Hạn - mặn tạm đi qua, nỗi lo còn để lại...

Hạn, mặn mùa khô năm 2019- 2020 xuất hiện sớm, độ mặn lên cao mức lịch sử mới, xâm nhập sâu, kéo dài và diện ảnh hưởng rộng… Lần thứ 2 Vĩnh Long công bố thiên tai do hạn mặn.

Hiện, tỉnh gặp không ít khó khăn trong hỗ trợ cc địa phương ứng phó hiệu quả với loại hình thiên tai này.

Người dân ở xã Đồng Phú (Long Hồ) được hỗ trợ nước sạch thông qua hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt.
Người dân ở xã Đồng Phú (Long Hồ) được hỗ trợ nước sạch thông qua hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt.

Khác với mùa khô năm 2015- 2016, năm 2019- 2020, ĐBSCL không bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nhưng do lượng nước chảy và lượng mưa trong mùa khô về đồng bằng thiếu hụt nhiều so với mọi năm và tác động mạnh của triều biển Đông nên mặn xuất hiện sớm, xâm nhập sâu và độ mặn lên cao mức lịch sử ở các tháng đầu mùa khô và kéo dài đến tận tháng 3, tháng 4, đầu tháng 5.

Theo ông Lưu Nhuận- Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ tháng 12/2019 đến giữa tháng 4/2020, ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50km tính từ cửa sông.

Tỉnh Vĩnh Long đã xảy ra thiên tai xâm nhập mặn với cấp rủi ro thiên tai cấp độ 2. Nếu như năm 2016 chỉ có 3 huyện bị ảnh hưởng (Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít), thì năm 2020 số huyện bị ảnh hưởng biên mặn từ 1- 10‰ là 6 huyện- thị (chỉ trừ huyện Bình Tân và TP Vĩnh Long).

Số liệu tổng hợp từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh hạn, mặn thời gian qua đã làm cho trên 1.985ha cây trồng (lúa, màu, cây ăn trái) trong toàn tỉnh bị nhiễm mặn, tập trung ở 3 huyện Vũng Liêm, Mang Thít và Long Hồ, ước thiệt hại trên 142 tỷ đồng.

Trong đó, huyện Long Hồ bị nặng nhất trên 106 tỷ đồng, kế đến là Vũng Liêm gần 36 tỷ đồng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 17.479ha cây trồng bị thiếu nước tưới trong thời gian khoảng 5- 7 ngày do đóng cống ngăn mặn lên cao vào các kỳ triều cao và do mực nước thấp không tưới tự chảy và do kinh, rạch không trữ đủ nước tưới, tập trung ở huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Mang Thít và TX Bình Minh. 

Tuy nhiên, sau khi độ mặn giảm, cống ngăn mặn được mở lấy nước, diện tích cây trồng bị thiếu nước trên được tưới trở lại nên thiệt hại không đáng kể.

Tỉnh Vĩnh Long đã kiến nghị Trung ương điều chỉnh, bổ sung kịch bản biến đổi khí hậu của ĐBSCL và của cả nước do các yếu tố khí tượng, thủy văn, thiên tai những năm gần đây có sự thay đổi bất thường có tính liên tục. Riêng về dự báo xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, hiện chỉ dự báo ranh giới mặn 4‰. Do đó, trong thời gian tới, tỉnh đề nghị Trung ương chỉ đạo dự báo thêm ranh giới mặn 0,5‰ và 1‰, vì ở mức mặn này đã ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

Ngoài ra, do độ mặn lên cao, kéo dài nhiều tháng nên việc khai thác nguồn nước mặt để cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở nhiều nơi trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tại các huyện bị nhiễm mặn cao như Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Long Hồ, đặc biệt là tại các xã ở cù lao Dài, cù lao Minh và cù lao Mây. 

Tổng số hộ bị thiếu nước sinh hoạt thời điểm cao nhất lên đến 26.289 hộ; trong đó số hộ chưa có nước máy sử dụng là 17.327 hộ cũng bị thiếu nước hoặc sử dụng nước bị nhiễm mặn.

Toàn tỉnh có 51 trạm cấp nước sạch khai thác nước mặt ở các huyện bị nhiễm mặn như: Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn, Tam Bình, Long Hồ và TX Bình Minh với 89.743 hộ thường sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn trong thời gian độ mặn sông, rạch lên cao. Khi triều xuống, độ mặn sông, rạch giảm, các trạm cấp nước mới có thể lấy được nước ngọt.

Để thiết thực ứng phó với hạn, mặn, đầu mùa khô 2019 - 2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và phương án ứng phó hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước có thể xảy ra ở mức “rất nghiêm trọng” cũng như ban hành các chính sách hỗ trợ cho nhân dân vùng bị hạn, mặn.

