Những cô giáo hái măng nơi “ốc đảo” xứ Nghệ

Tranh thủ thời gian nghỉ dạy, các cô giáo Trường Mầm non Hữu Khuông (xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, Nghệ An) lại vào rừng hái măng để cải thiện bữa ăn cho mình và các học sinh nghèo khó nơi đây.

Xã Hữu Khuông là một trong những xã nghèo nhất tỉnh Nghệ An và cả nước, nằm biệt lập giữa núi rừng và lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Cuộc sống đồng bào nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vượt quãng đường mất hơn 3 giờ đồng hồ từ thị trấn Hòa Bình vào xã Hữu Khuông, trong đó có tới gần 2 tiếng đi xuồng trên dòng sông Nậm Nơn, chúng tôi ghé điểm chính Trường Mầm non Hữu Khuông. Lúc mới tới nơi chúng tôi tình cờ bắt gặp các cô giáo của trường đang đi hái măng rừng về dưới ánh chiều tà.

“Chúng em phải tranh thủ lúc nghỉ dạy để vào rừng hái măng. Ở đây nguồn lương thực, thực phẩm còn hạn chế, muốn mua cũng rất khó khăn nên phải tìm kiếm thêm để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho các cháu và nhân viên trong trường”, một cô giáo chia sẻ với chúng tôi.

Công tác 7 năm tại “ốc đảo” này, cô Lê Thị Thanh (SN 1984, quê Thanh Hóa) đã từng giảng dạy tại 7 điểm trường mầm non khác nhau tại các bản trong xã Hữu Khuông. Gắn bó với mảnh đất này nhiều năm, cô Thanh thấu hiểu những khó khăn vất vả của các em học sinh và người dân nơi đây. Tình cảm của bà con dân bản và các em học sinh đã níu chân cô ở lại gieo chữ.

Theo lời cô Thanh, khi bắt đầu vào đây công tác, cô còn rất bỡ ngỡ khi đường xá đi lại khá hiểm trở và khó khăn, đặc biệt là các điểm lẻ ở bản cách xa trung tâm xã hàng chục Km. Đặc biệt là việc phải đi xuồng từ bến Thượng Lưu vào trung tâm xã khiến cô bị say sóng rất mệt nhọc.

Nguồn nước sinh hoạt tại đây rất khó khăn, đặc biệt khi trời mưa lũ thì các điểm trường đều bị nước tràn qua, nguy cơ sạt lở rất lớn. Bên cạnh đó, cứ mỗi lần đi xuồng máy từ bến Thượng Lưu vào xã chi phi hết 50.000 đồng, cộng thêm gửi xe 1 tuần hết 30.000 đồng nên cũng tốn kém.

Chiều Chủ nhật hàng tuần hoặc tờ mờ sáng sớm thứ Hai các cô giáo ở xa bắt đầu gửi xe ở bến rồi đi xuồng vào xã, cuối tuần mới tranh thủ về thăm gia đình. Cũng nhớ các con lắm nhưng phải cố gắng thôi…”, cô Thanh nghẹn ngào nói.

“Chồng em đang công tác ở Trường Tiểu học Hữu Khuông, sau khi cưới nhau, em cũng tự nguyện xin vào đây để cùng chồng giảng dạy. Mặc dù còn khó khăn nhưng chúng em sẽ cố găng để bám bản ‘gieo chữ’ cho các cháu”, cô Hiền tâm sự. 

Còn đối với cô Ngân Thị Lon (SN 1986, trú Bản Xàn, xã Hữu Khuông), cô công tác ở trường hơn 7 năm và là người bản địa nên rất hiểu những khó khăn mà các cô giáo mầm non ở xa đến đây dạy học.

Cô Lon chia sẻ: “Các cô đi xuồng từ bến vào đã khá vất vả rồi, còn phải vượt qua nhiều Km để đến các điểm lẻ dạy chữ cho các cháu. Nhất là mùa mưa lũ, đường đi lại khó khăn, các cô có lúc thì đi xuồng, lúc thì đi bộ. Bên cạnh đó, việc dạy còn gặp trở ngại về ngôn ngữ của đồng bào nơi đây”.

{keywords}
Cô giáo Ngân Thị Lon ân cần đón các bé vào lớp học.

Bà Ốc Bún Mi (trú bản Con Phen, xã Hữu Khuông) năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa cơm đạm bạc cho 2 cháu nội và 1 cháu ngoại mang theo đi học cái chữ. Đôi lúc trong cặp lồng của các cháu chỉ là nắm cơm, quả trứng cùng với mấy con cá suối mà thôi!

“Bà con dân bản chủ yếu làm nương rẫy, hái măng rừng thôi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều lúc các cháu đi học không có thức ăn gì cũng thương lắm… nhưng không biết làm sao được, cũng may nhờ các cô giáo giúp đỡ rất nhiều”, bà Bún Mi vừa nghẹn ngào nói.

{keywords}
Bà Ốc Bún Mi đưa các cháu tới trường.

Theo chia sẻ của cô Vi Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hữu Khuông thì trường có 16 cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại 7 điểm lẻ, với tổng số 180 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú… Cuộc sống của các cô giáo “cắm bản” gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn khi phải xa nhà, xa con cái thường xuyên.

Cô Vân cho biết thêm: "Cuộc sống của người dân còn rất vất vả. Buổi sáng hằng ngày bà con đều chuẩn bị cơm, thức ăn cho con mang đi học, trong đó chỉ có nắm cơm và xôi nhỏ chứ không có thức ăn gì nên cũng thương lắm… Vậy nên cứ đến bữa là các cô giáo chuẩn bị thêm thức ăn và canh cho các em được no bụng.

Cơ sở vật chất của nhà trường đang thiếu thốn như bàn ghế, giường cho trẻ ngủ, tủ đựng chăn chiếu,... nhất là ngày đông lạnh giá, các em không có đủ áo ấm để mặc tới trường.

Nhà trường rất mong muốn sự chung tay, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cấp ngành, các nhà hảo tâm để mang lại điều kiện học tập tốt nhất cho các em nơi đây”.

Những thầy giáo “lớp mầm” vượt qua định kiến giới tính

Những thầy giáo “lớp mầm” vượt qua định kiến giới tính

Do tính chất công việc nuôi dạy trẻ nhỏ nên giáo viên mầm non lâu bị mặc định phải là phụ nữ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có những thầy giáo mầm non tuyệt vời.

Bảo Trâm

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Đang cập nhật dữ liệu !