Hiệu quả nguồn vốn chính sách ở Kon Tum giúp người dân thoát nghèo

Tại huyện Ngọc Hồi và huyện Ia H’Drai (Kon Tum), Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã giúp nhiều hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách dân tộc ở huyện Ngọc Hồi đã tạo được chuyển biến tích cực.

Ngọc Hồi có 7 xã, 1 thị trấn, trong đó có 5 xã biên giới - đặc biệt khó khăn, giáp nước bạn Lào và Campuchia. Nhằm sớm đưa vùng biên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, huyện đã khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách… vừa tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách, vừa định hướng phát triển lâu dài. Đặc biệt, huyện đã đề ra nhiều giải pháp tổ chức lại sản xuất, đời sống, từng bước làm thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc.

{keywords}
Nhờ tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo ở Kon Tum phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. (Ảnh: NHCSXH)

Theo lãnh đạo huyện Ngọc Hồi, đến nay, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm của huyện đã được Nhà nước đầu tư khá đồng bộ. 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống giao thông không chỉ kết nối vùng miền trong nước mà còn kết nối với các nước trong khu vực. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, quy mô mạng lưới trường, lớp, các cấp học, bậc học được mở rộng. 100% số xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ngọc Hồi đã giúp cho trên 10.470 lượt hộ vay vốn, với tổng số tiền trên 337 tỷ đồng; nâng tổng dư nợ đạt trên 350 tỷ đồng, với trên 7.960 hộ còn dư nợ. Tính đến tháng 2/2020, trên 2.570 hộ vươn lên thoát nghèo.

Đơn cử như gia đình ông Bùi Quốc Hùng, dân tộc Mường ở xã Đắk Kan là một trong những hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi. Năm 2003, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, ông được vay 10 triệu đồng chương trình hộ nghèo của NHCSXH. Có vốn, vận dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông mua bò, chăn nuôi gia cầm, từng bước đầu tư vườn cây công nghiệp. Nhờ đó, thu nhập gia đình ông đã tăng, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Tại huyện Ia H’Drai, trong 5 năm qua, NHCSXH huyện cũng đã xây dựng mạng lưới hoạt động với 3 điểm giao dịch tại 3 xã (Ia Dom, Ia Tơi, Ia Đal), 42 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại 21 thôn trong toàn huyện. Thông qua hoạt động cho vay, vốn tín dụng chính sách đang phát huy hiệu quả ở địa phương.

Ngoài việc tranh thủ tối đa nguồn vốn cân đối từ Trung ương và tỉnh, NHCSXH huyện Ia H’Drai có nhiều giải pháp để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân; đặc biệt là tích cực tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương bố trí ngân sách để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến đầu tháng 9/2020, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện đạt trên 113 tỷ đồng, tăng hơn 107 tỷ đồng so với khi mới thành lập huyện.

Trong đó, vốn cân đối từ Trung ương gần trên 109 tỷ đồng, chiếm 96,27% tổng nguồn vốn; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương 4,2 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, đơn vị còn huy động được 9,594 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân và tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn, góp phần tăng nguồn vốn chính sách trên địa bàn.

Để nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH huyện Ia H’Drai chủ động tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện để chỉ đạo; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp trong việc triển khai thực hiện. Nhờ đó, quy mô tín dụng được mở rộng và chất lượng tín dụng chính sách đã đi vào ổn định.

Đến nay, NHCSXH huyện Ia H’Drai đã và đang thực hiện cho vay 14 chương trình tín dụng ưu đãi. Tổng dư nợ tính đến đầu tháng 9/2020 đạt 113,064 tỷ đồng. Trong đó, 1.182 hộ nghèo dư nợ 55,378 tỷ đồng, bình quân 47 triệu đồng/1 hộ nghèo; 80 hộ cận nghèo dư nợ 4,088 tỷ đồng, bình quân 51 triệu đồng/1 hộ cận nghèo; số còn lại 53,598 tỷ đồng là các đối tượng chính sách khác trong huyện vay phát triển sản xuất. Riêng từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay là 26,272 tỷ đồng, với hơn 736 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, người dân trên địa bàn yên tâm phát triển sản xuất, thay đổi nhận thức để vươn lên thoát nghèo và dựng xây cuộc sống mới.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !