Học sinh lớp 12 đưa động vật hoang dã lên Facebook khoe chiến tích
Trước đó, ngày 10/12/2016, chủ tài khoản Facebook cá nhân có tên “Điên Tài” đã đăng status, “Tôi thích cuộc sống làng quê no ấm áp và bình dị vui vẻ” kèm theo đó là nhiều hình ảnh gồm: Bàn nhậu, con mang rừng bị trói 4 chân, chú khỉ tội nghiệp bị dây bẫy trói ngang cổ với đầy những vết thương chảy máu.
Được biết, có 3 bức ảnh 3 thanh niên cầm súng tự chế với con chim trời vừa bị bắn chết, được chủ Facebook đưa lên để khoe khoang “chiến tích” săn bắn động vật hoang dã.
Nam thanh niên đưa động vật hoang dã lên Facebook là học sinh lớp 12 |
Theo ông Duẩn, sau khi nhận được thông tin, Hạt kiểm lâm đã phối hợp với Công an huyện Hương Khê xác minh, làm rõ. Đối tượng là Trần Mạnh Tài (SN 1999), học sinh lớp 12A9, Trường THPT Hương Khê, có Facebook tên “Điên Tài”.
Cơ quan chức năng vào tận gia đình Tài tìm hiểu. Qua khai thác, Tài thừa nhận đó là Facebook mình, có đưa hình ảnh động vật hoang dã lên trang cá nhân, chỉ với mục đích là vui vẻ. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giữ được 1 khẩu súng tự chế.
"Hiện cơ quan chức năng đã lập biên bản, xây dựng hồ sơ ban đầu. Về hình thức xử lý, đang làm rõ hành vi của đối tượng, chính Tài là người đi săn, đi bắt hay do lấy từ trên mạng hoặc từ đối tượng khác? Sự việc này, phải làm rõ vì liên quan đến độ tuổi của người liên quan đến vụ việc" – ông Duẩn cho biết.
Săn mang rừng cũng được đối tượng đưa lên Facebook |
Ông Phan Quốc Thanh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hương Khê cho biết: “Đến nay chúng tôi mới tiếp nhận được thông tin. Được biết, Tài đã nghỉ học từ đầu tháng 12/2016. Nhà trường đang liên hệ với gia đình học sinh để làm rõ vụ việc. Nếu đúng học sinh của mình thì sẽ có phương án xử lý nghiêm”.
- Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:
"Điều 190.Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
- Căn cứ vào khoản 1,2,3 Điều 21 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nay được sửa đổi bởi Nghị định số 40/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mức xử phạt sẽ là:
Điều 21. Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng
Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này) bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 10.000.000 đồng."