Khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về công nghiệp 4.0
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thăm quan các gian hàng tại Triển lãm. |
Cuộc CMCN lần thứ tư đang mở ra nhiều cơ hôi, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác đọng ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư.
Tại phiên họp ngày 13/09/2019, Bộ Chính trị đã cho ý kiến đối với Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng.
Ngày 27/09/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhằm tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN lần thứ tư mang lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên KH-CN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.
Sự kiện Industry 4.0 Summit 2019 mang lại nhiều ý nghĩa sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết52-NQ/TW. |
Sự kiện Industry 4.0 Summit 2019 với các mục đích chủ yếu: Công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và các bộ ngành đẩy mạnh triển khai tham gia cuộc CMCN 4.0; Tạo cơ hội trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam; Triển lãm, giới thiệu các thành tựu, giải pháp công nghệ của CMCN 4.0 cho các ngành, lĩnh vực KT-XH của Việt Nam; Kết nối kinh doanh và xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực CMCN 4.0 giữa các nhà đầu tư quốc tế với cộng đồng doanh nghiệp và đại diện của 63 tỉnh thành.
Bên cạnh phiên toàn thể cấp cao, Diễn đàn còn có chuỗi hội thảo chuyên đề gồm: Ngân hàng thông minh; thành phố thông minh; Sản xuất thông minh; Năng lượng thông minh; và Chuyên đề kinh tế số.
Song song với các chuyên đề, Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 sẽ mở rộng với quy mô gấp đôi cùng gần 80 gian hàng đến từ các công ty trong nước và quốc tế tiêu biểu như: VNPT, Viettel, Qualcomm, Samsung, Vietcombank, ABB, FPT, SAP, CMC,…
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương báo cáo trong phiên Tọa đàm cấp cao. |
Đây là sự kiện quốc tế được tổ chức với mục đích: Công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tạo cơ hội cho trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam…
Sự kiện bao gồm các hoạt động: Phiên Diễn đàn cấp cao; 5 hội thảo chuyên đề; triển lãm công nghệ hiện đại với sự tham gia khoảng 100 doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế; phiên kết nối đầu tư kinh doanh.
Với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0”, phiên Diễn đàn cấp cao tập trung giới thiệu về quá trình xây dựng và những nội dung cơ bản của Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và các báo cáo chính xoay quanh các vấn đề về chiến lược quốc gia cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam, về chuyển đổi số quốc gia hướng tới nền kinh tế số và xã hội số.
Chuỗi hội thảo chuyên đề tập trung vào 5 chủ đề chính bao gồm: Ngân hàng thông minh; Thành phố thông minh; Sản xuất thông minh, Năng lượng thông minh và Kinh tế số.