Hơn 500ha đất rừng bị xâm chiếm, công ty lâm nghiệp đổ lỗi do Covid-19

Trả lời PV Infonet, lãnh đạo một công ty lâm nghiệp quản lý gần 1.000ha rừng tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cho rằng, do dịch Covid-19, công ty thiếu bảo vệ nên người dân lợi dụng xâm chiếm, san ủi đất rừng thành từng khoảnh.

{keywords}
Một vạt rừng bị chặt hạ, cây khô nằm ngổn ngang.

Thuê bảo vệ không trả tiền, cho trồng rau trên hơn 30ha đất rừng

Theo phản ánh của người dân địa phương, thời gian gần đây, trên lâm phần của Công ty TNHH Minh Hằng (thuộc địa bàn xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) liên tục xảy ra tình trạng chặt phá cây rừng, san ủi, xâm chiếm đất rừng trái phép để trồng cây ngắn ngày (chủ yếu là trồng mía và sắn).

Lần theo chỉ dẫn của người dân, PV Infonet ghi nhận, nhiều diện tích rừng trên lâm phần của Công ty Minh Hằng quản lý đã bị chặt phá, san ủi, dấu xích của xe cơ giới hằn lên khắp nơi.

{keywords}
Dấu vết xe cơ giới san ủi đất rừng hằn lên khắp nơi tại lâm phần Công ty Minh Hằng.

Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp, năm 2010, Công ty TNHH Minh Hằng (Công ty Minh Hằn) được UBND tỉnh Đắk Lắk giao quản lý 983ha đất rừng, trong đó có 100ha để thực hiện dự án trồng cao su, diện tích còn lại là rừng tự nhiên. Đến nay, diện tích rừng tự nhiên của Công ty Minh Hằng chỉ còn lại khoảng 360ha (đã mất khoảng hơn 500ha).

Cũng theo Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp, thời gian qua, đơn vị đã tiếp nhận, xử lý 4 vụ phá rừng trái pháp luật xảy ra tại lâm phần do Công ty Minh Hằng quản lý, với diện tích thiệt hại gần 60ha rừng nhưng chưa xác định được đối tượng vi phạm. Trong số đó, Hạt đã chuyển hồ sơ 1 vụ phá rừng với diện tích gần 11ha, tang vật là 720 lóng gỗ các loại với gần 30m3 gỗ, để Công an huyện Ea Súp xử lý.

{keywords}
Cây bị cưa hạ, vứt chỏng chơ giữa rừng trong khu vực lâm phần Công ty Minh Hằng.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cho hay, huyện đã có kiến nghị cấp tỉnh về việc thu hồi dự án lâm nghiệp của Công ty Minh Hằng vì công ty này thiếu nhân lực, quản lý rừng lỏng lẻo.

Liên quan đến tình trạng để mất đất rừng tại lâm phần của Công ty Minh Hằng, ông Đặng Công Tạo, Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt thông tin, từ tháng 6 đến tháng 8/2021, địa phương đã phát hiện tổng cộng gần 32ha đất lâm nghiệp tại lâm phần của Công ty Minh Hằng bị san ủi thành từng lô, thửa để sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có 30ha đất (thuộc đất dự án trồng cao su) do 2 bảo vệ của Công ty Minh Hằng san ủi để canh tác và 1,7ha đất rừng tự nhiên chưa rõ đối tượng san ủi.

Theo ông Tạo, qua kiểm tra, UBND xã Ya Tờ Mốt phát hiện Công ty Minh Hằng thuê bảo vệ nhưng không trả phí dịch vụ bằng tiền mặt mà cho bảo vệ canh tác hoa màu trên đất của công ty.

Cụ thể, Công ty Minh Hằng có ký hợp đồng với ông T.V.T, thuê người này thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Trong hợp đồng thể hiện, ông T. không được thanh toán chi phí dịch vụ bảo vệ bằng tiền mặt mà được trả công bằng hình thức canh tác, trồng trọt hoa màu trên diện tích khoảng 30-35ha tại tiểu khu 213, thuộc lâm phần của Công ty Minh Hằng quản lý.

{keywords}
Một khoảnh rừng tự nhiên bị san ủi tại lâm phần Công ty Minh Hằng.

Đổ lỗi do... Covid-19

Trao đổi qua điện thoại với PV Infonet, bà Trịnh Thị Phương Thùy, Phó giám đốc Công ty Minh Hằng thừa nhận, trên lâm phần của công ty xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Tuy nhiên, rừng bị phá, xâm chiếm từng khoảnh nên công ty chưa thống kê được diện tích.

Theo lý giải của bà Thùy, do tình hình dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2021 phức tạp nên nhiều bảo vệ của công ty nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu lực lượng trông coi, bảo vệ rừng. Lợi dụng tình hình đó, nhiều đối tượng tự ý vào cày xới để trồng trọt.

“Do dịch bệnh, công ty thiếu bảo vệ nên người ta vào cày xới chứ không ai cho. Hiện chúng tôi đang tuyển thêm bảo vệ và báo cáo các vụ việc xâm chiếm đất rừng đến chính quyền địa phương để nhờ phối hợp xử lý”, bà Thùy phân trần.

{keywords}
Đất dự án trồng cao su của Công ty Minh Hằng cũng bị cày xới để trồng sắn (mì).

Trong các văn bản liên quan đến tình hình xâm chiếm đất rừng tại lâm phần đang quản lý, Công ty Minh Hằng giải thích rằng, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên khâu điều động nhân sự bảo vệ rừng chưa được tốt. Ngoài ra, nhân viên bảo vệ không làm tròn trách nhiệm. Vì vậy, một số đối tượng đã tự ý cày ủi, trồng trọt trái phép trong vùng dự án, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất dự án, đất rừng, chặt phá cây rừng.

Riêng trường hợp ông T.V.T, Công ty Minh Hằng cho biết, trước đây ông T. là bảo vệ của công ty nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao, tự ý cày ủi vùng đất không cho phép xen canh, có dấu hiệu cho thuê, cho sang nhượng đất của dự án bất hợp pháp nên công ty đã chấm dứt hợp đồng với ông T.

Cũng theo Công ty Minh Hằng, do diện tích 100ha cao su của công ty trồng đã chết nên công ty đang tìm cây giống phù hợp để xin trồng trọt lại. Hiện công ty không cho ai cày xới trên đất của dự án trồng cao su nên mọi hoạt động đang diễn ra là bất hợp pháp.

{keywords}
Máy móc tập kết ngay trên đất dự án của Công ty Minh Hằng.

Theo đánh giá của Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp, việc 100ha cây cao su trong dự án bị chết đã ảnh hưởng tới khả năng đầu tư của Công ty Minh Hằng. Ngoài ra, công ty này không thể thuê nhiều lao động do chi phí hằng năm trả cho lực lượng bảo vệ rừng lớn. Trong các đợt kiểm tra, Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp ghi nhận, chỉ có 1-2 người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại lâm phần của Công ty Minh Hằng, dẫn đến diện tích rừng bị phá trái pháp luật rất lớn.

Trần Nhân

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Đang cập nhật dữ liệu !