò mới mua xem có được như ý không, nếm thử món măng hầm xem đã dừ chưa... Nhưng đây thường là bữa ăn ngon miệng nhất! Ngon vì sự ấm cúng của buổi đoàn tụ, vì là bữa "kích hoạt" thú vui ẩm thực chưa bị "no xôi chán chè" do ăn uống quá nhiều trong những ngày Tết. Sự hồ hởi của bọn trẻ trong nhà sau những ngày chờ Tết cũng làm tăng thêm không khí gia đình".
Nhà sử học Dương Trung Quốc trả lời trên tờ Gia đình & Xã hội dịp Tết Giáp Ngọ.
-
Theo Bộ Ngoại giao, trung bình hàng năm, có khoảng 400.000 lượt kiều bào về thăm quê hương, hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở trong nước hoặc thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Ảnh: Các chuyến bay từ Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan... liên tục đáp xuống Tân Sơn Nhất, đưa Việt kiều về đón xuân Giáp Ngọ tại quê nhà.
Ảnh Tri Thức Trực Tuyến
-
TP HCM bắn pháo hoa 6 điểm:
Đồ hoạ của Tri Thức
-
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 29 điểm
Đồ hoạ của Tri Thức
-
Từ chiều 30/1, các trận địa chuẩn bị cho việc bắn pháo hoa khắp cả nước đã hoàn tất.
Trận địa pháo hoa tại Hà Nội - Ảnh Tri Thức
-
Từ 19h00 đêm 30 Tết, nhiều gia đình bắt đầu sửa soạn, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa với hi vọng tiễn năm cũ, đón năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công. Đây là thời khắc đặc biệt nhất trong năm nên nhiều người bắt đầu đổ về các trung tâm để hái lộc, ngắm pháo hoa trong niềm hân hoan khó tả.
Báo điện tử Infonet xin được chuyển đến độc giả không khí đón mừng năm mới của người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới.