Hà Tĩnh: Hiệu trưởng cảnh báo 89 học sinh 12 trượt tốt nghiệp, phụ huynh "hết hồn"

Ngày 21/4, sau khi tổ chức kỳ thi thử cho học sinh khối 12, Trường THPT Nghèn (Can Lộc - Hà Tĩnh) tiến hành họp phụ huynh để công bố kết quả. Theo cách tạm tính của trường, 89 em có nguy cơ trượt tốt nghiệp. Điều này đã khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng và đưa nội dung cuộc họp lên mạng xã hội.

89 học sinh 12 có nguy cơ cao trật tốt nghiệp

Trường THPT Nghèn, nơi dư luận xôn xao về nguy cơ nhiều em trượt tốt nghiệp

Ngày 5/5, trao đổi với Infonet, phụ huynh Phạm Xuân Q., trú xã Vượng Lộc (Can Lộc) cho biết: “Trong cuộc họp phụ huynh khối 12 ngày 21/4, thầy Hiệu trưởng nói rằng, nếu tạm thời lấy điểm tổng kết học kỳ I, xét với điểm thi vừa rồi thì Trường THPT Nghèn có đến 89 em trượt tốt nghiệp”.

“Mà điểm tổng kết học kỳ II và cả năm sẽ thấp hơn điểm tổng kết học kỳ I. Có nghĩa là khả năng trượt tốt nghiệp sẽ cao hơn nếu học sinh không có sự cố gắng”, ông Q., nói thêm.

Ông Q., cũng cho biết, điểm trung bình của các lớp cũng không thật khả quan. Cụ thể, từ A1 đến A13 điểm thấp nhất là từ 2,66 đến 4,65. Còn điểm cao nhất là từ 5,34 đến 7,43 điểm.

Còn phụ huynh Nguyễn Văn H., ở thị trấn Nghèn thì thông tin: “Kỳ thi vừa rồi chỉ có môn Ngữ Văn là tự luận, còn lại là trắc nghiệm. Theo thầy Hiệu trưởng nói thì, trong các môn thi trắc nghiệm, xét về mặt xác suất, chỉ cần tô vào một ô bất kỳ của một câu hỏi nào đó trong đủ bộ câu hỏi, thí sinh vẫn có thể được 2,5 điểm. Còn các cháu lớp 12, học mười mấy năm rồi mà chỉ được 1,2 điểm thì chứng tỏ môn học đó các cháu không biết gì."

“Thầy hiệu trưởng cam đoan đây là điểm chính xác, khách quan và nhà trường sẽ lấy điểm này đưa vào điểm kiểm tra học kỳ II, để tổng kết, không thay đổi, thêm bớt”, ông H., nói thêm.

Còn phụ huynh Phan Thi D,  thì có cái nhìn khả quan hơn khi cho rằng, kết quả thi thử Đại học vừa rồi vẫn có 6 em được từ 26 điểm trở lên. Em cao nhất có kết quả là Toán (9,4 điểm); Lý (9 điểm); Hóa (8,8 điểm). Và nhiều em cả 3 môn trên đạt 8 điểm.

Cũng theo bà D., điều phụ huynh lo lắng là trước đây điểm kết quả tổng kết lớp 12 và điểm kết quả thi là 50/50. Còn năm nay, tỷ lệ này là 30 và 70.

"Tôi đồng tình với quan điểm này"

Trao đổi với PV Infonet về việc này, Hiệu trưởng Trường THPT Nghèn, thầy Lê Sỹ Võ thông tin: “Vừa qua, chúng tôi tạm lấy điểm thi thử vừa rồi, cộng với điểm tổng kết kỳ I (coi điểm tổng kết học kỳ I là điểm tống kết cuối năm) thì có gần 90 em có điểm không đủ điều kiện để đậu tốt nghiệp (không đủ 5 - PV)”.

Thầy Lê Sỹ Võ tại Lễ khai giảng năm học 2018 - 2019

Về giải pháp sắp tới, thầy Võ cho rằng, căn cứ vào thực tế của học sinh, nhà trường sẽ tổ chức một số lớp phụ đạo thêm cho các em học sinh có học lực còn yếu để không bị điểm liệt. Đặc biệt là trên 100 em có điểm thi môn tiếng Anh vừa rồi đạt dưới 2,5 điểm, (chiếm khoảng 19,4%) và môn Toán dưới 3 điểm (chiếm khoảng 7,4% tổng số học sinh toàn trường).

Khoảng từ 15/5 trở đi, nhà trường sẽ triển khai học ôn. Dự kiến mỗi môn phải ôn được khoảng 15 buổi, với chương trình cụ thể cho các nhóm đối tượng khác nhau.

Cũng theo Hiệu trưởng Trường THPT Nghèn, năm học 2017 - 2018 có những lợi thế hơn vì cách tính tốt nghiệp là 50/50 (nghĩa là điểm tổng kết cuối năm 12 và điểm thi tốt nghiệp có vai trò ngang nhau. Trong khi đó, điểm tổng kết bao giờ cũng cao hơn). Còn năm này thì khác, sẽ tính 70 và 30 (70% điểm thi và 30% điểm tổng kết lớp 12 - PV), nên tỷ lệ tốt nghiệp sẽ thấp hơn vì điểm thi bao giờ cũng thấp hơn nhiều.

So sánh học lực giữa các năm, thầy Võ cho biết: “So với năm trước, năm nay học lực không yếu hơn. Do cách tính khác nên phải công bố điểm thực tế để các em lo lắng học tập. Cũng chưa nói được vì đang còn thời gian để các em phấn đấu. Hơn nữa đề thi thử vừa rồi có thể yêu cầu cao hơn, rộng hơn, có thể các cháu chưa có thời gian ôn luyện”.

