Học sinh tử vong vì tàu lượn: Ngoại khóa, trải nghiệm có phải là đi chơi xa?

Ở các thành phố lớn, ngay cả trường mầm non cũng thường xuyên đưa học sinh trải nghiệm xa vài chục cây số vào những ngày như Halloween hay Trung thu khiến phụ huynh lo lắng.

Trước khi xảy ra vụ việc nam sinh 17 tuổi tử vong khi chơi tàu lượn ở Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (Phú Thọ) trong chuyến ngoại khóa do nhà trường tổ chức ngày 14/1, nhiều phụ huynh đã có những thắc mắc về quy trình tổ chức đi ngoại khóa cho học sinh.

Nhiều người tỏ ta lo lắng hơn nữa khi sắp tới đây, theo chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong các nhà trường, hoạt động cho học sinh trải nghiệm thực tế càng được chú trọng.

Có phải các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa là đưa học sinh đi chơi xa? Với mỗi buổi học sinh đi dã ngoại trải nghiệm, phụ huynh còn phải đóng thêm tiền, trong khi đó vấn đề an toàn cho con em mình thì phụ huynh lại không nắm được.

Bà Lê Thị Loan, Phó trưởng khoa Giáo dục - Học viện Quản lý Giáo dục cho rằng, với các hoạt động trải nghiệm, phải tổ chức chặt chẽ ở tất cả các khâu vì chỉ chủ quan một chút thì hậu quả khôn lường.

“Hiện nay, tại nhiều nhà trường, học sinh còn đề xuất các điểm đến mới lạ. Tôi biết có những trường ở Hà Nội còn đề xuất đi ngoại khóa tận trong Đà Nẵng và cả lớp di chuyển bằng máy bay. Có thể thấy là học sinh bây giờ thích khám phá, ưa mạo hiểm, nếu Ban giám hiệu không cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng sẽ dễ dẫn đến thỏa hiệp với học sinh.

Tôi nghĩ, các nhà trường nên tìm kiếm nơi an toàn cho học sinh hoạt động đảm bảo vừa chơi vừa học lại đảm bảo sự an toàn.

Nhiều trường tùy theo chuyên đề trải nghiệm mà đưa học sinh đến với các địa điểm. Ví như với chuyên đề học về lịch sử, ở Hà Nội thì giáo viên có thể đưa học sinh đến đền Kiếp Bạc, sông Bạch Đằng (Hải Dương) hay cho học sinh cắm trại ở làng văn hóa... là những nơi vừa an toàn, vừa giúp học sinh tìm hiểu di tích lịch sử”, bà Loan nói.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề "Đi trải nghiệm có nhất thiết phải đưa học sinh đi chơi xa?", bà Lê Thị Loan khẳng định: Hoạt động trải nghiệm không phải việc đưa học sinh đi chơi xa, thu mỗi học sinh vài trăm nghìn một lần đi.

“Quan trọng là định hướng và cách tổ chức của nhà trường. Chỉ đơn thuần như cho học sinh đến vườn bách thú xem các con vật, hay tới vườn bách thảo để học sinh nhận biết cây lâu năm, cây hằng năm… đó cũng là trải nghiệm.

Đôi khi chỉ là cho học sinh hạt giống về trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây cối, đó cũng là trải nghiệm rồi. Thậm chí, việc cho học sinh cắm trại trong khuôn viên nhà trường, tổ chức hội chợ quyên góp từ thiện cho trẻ em vùng cao cũng là hoạt động trải nghiệm rất hữu ích”, bà Loan gợi ý về hoạt động trải nghiệm.

{keywords}
Trồng cây trong khuôn viên trường cũng là hoạt động trải nghiệm được nhiều trường lựa chọn.

Một điều thường thấy ở các thành phố lớn là ngay cả trường mầm non cũng thường xuyên đưa học sinh trải nghiệm xa vào những ngày như lễ hội Halloween, Trung thu...

Một số phụ huynh cho rằng việc này là không cần thiết, nhất là khi học sinh mầm non hiếu động, một lớp cũng gần 20 học sinh mà lại chỉ có 2 cô giáo trông nom nên khó kiểm soát sự an toàn cho các con.

Về vấn đề này, bà Lê Thị Loan nêu quan điểm: “Tôi nghĩ việc cho học sinh trải nghiệm là cần thiết nếu chúng ta đảm bảo cho các con sự an toàn.

Hoạt động trải nghiệm giúp các con hình thành kỹ năng sống, học sinh mầm non có thể ngã nhẹ hay trêu đùa với các bạn suốt chuyến đi nhưng theo tôi thì đó là một trải nghiệm tốt cần có.

Thời của chúng tôi đâu có ai dạy bơi, dạy trồng rau hay nấu cơm... Sau này chúng tôi mới nhận thấy mình tự trưởng thành từ tất cả những hoạt động như vậy”.

Được biết, Sở GD&ĐT cũng có những quy định rõ về việc tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa. Trước khi đi, nhà trường phải lên kế hoạch rõ ràng, xin ý kiến lãnh đạo Sở GD&ĐT mới được phép cho học sinh đi trải nghiệm. Những điểm đến trải nghiệm cũng phải được thẩm định về năng lực, chức năng chứ không phải muốn đưa học sinh đi ngoại khóa ở đâu cũng được.

Nam sinh tử vong khi đi ngoại khóa tại Khu du lịch Đại Nam

Nam sinh tử vong khi đi ngoại khóa tại Khu du lịch Đại Nam

Đại diện trường Tiểu học Âu Dương Lân (quận 8, TP.Hồ Chí Minh) xác nhận, nam sinh học lớp 4 gặp nạn trong lúc đi ngoại khóa ở Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) đã tử vong.

Hoàng Thanh

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Đang cập nhật dữ liệu !