Bên cạnh đó, tỉnh điều chỉnh thời vụ vụ Đông Xuân 2019 - 2020 và Hè Thu xuống giống sớm hơn để né mặn và hạn, khuyến khích sử dụng các giống chịu mặn trung bình đến khá (từ 2- 3‰).

Đồng thời, ngành nông nghiệp đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn mặn, quy trình trữ nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn và các giải pháp kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi trong điều kiện hạn, mặn.

Sầu riêng ở cù lao Dài (Vũng Liêm) chịu nhiều thiệt hại do hạn mặn.
Sầu riêng ở cù lao Dài (Vũng Liêm) chịu nhiều thiệt hại do hạn mặn.

Theo ông Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT, về giải pháp, bên cạnh việc rà soát lại quy hoạch tài nguyên nước, ngành nông nghiệp đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đặc biệt là vụ Hè Thu. Tăng cường biện pháp trữ nước trong ao, hồ, kinh mương và áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước đối với những nơi gặp khó khăn về nguồn nước tưới cho vụ rau màu Hè Thu và cây ăn trái.

Đối với giải pháp công trình, vận dụng những kinh, rạch ngoài vùng đê bao làm nơi trữ nước ngọt, tăng thêm diện trữ nước ngọt bằng các kinh, rạch trong vùng đê bao, phát động trong nhân dân thực hiện ngay các biện pháp thủ công sử dụng tích nước bằng lu, bể, ao chứa, thực hiện tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.

Rà soát, đề xuất thêm các công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt ở vùng Bắc sông Măng Thít, ở vùng cù lao Minh (gồm 3 xã huyện Long Hồ) và cả vùng Bắc QL1…

Về nước sinh hoạt, hỗ trợ cho hộ dân nghèo, hộ khó khăn, các cơ sở công cộng như trạm y tế, bệnh viện, trường học,… các dụng cụ chứa nước cỡ lớn tiếp tục duy trì thực hiện trong những năm tới. Quy hoạch xây dựng hệ thống cấp nước sạch liên vùng để chuyển tải nước từ vùng ngọt sang vùng mặn để đối phó hạn mặn dài ngày.

Ở những nơi nguồn nước mặt khó khăn, mặn lên cao, nhất là các cù lao, cồn trên các sông lớn cần xem xét khoan thêm một số giếng khoan khai thác nước ngầm tầng sâu để phòng khi mặn kéo dài và lắp các trạm lọc nước mặn thành nước ngọt để cấp miễn phí cho người dân.

Trên 21 tỷ đồng hỗ trợ thiệt hại do ảnh hưởng hạn, mặn
Kinh phí trên từ nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh và nguồn xã hội hóa do chính quyền, đoàn thể các cấp cùng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã chung tay vận động, hỗ trợ địa phương bị ảnh hưởng do hạn, mặn. Cụ thể gồm 22 công trình thủy lợi, 3.227 bồn, thùng, túi chứa nước, 5 máy lọc nước mặn thành nước ngọt, 1 hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt và 1 máy đo mặn tự động.

Theo baovinhlong.com.v

n

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Các ‘thánh địa’ du lịch tại Việt Nam có gì đáng trải nghiệm về đêm?

Hoàng hôn buông mở ra những trải nghiệm bất tận cho du khách về đêm. Tổ hợp vui chơi sôi động Da Nang Downtown đến chợ đêm Vui Fest náo nhiệt, các show diễn tại Thị trấn Hoàng Hôn - Phú Quốc… tạo nên một bức tranh du lịch đêm sống động, đầy cảm xúc.

Top trải nghiệm hấp dẫn chưa từng có khi du xuân ở Sun World Ha Long

Đến Sun World Ha Long dịp đầu xuân, du khách không chỉ được hưởng chính sách giá vé hấp dẫn mà còn được tận hưởng nhiều trải nghiệm “chill” hết nấc tại khu “3 Đồi” mới.

Những di sản văn hoá ‘độc lạ’ chỉ có ở núi Bà Đen dịp đầu Xuân

Múa trống Chhay dăm, nhạc ngũ âm hay ẩm thực chay - đó là các di sản văn hoá mang đặc trưng tại Tây Ninh mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với núi Bà Đen mùa Xuân này.

Cát Bà - ‘thiên đường’ chờ được đánh thức

Được ví như bản giao hưởng của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la, Cát Bà sở hữu 7 hệ sinh thái đa dạng với cảnh quan ngoạn mục, khí hậu trong lành, cùng vô số trải nghiệm hấp dẫn.

Bỏ túi lịch trình du Xuân Sun World Ha Long

Check-in Suối Hoa tại Đồi Bầu trời (Sky Hill), “chill” tại Đồi Mặt trời (Sun Hill) hay chạm đến an nhiên tại Đồi Cửa biển (Ocean Hill) là những trải nghiệm “mới tinh” mà bạn không nên bỏ qua khi khám phá Sun World Ha Long phiên bản 2025.

Đang cập nhật dữ liệu !