Liên quan đến vấn đề này, thầy Trần Quốc Thường, người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục ở thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Từng là một nhà quản lý lâu năm, tôi đã nhiều lần công khai chất lượng giáo dục trong các cuộc họp phụ huynh để báo động cho học sinh, nhắc nhở phụ huynh quan tâm hơn đến việc học”.

“Tôi đồng tình với quan điểm đó. Tôi đã từng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm đưa bài cho phụ huynh tự chấm để thấy được học lực của con em mà lo lắng. Có điều nên tế nhị để giữ sự thể diện cho phụ huynh, tránh gây tổn thương cho họ”, thầy Thường nói thêm.

Còn thầy Lê Văn Vỵ, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hương Sơn lại cho rằng, thời gian qua, việc thi thử ở Hà Tĩnh có nhiều bất cập từ khâu ra đề, chấm thi, thu phí. Một số trường tổ chức thi quá nhiều trong khi Bộ lại giảm tải.

Cũng theo thầy Vỵ, nhiều trường tổ chức thi nhưng rất lúng túng khi giải quyết kết quả thi của học sinh. Bởi vì thi, chấm nghiêm túc thì điểm sẽ thấp. Dùng kết quả này để đánh giá thì chất lượng rất tệ, sau đó lại phải tìm cách nâng điểm lên.

“Thật ra, lấy lý do thi thử là để tập dượt cho học sinh cũng được. Tuy nhiên, kỳ thi thử mà so với kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ tổ chức thì làm sao mà tương thích được. Trường tự ra đề thi thì làm sao mà cân đối và định lượng được”, thầy Vỵ nêu quan điểm.

Cũng theo thầy Lê Văn Vỵ, sau khi thi thử, việc công bố kết quả để cảnh báo cho học sinh là một điều hay, nhưng nên dừng lại ở mức cảnh báo, tránh vì mục đích thương mại.

“Phải biến việc thi cử trở thành bình thường, bởi vì cánh cửa của học sinh không phải chỉ mỗi giảng đường Đại học. Bắt đầu từ lớp 9 là phải phân luồng rồi. Nhiều em không nhất thiết phải vào cấp III mà có thể tham gia học nghề.

Can Lộc là một trong ba huyện có trường cấp 3 sớm nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập vào tháng 7 năm 1962, đóng tại Trảo Nha, Thị trấn Nghèn.

Qua quá trình nhập tách, tháng 01 năm 1988, Trường PTTH Nghèn được thành lập theo quyết định số 2063 của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ).

Sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Trường có nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Nhiều cựu học sinh đỗ đạt được phong hàm Giáo sư, Tiến sĩ, được giữ các chức vụ quan trọng.

Năm học 2006 - 2007, trường được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là trường trung học đạt Chuẩn Quốc gia.


Trần Hoàn
Từ khóa: Trường THPT Nghèn Nguy cơ gần trăm học sinh trượt tốt nghiệp Hiệu trưởng Lê Sỹ Võ Huyện Can Lộc

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Nhan sắc rạng ngời của cô dâu trong đám cưới tặng quà cho khách gần 5 triệu đồng

Cô gái 19 tuổi, cao 1m7, sở hữu nhan sắc rạng ngời, kết hôn với con trai duy nhất nhà siêu giàu ở Indonesia, gây xôn xao dư luận.

8X đau lòng nghe chồng nói 'tôi phải lén lút ngủ với cô'

Người phụ nữ trong chương trình Hẹn ăn trưa tự nhận vì yêu quá nhiều mà phải chịu cảnh là vợ hợp pháp nhưng không được chung sống cùng chồng. Sau 7 năm sống xa cách, cô lâm vào cảnh trầm cảm kéo dài.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Giáo viên trường công được dạy thêm với điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, giáo viên trường công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Những cô gái 'ăn thùng, uống vại' kiếm tiền khủng và lời cảnh báo của chuyên gia

Nhiều YouTuber, TikToker đổi đời nhờ khả năng “ăn thùng, uống vại”. Thế nhưng, hậu quả của việc ăn uống quá đà ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ lụy cho cộng đồng.

Các trường đại học 'mạnh tay' rót tiền, trải thảm đỏ thu hút tiến sĩ, giáo sư

Nhiều trường đại học trả lương cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về làm việc.

Hoa hậu Lan Anh từng là phi công ở Mỹ, 'lạc hậu' khi về Việt Nam

Miss Earth Vietnam 2023 - Hoa hậu Lan Anh thấy 'lạc hậu' khi ở Việt Nam vì rào cản ngôn ngữ, không hiểu từ lóng của giới trẻ.

Những người có ảnh hưởng đang bắt đầu rời bỏ mạng xã hội Trung Quốc

Sau khi các nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc yêu cầu các tài khoản có số lượng lớn độc giả theo dỗi phải tiết lộ danh tính, xu hướng rời bỏ mạng xã hội đang bắt đầu diễn ra.

Nữ sinh giành học bổng Chính phủ Hàn Quốc từ lời can 'học ở Việt Nam rồi tính'

Khi tham khảo ý kiến mọi người, Mai Anh thường nhận được câu trả lời: “Hồ sơ không đủ mạnh”, “Em nên theo học đại học ở Việt Nam rồi sau này học cao lên tính tiếp”… Tuy nhiên, cô gái đã không bỏ cuộc.

Đang cập nhật dữ liệu !