Hà Nội phá cầu đi bộ để xây cầu vượt
Vài tuần sau khi cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Trần Khát Chân bị phá bỏ để xây cầu vượt nhẹ thì một cây cầu khác tương tự trên đường Nguyễn Chí Thanh cũng đang đối mặt với nguy cơ phải dỡ bỏ để xây dựng cầu vượt nút Daewoo.
Trung tuần tháng 3 vừa qua, nhiều người đi lại trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng trước việc, cây cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường khá kiên cố, mới được xây dựng cách đây vài năm trước cổng Công viên Thống Nhất, bỗng nhiên bị dỡ bỏ.
Mặc dù, không được giải thích lý do, nhưng nhìn một đơn vị đang thi công cầu vượt nhẹ ngay cạnh đó, nhiều người cũng đoán được, sở dĩ cây cầu phải dỡ bỏ là để xây cầu vượt nhẹ dành cho ô tô tại ngã tư Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Huế - Bạch Mai chạy qua đây.
Mới đây, đầu tháng 2 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khởi công xây cầu vượt vĩnh cửu tại ngã tư Daewoo theo hướng đường từ Nguyễn Chí Thanh sang Liễu Giai. Tuy nhiên, sẽ không có gì phải bàn nếu gần sát dốc cầu phía đường Nguyễn Chí Thanh không có cây cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường trị giá gần 10 tỷ đồng mới được đưa vào sử dụng.
Đáng tiếc là, sắp tới cây cầu bộ hành này cũng sẽ phải chịu chung số phận với chiếc cầu trên đường Trần Khát Chân là sẽ bị tháo dỡ để lấy mặt bằng thi công và tổ chức giao thông cầu vượt.
Cầu vượt dành cho người đi bộ: Xây khó, phá dễ?
Đó là ý kiến của nhiều người dân Thủ đô khi chứng kiến cảnh cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường trên tuyến phố Trần Khát Chân bị dỡ bỏ. Một số người dân sống trên phố Trần Khát Chân cho biết, cách đây vài năm, khi mới xây dựng cầu vượt dành cho người sang đường trên tuyến này, ai cũng sợ nếu cầu vượt đặt trước cửa nhà mình sẽ chắn mất cảnh quan nên nhà nào cũng phản đối. Do đó, phải mất thời gian khảo sát khá lâu, đơn vị thi công mới tìm được vị trí thích hợp để đặt cầu. Thế nhưng, vừa mới đưa vào sử dụng được khoảng 2 năm, cây cầu lại bị dỡ bỏ.
Không chỉ riêng cây cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Trần Khát Chân gặp khó khăn trong việc xây dựng, ngay cây cầu vượt trên đường Nguyễn Chí Thanh sắp bị phá bỏ cũng vậy. Khi xây dựng, cây cầu này gặp rất nhiều sự cản trở của người dân ngõ 25 Nguyễn Chí Thanh.
Khi đó, lo ngại cầu vượt dành cho người đi bộ sau khi xây dựng sẽ bịt mất lối đi, 40 hộ dân ngõ 25, Nguyễn Chí Thanh đã đâm đơn lên UBND thành phố Hà Nội yêu cầu dừng thi công công trình và thay đổi thiết kế của cầu.
Theo đơn khiếu nại của 40 hộ dân ngõ 25 Nguyễn Chí Thanh khi đó, Sở giao thông Vận tải Hà Nội đang cho xây dựng cầu vượt qua đường Nguyễn Chí Thanh. Địa điểm bắt đầu từ ngõ 25, bắc ngang đường sang phía đối diện là công ty máy tính.
Tuy nhiên, tại điểm đầu cầu ngõ 25 thay vì làm đường dẫn lên cầu ở phía nam, nơi có vỉa hè rộng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hay đi lại của bất kỳ cơ quan, hộ gia đình nào thì đơn vị thi công lại cho xây dựng đường dẫn ở phía bắc, nơi có lối đi chung của hơn 40 hộ dân đang sinh sống.
Theo các hộ dân, với thiết kế đó, toàn bộ 40 hộ dân sống trong ngõ 25 và tập thể Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ phải chui qua gầm đường dẫn lên cầu để vào nhà.
Sau đơn “kiện” của các hộ dân, công trình xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường đã phải “đắp chiếu” tạm dừng thi công một thời gian. Sau đó, Ban Quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội – đơn vị chủ đầu tư đã phải điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của người dân và đến nay, khi cây cầu mới đưa vào sử dụng không lâu thì lại sắp bị dỡ bỏ.
“Qua việc này, thành phố cần phải có quy hoạch xây dựng chung, không nên cứ xây dựng tràn lan xong rồi đụng đâu lại phá đó, rất lãng phí tiền thuế của người dân”, chị Huyền một người dân sống trên phố Trần Khát Chân cho biết.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, cầu bộ hành gần nút giao Daewoo sẽ được di chuyển đến vị trí khác cách chỗ cũ 100m. Còn cầu bộ hành ở nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt sẽ được lắp đặt lại trên đường Giải Phóng. Phần lớn cầu bộ hành vẫn được sử dụng lại, chỉ mất phần móng trụ trị giá vài tỷ đồng.
