Khi người lớn bận tranh cãi… trẻ tiếp tục bị xâm hại lần 2, 3!

Cho đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định rằng các vụ việc xâm hại phụ nữ và trẻ em không còn là “ tiếng sét gây bàng hoàng”, mà nó như trở thành những “dây pháo nổ có tính liên hoàn” trong đời sống xã hội, ở môi trường nào cũng luôn tiềm ẩn những “ngòi nổ” như thế và có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền


LTS: Liên tiếp những vụ xâm hại tình dục, những trận công kích thóa mạ, chửi bới từ MXH… mà nạn nhân là trẻ em đã, đang xảy ra. Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác bảo trợ trẻ em, ĐBQH, PGĐ Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Phú Yên Phạm Thị Minh Hiền đã có bài viết riêng cho Infonet về hiện tượng này. Nhan đề bài viết do tòa soạn đặt.

Những ngày qua, trước các vụ việc tiêu cực xảy ra với trẻ em trong trường học, nơi luôn được mặc định sự tôn nghiêm phải đặt lên hàng đầu, các quan hệ ứng xử phải cần phải có tôn ti trật tự thì chúng ta, những người lớn trưởng thành để trẻ trao nhờ sự tin cậy vẫn còn đang bận tranh cãi nhau về căn cứ pháp lý cho hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, bận tranh cãi nhau về đạo đức người thầy giáo, về sự chuẩn mực nghề nghiệp của cô giáo, về niềm tin của xã hội với giáo dục hiện nay, về trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc bảo vệ trẻ em......

Lẽ ra, các vụ việc ấy cần được gia đình của trẻ, nhà trường và các cơ quan chức năng xử lý một cách thận trọng và chắc chắn thì dường như sự việc đã bị đẩy đi quá xa, không có hồi kết bởi các dữ liệu thông tin liên quan vẫn được truyền thông báo chí và mạng xã hội khai thác triệt để.

Khi dư luận xã hội còn chìm ngập trong nhiều cảm xúc đan xen, cơ quan chức năng nhập nhằng trách nhiệm thì hầu như ít ai nghĩ đến tâm trạng hiện tại của các nạn nhân trong từng vụ việc, nạn nhân của sự phán xét và đổ lỗi vô căn cứ, nạn nhân của truyền thông không kiểm soát...

Thái độ người lớn- hành vi xâm hại lần 2, lần 3 với trẻ

"Thái độ" là trạng thái tâm lý mà tôi cố gắng quan sát, theo dõi, tìm hiểu trên mạng xã hội và tin tức báo chí những ngày qua.

Vì sao tôi quan tâm? Vì thái độ là cách mà chúng ta phản ứng trước một hiện tượng, sự việc đang diễn ra. Nó được biểu hiện dưới dạng quan tâm/không quan tâm, thích/không thích, tích cực/tiêu cực hoặc đôi khi là trung lập.

Cho đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định rằng các vụ việc xâm hại phụ nữ và trẻ em không còn là “ tiếng sét gây bàng hoàng”, mà nó như trở thành những “dây pháo nổ có tính liên hoàn” trong đời sống xã hội, ở môi trường nào cũng luôn tiềm ẩn những “ngòi nổ” như thế và có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Và khi các sự việc như một dây pháo liên tiếp nổ ra, đã có người phẫn nộ, có người bức xúc, có người chấp nhận thỏa hiệp, có người im lặng xem đó không phải chuyện của mình.

Có thể vì quá chấn động hoặc quá thất vọng về môi trường giáo dục hiện nay mà không ai kịp hiểu rằng cho dù bằng thái độ nào, việc bày tỏ ra sao nhưng nếu đi quá giới hạn cho phép, thì người lớn chúng ta cũng sẽ trở thành kẻ châm ngòi. Chúng ta là những người bị tổn thương bởi chính tiếng nổ không điểm dừng ấy và đương nhiên, một lần nữa những cuộc tranh cãi không hồi kết sẽ là hành vi xâm hại lần 2, lần 3 đối với các nạn nhân.

Vì thế, "thái độ" chính là điều mà tôi nghĩ đến và lo lắng nhất: Thái độ của người trong cuộc, thái độ người ngoài cuộc, thái độ của cộng đồng xã hội, của cơ quan chức năng... Đối với những vụ việc nhạy cảm có liên quan đến trẻ em, thái độ thận trọng của người lớn là điều quan trọng nhất để góp phần giúp sự thật cuối cùng được tìm thấy.

Trẻ em vẫn chưa được bảo vệ tuyệt đối, chắc chắn

Từ góc nhìn của người phụ trách quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em bao năm qua, trong đó có công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, thì tôi cho rằng công tác truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi ở ta chưa được tổ chức triển khai đến nơi đến chốn.

Có lần, khi tiếp cận với mẹ của một bé gái là nạn nhân của xâm hại tình dục, tôi hỏi chị có dạy cho con mình kỹ năng tự bảo vệ, chị có tham dự các buổi truyền thông tại cộng đồng về nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ trẻ em hay không?.

