Hiến kế xóa vẻ xấu xí của Hà Nội nhìn từ trên cao
Trong quá trình phát triển đô thị, thủ đô Hà Nội và nhiều tình thành khác đã và đang “mái bằng hóa”. Kéo theo đó là hình ảnh mái tôn trống nóng xuất hiện, bồn nước cùng vô số vật dụng thừa thãi khác đều được chất chồng lên khu tầng thượng. Nhìn từ trên cao Hà Nội thấy thật xấu xí, phản cảm và gai mắt.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet, TS. Phạm Sỹ Liêm – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết, trước sự phát triển về kinh tế, bây giờ Hà Nội đã xuất hiện nhiều cao ốc. Ai cũng có thể ngắm nhìn Hà Nội từ trên cao.
TS. Phạm Sỹ Liêm
Ông Liên cho rằng, việc tầng thượng của các khu nhà cũ 2-3-4 tầng lộn xộn với nhiều mái tôn, bồn nước, dây phơi quần áo, dây điện… là sự tích tụ trong nhiều đời chứ không phải ngày một ngày hai. Nếu như “thời tây” người ta sử dụng mái ngói nhiều nên trông rất bắt mắt, nhưng đến “thời ta” thì lại sử dụng mái bằng nhiều hơn.
Cũng chính vì mái bằng rất nóng, lại thấm nước nên trước đây người ta phải dùng mái tôn để chống nóng. Vì thế khi nhìn từ trên cao xuống, hình ảnh những ngôi nhà mái bằng với những mái tôn không thực sự bắt mắt. Nhưng theo ông Liên thì trước kia khi Hà Nội nhìn từ trên cao còn xấu hơn nhiều, vì lúc đó người ta sử dụng gạch, bê tông chống thấm và nóng.
Để tận dụng được diện tích, khu vực tầng thượng của mỗi tòa nhà trở thành nơi chất chứa những thứ linh tinh, từ chậu hoa cây cảnh, đến bồn nước, mái tôn, dây phơi, dây điện…đều xuất hiện trên tầng thượng. Đến bây giờ xu hướng lại chuyển sang “mốt” mái ngói vì nó có vẻ bắt mắt và dễ coi hơn so với mái bằng.
Tuy nhiên, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho rằng có một cách có thể làm cho thành phố nhìn từ trên cao đẹp hơn, đó là “đưa vườn lên mái nhà”. Trên tầng cao nhất của mỗi tòa nhà, chủ nhân có thể thiết kế penthouse nhô lên mái. Rồi người ta sẽ lại đổ đất trồng cỏ y như biệt thự trên mặt đất. Thậm chí nhiều tòa nhà còn thiết kế cả bể bơi trên tầng thượng.
Hoặc đơn giản trên mỗi tầng thượng có thể “xanh hóa mái” – biến mái nhà thành những khu vườn, trở thành nơi công cộng để người dân lên sinh hoạt trên đó. Điều này không những mang lại lợi ích thiết thực mà còn khiến Hà Nội đẹp hơn, xanh hơn khi ngắm nhìn từ trên cao.
Hà Nội từ trên cao, bao giờ xuất hiện những thảm cỏ xanh thay cho hình ảnh bồn nước, mái tôn bây giờ? |
Nhưng nếu làm theo xu hướng này sẽ phát sinh nhiều chi phí nên người ta sẽ không làm? Ông Liêm cho biết: “Hôm trước một vài chuyên gia của Canada cũng nói với tôi nếu làm vườn trên mái sẽ rất đắt. Tôi nói rằng dù có phải chi thêm nhưng làm vậy sẽ trả lại màu xanh cho thành phố khi nhìn từ trên cao xuống. Thực tế xu hướng làm vườn trên mái hiện đang phát triển tương đối”.
Nhưng việc trồng cỏ trên mái chỉ có thể được áp dụng và cần khuyến khích đối với các tòa nhà mới, chuẩn bị triển khai xây dựng. Còn đối với những khu tập thể cũ đã tồn tại từ lâu, ông Liêm cho rằng đành chấp nhận cảnh xấu xí vì không thể làm khác được.
Trung Quốc muốn quấy phá ngư trường Trường Sa của Việt Nam
Thêm chứng lý Trung Quốc chưa bao giờ làm chủ biển Đông
NHNN "dội xô nước đầy", lãi tiết kiệm mất nửa
Trong thiết kế và xây dựng từ trước đến nay, các chủ đầu tư thường không quan tâm đến thiết kế cho mái nhà. Để khuyến khích chủ dự án “trang điểm” cho phần mái, theo ông Liêm thành phố có thể đưa ra cơ chế khuyến khích bằng hình thức hỗ trợ gián tiếp. Chẳng hạn thành phố có thể giảm tiền sử dụng đất cho những dự án triển khai trồng cỏ trên mái.
Không chỉ với những dự án lớn, nhiều tòa nhà quy mô vừa phải cũng đang phát triển theo xu hướng trồng cỏ xanh trên mái nhà. Ông dẫn dụ vừa qua KTS. Võ Trọng Nghĩa đã thiết kế một tòa nhà có vườn trên mái rất hiện đại và độc đáo. Toàn bộ khu tầng thượng được trải cỏ xanh mướt, và người ta có thể đi lại được từ mặt đất lên mái.
Bên cạnh trồng cỏ, xu thế mới hiện nay là người dân đã quay lại sử dụng ngói úp như ở các khu phố cổ Hà Nội. Loại ngói này không những mát, mà còn gây nhiều ấn tượng không chỉ vì màu sắc mà người ta còn không thể “bày bừa lộn xộn” trên mái ngói.
“Nhiều vùng miền núi ở Bungary mái ngói chen chúc nhưng lại rất đẹp. Mái ngói dân tộc vùng thiểu số, khu phố cổ của ta cũng đẹp chẳng kém so với biệt thự. Tiêu chuẩn bây giờ các tòa nhà không chỉ đẹp 4 hướng (đông, tây, nam, bắc) mà còn phải đẹp cả hướng thứ 5 – nhìn từ trên xuống” – ông Liêm nhận định.