"Cầu đi bộ không phải là công trình vĩnh cửu, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân tại một khu vực, tại một thời điểm nhất định. Khi có các nhu cầu khác lớn hơn thì sẽ phải di chuyển, nên không thể gọi là lãng phí được", ông Tuấn khẳng định.
Theo Vạn Xuân/VNMedia
Mặc dù, không được giải thích lý do, nhưng nhìn một đơn vị đang thi công cầu vượt nhẹ ngay cạnh đó, nhiều người cũng đoán được, sở dĩ cây cầu phải dỡ bỏ là để xây cầu vượt nhẹ dành cho ô tô tại ngã tư Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Huế - Bạch Mai chạy qua đây.
Hà Nội sắp phải phá bỏ thêm cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường trên phố Nguyễn Chí Thanh để xây cầu vượt tại nút DaeWoo. Ảnh: Ngọc Lân |
Đáng tiếc là, sắp tới cây cầu bộ hành này cũng sẽ phải chịu chung số phận với chiếc cầu trên đường Trần Khát Chân là sẽ bị tháo dỡ để lấy mặt bằng thi công và tổ chức giao thông cầu vượt.
Cầu vượt dành cho người đi bộ: Xây khó, phá dễ?
Đó là ý kiến của nhiều người dân Thủ đô khi chứng kiến cảnh cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường trên tuyến phố Trần Khát Chân bị dỡ bỏ. Một số người dân sống trên phố Trần Khát Chân cho biết, cách đây vài năm, khi mới xây dựng cầu vượt dành cho người sang đường trên tuyến này, ai cũng sợ nếu cầu vượt đặt trước cửa nhà mình sẽ chắn mất cảnh quan nên nhà nào cũng phản đối. Do đó, phải mất thời gian khảo sát khá lâu, đơn vị thi công mới tìm được vị trí thích hợp để đặt cầu. Thế nhưng, vừa mới đưa vào sử dụng được khoảng 2 năm, cây cầu lại bị dỡ bỏ.
Không chỉ riêng cây cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Trần Khát Chân gặp khó khăn trong việc xây dựng, ngay cây cầu vượt trên đường Nguyễn Chí Thanh sắp bị phá bỏ cũng vậy. Khi xây dựng, cây cầu này gặp rất nhiều sự cản trở của người dân ngõ 25 Nguyễn Chí Thanh.
Khi đó, lo ngại cầu vượt dành cho người đi bộ sau khi xây dựng sẽ bịt mất lối đi, 40 hộ dân ngõ 25, Nguyễn Chí Thanh đã đâm đơn lên UBND thành phố Hà Nội yêu cầu dừng thi công công trình và thay đổi thiết kế của cầu.
Theo đơn khiếu nại của 40 hộ dân ngõ 25 Nguyễn Chí Thanh khi đó, Sở giao thông Vận tải Hà Nội đang cho xây dựng cầu vượt qua đường Nguyễn Chí Thanh. Địa điểm bắt đầu từ ngõ 25, bắc ngang đường sang phía đối diện là công ty máy tính.
Tuy nhiên, tại điểm đầu cầu ngõ 25 thay vì làm đường dẫn lên cầu ở phía nam, nơi có vỉa hè rộng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hay đi lại của bất kỳ cơ quan, hộ gia đình nào thì đơn vị thi công lại cho xây dựng đường dẫn ở phía bắc, nơi có lối đi chung của hơn 40 hộ dân đang sinh sống.
Theo các hộ dân, với thiết kế đó, toàn bộ 40 hộ dân sống trong ngõ 25 và tập thể Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ phải chui qua gầm đường dẫn lên cầu để vào nhà.
Sau đơn “kiện” của các hộ dân, công trình xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ sang đường đã phải “đắp chiếu” tạm dừng thi công một thời gian. Sau đó, Ban Quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội – đơn vị chủ đầu tư đã phải điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của người dân và đến nay, khi cây cầu mới đưa vào sử dụng không lâu thì lại sắp bị dỡ bỏ.
“Qua việc này, thành phố cần phải có quy hoạch xây dựng chung, không nên cứ xây dựng tràn lan xong rồi đụng đâu lại phá đó, rất lãng phí tiền thuế của người dân”, chị Huyền một người dân sống trên phố Trần Khát Chân cho biết.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, cầu bộ hành gần nút giao Daewoo sẽ được di chuyển đến vị trí khác cách chỗ cũ 100m. Còn cầu bộ hành ở nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt sẽ được lắp đặt lại trên đường Giải Phóng. Phần lớn cầu bộ hành vẫn được sử dụng lại, chỉ mất phần móng trụ trị giá vài tỷ đồng.
"Cầu đi bộ không phải là công trình vĩnh cửu, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân tại một khu vực, tại một thời điểm nhất định. Khi có các nhu cầu khác lớn hơn thì sẽ phải di chuyển, nên không thể gọi là lãng phí được", ông Tuấn khẳng định.
Theo Vạn Xuân/VNMedia
Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời
Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê
Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?
Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.
Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.