Trả lời tôi, chị dõng dạc nói “Có chứ”. Nhưng khi tôi hỏi, chị trao đổi với con gái mình thế nào, thì chị trả lời một cách rất thật rằng “Tôi nói với cháu, không được để ai động vào vùng nhạy cảm, chỗ kín trên cơ thể mình. Nếu để mẹ biết được, thì mẹ sẽ đánh đấy!”.

Thật đau xót khi chính con chị lại là nạn nhân của hành vi dâm ô, bị đối tượng thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần mà không dám về nói cho mẹ mình nghe... chỉ vì “sợ mẹ đánh”. Rõ ràng, ở trường hợp này, chỉ một câu nói đi kèm với cảm xúc thiếu chuẩn mực của người mẹ đã làm cho công tác truyền thông phản tác dụng.

Và vụ việc gần đây “thầy giáo Bắc Giang sờ mông, sờ đùi” nhiều học sinh bậc tiểu học, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những nhận định đầy hồn nhiên của không ít phụ huynh cho rằng việc sờ vào vùng nhạy cảm đó là việc cưng nựng của người thầy bày tỏ sự yêu thương với học trò. Chúng ta ngạc nhiên với những phát biểu thiếu tính khách quan của người có trách nhiệm khi họp báo thông tin vụ việc.

Hay như cơn cuồng nộ của mạng xã hội Facebook với tràn lan những hình ảnh/ thông tin cá nhân chưa được xác thực của cô giáo ở Bình Thuận bị chồng tố vào nhà nghỉ với học sinh. Đáng sợ hơn khi cộng đồng đã “chia sẻ, đã chửi nhầm” một nam sinh khác… khiến em này sốc đến mức “không muốn đi học”. Những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học bỗng nhiên một ngày trở thành nạn nhân oan ức, biến cố rớt xuống đầu bởi cơn cuồng điên giận dữ thiếu kiểm soát của mạng xã hội...

Theo tôi, các thông điệp được đưa ra trong quá trình truyền thông thường được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau và tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, dù trực tiếp (được thực hiện giữa người với người) hay gián tiếp ( thông qua các phương tiện truyền thông) vẫn phải đảm bảo được tính liên kết giữa 3 yếu tố: hiểu biết (kiến thức)- thái độ- hành động, phải đạt được mục đích của truyền thông là thông tin- giáo dục- vận động, thuyết phục.. đến với đối tượng cần truyền tải...

Nhưng rõ ràng rằng, cách hành xử của người lớn trên các trang mạng xã hội, trang tin điện tử và ngay cả cách thức đưa tin của một số báo online hiện nay đều cho thấy tính liên kết giữa nhận thức- thái độ- hành vi trong xã hội hoàn toàn bị phá vỡ. Cách xử lý truyền thông, xử lý vụ việc của những người có liên quan, của các cơ quan hữu quan cũng cho thấy rằng các nạn nhân là trẻ em vẫn chưa được bảo vệ tuyệt đối, chắc chắn theo 3 cấp độ: ngăn ngừa-can thiệp-trợ giúp.

Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng cần vào cuộc nhanh chóng đối với những vụ việc có liên quan đến trẻ em, các kết luận cần được cân nhắc và thận trọng nhằm hạn chế những tranh cãi, gây ý kiến trái chiều trên truyền thông hay mạng xã hội. Bản thân các em ở độ tuổi này còn non nớt về tâm lý, suy nghĩ chưa chín chắn trước những cú sốc tinh thần và các kỹ năng đối phó với những nguy biến đầu đời còn hạn chế. Khi sức mạnh nội tại trong các em chưa đủ lực thì chính tấm lòng yêu thương, bao dung, vị tha của người lớn cùng với trách nhiệm bảo vệ trẻ em của toàn xã hội sẽ giúp các em tăng cường sức đề kháng để vượt qua những tổn thương, những khó khăn về tâm lý để nhanh chóng hòa nhập lại cuộc sống đời thường.

Hiện tại các chế định pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại trên môi trường mạng nói riêng đã được ban hành một cách khá đầy đủ, chi tiết và mang tính thiết thực ( Luật trẻ em, Luật An ninh mạng và các Nghị định có liên quan). Tuy nhiên, do các chế định này chỉ mới được ban hành trong thời gian ngắn nên chưa thể triển khai một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả trong đời sống thực tế mà bằng chứng là các vụ việc về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng vẫn có chiều hướng gia tăng một cách tiêu cực.

Do đó, để các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại trên môi trường mạng được đảm bảo thực hiện và thực sự đi vào thực tế đời sống cần triển khai đồng bộ các biện pháp cũng như sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó, biện pháp tuyên truyền, phổ biến phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu nhằm mang đến cho trẻ em (đối tượng chính bị xâm hại) những thông tin cần thiết, đầy đủ về môi trường mạng, đồng thời nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường, các cơ quan đoàn thể địa phương, các doanh nghiệp và nhận thức của toàn xã hội về tính cấp bách, sự nguy hiểm, mặt trái của môi trường mạng khi tác động đến trẻ em để có sự phòng ngừa kịp thời và hiệu quả, tránh để xảy ra những vụ việc đáng tiếc, từng bước đảm bảo tối đa quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !