Hoàng loạt doanh nghiệp bị Trung Quốc “nuốt chửng”, Mỹ khó chịu

Tận dụng cuộc khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ, giới đầu tư Trung Quốc đã nhanh chóng đổ tiền thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp của “xứ cờ hoa”. Quốc hội Mỹ đã rất hoảng hốt và đang tìm cách ngăn chặn.
Hoàng loạt doanh nghiệp bị Trung Quốc “nuốt chửng”, Mỹ khó chịu - ảnh 1

Smithfield Foods, nhà chăn nuôi và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới ở Virginia (Mỹ), đã trở thành một công ty con của Trung Quốc.

“Oanh tạc đất Mỹ”

Số liệu trong báo cáo mới nhất của Tập đoàn phân tích tài chính Rhodium cho biết, chỉ trong quý đầu tiên của năm 2014, hoạt động mua lại doanh nghiệp của Trung Quốc trên thị trường Mỹ đã đạt con số 8 tỷ USD. Trong năm 2013, Trung Quốc đầu tư vào Mỹ 14 tỷ USD. Điển hình nhất của trào lưu “làm thịt” các doanh nghiệp Mỹ là việc hồi cuối năm 2013, Smithfield Foods, nhà chăn nuôi và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới ở Virginia, đã bị công ty Shuanghui International Holdings thâu tóm và trở thành một công ty con của Trung Quốc.

Đây là vụ thâu tóm lớn nhất của Trung Quốc đối với một công ty của Mỹ, với giá mua 7,4 tỷ USD. Năm 2012, các công ty Trung Quốc đã chi tới 11,57 tỷ USD trong 49 giao dịch mua bán để thâu tóm hoặc sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp Mỹ. Số tiền này cũng cao hơn tổng chi phí mà Trung Quốc bỏ ra cho hoạt động thâu tóm doanh nghiệp Mỹ trong các năm 2009 đến 2011.

Theo thống kê, Smithfield cùng 4 công ty khác đang kiểm soát tới 73% ngành công nghiệp chế biến thịt lợn Mỹ. Bên cạnh đó, Smithfield còn sở hữu một nền tảng sản xuất cực tốt, bao gồm đất nông nghiệp và người lao động, đồng thời có lượng doanh số bán hàng cực lớn ở Mỹ.

Bên cạnh thương vụ mua lại Smithfield Foods, người ta không thể không nhớ đến vụ Công ty Dalian Wanda thâu tóm chuỗi rạp chiếu phim AMC Entertainment (Mỹ) với giá 2,6 tỷ USD hồi tháng 5/2012 hay vụ hãng dầu khí Sinopec bỏ ra 2,4 tỷ USD để nắm phần lớn cổ phần của hãng dầu khí Devon Energy. Trong lĩnh vực ngân hàng, vụ M&A được nhắc nhiều nhất là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) được phép mua lại Ngân hàng Đông Á của Mỹ ở New York.

Hiện nay các công ty Trung Quốc đã có mặt trên hầu khắp lãnh thổ Mỹ, nhiều hơn so với sự hiện diện của họ ở bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Chỉ riêng ở California hiện có 236 công ty Trung Quốc đang hoạt động. Sự gia tăng trong hoạt động mua lại của Trung Quốc đã khiến Quốc hội Mỹ nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh.

Quốc hội Mỹ đã cảnh báo Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ (CFIUS), một cơ quan thuộc chính phủ Mỹ có chức năng giám sát những doanh nghiệp nước ngoài có khả năng mua lại các công ty liên quan đến an ninh của Mỹ. Họ kêu gọi CFIUS thực hiện điều tra trước khi ký kết hợp đồng và phải đệ trình kết quả điều tra cho Tổng thống để đi đến quyết định cuối cùng.

Cho đến nay, Tổng thống Barack Obama mới chỉ thực hiện quyền phủ quyết của mình một lần, khi một doanh nghiệp dầu khí nhà nước của Trung Quốc cố gắng thâu tóm một công ty dầu khí Mỹ.

Tuy nhiên, những gì được coi là một nguy cơ về an ninh? Việc thâu tóm Smithfield đã gây ra sự phản đối từ phía các nhà lập pháp Mỹ, khi họ đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong việc cho phép một cơ sở quan trọng trong chuỗi cung ứng lương thực của Mỹ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Phản ứng của chính giới Mỹ về làn sóng thâu tóm của Trung Quốc thể hiện một hành động nước đôi, bởi họ vừa muốn thắt chặt hoạt động này lại vừa hoan nghênh đầu tư nước ngoài, vốn thường tạo thêm công ăn việc làm, đặc biệt là tại các khu vực đang gặp khó khăn lớn về kinh tế. Nhưng khi bức tranh kinh tế Mỹ sáng lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm, Quốc hội Mỹ có vẻ như sẽ thông qua một cách tiếp cận khó khăn hơn, và các nhà đầu tư Trung Quốc có thể sẽ phải thấy số cánh cửa khép lại nhiều hơn số cánh cửa mở ra đối với họ.

Hoàng loạt doanh nghiệp bị Trung Quốc “nuốt chửng”, Mỹ khó chịu - ảnh 2

Chuỗi rạp chiếu phim AMC Entertainment cũng đã bị Trung Quốc thâu tóm

Đổ bộ vào châu Âu

Theo báo cáo mới đây của hãng kiểm toán Ernst & Young, các nhà đầu tư Trung Quốc năm ngoái mua một lượng kỷ lục 120 doanh nghiệp của châu Âu, trong đó có nhiều hãng nổi tiếng của Đức, Anh và Pháp.

Năm ngoái, các doanh nghiệp Trung Quốc mua tổng cộng 25 Cty Đức và Anh, 15 Cty Pháp, 7 Cty Ý, 7 Cty Thụy Điển… Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ 6 ở Đức, sau Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Pháp và Áo.

Các nhà đầu tư Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, hàng tiêu dùng và bất động sản với 55 trong tổng số 120 doanh nghiệp được mua thuộc ba lĩnh vực này.

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đặc biệt chú tâm vào các ngành công nghiệp triển vọng, như ngành ô tô. Theo ông Sun, các hãng ô tô Trung Quốc đang muốn vươn ra thị trường toàn cầu. Vấn đề cải tiến công nghệ, tận dụng nhân công chất lượng cao và thiết lập các kênh bán hàng thông qua các chi nhánh tại châu Âu rất cần thiết đối với sự phát triển công nghiệp của Trung Quốc.

Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ săn lùng không chỉ các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa, khí đốt mà cả những lĩnh vực mới nổi như y sinh, internet…

Với việc chính phủ Trung Quốc nới lỏng hạn chế đầu tư ra nước ngoài, ngày càng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc kỳ vọng thâm nhập thị trường Đức và các quốc gia châu Âu khác trong năm nay, ông Sun nói. Một đối tác tại công ty PricewaterhouseCoopers cho biết, các thương vụ mua bán, sáp nhập liên quan doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài có khả năng tăng ít nhất 25% trong năm 2014.

Lương Minh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !