Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 sẽ giảm bớt chính sách “cho không”
Trong chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, một số chính sách "cho không" hộ nghèo sẽ phải giảm bớt để tạo đột phá trong giảm nghèo bền vững.
Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, với chuẩn nghèo mới (tháng 1/2021) thì cả nước sẽ có khoảng 16,6% hộ dân có thu nhập dưới chuẩn nghèo (gần 4,5 triệu hộ dân, tương ứng với trên 17 triệu người).
Trong đó, tỉ lệ hộ nghèo là 10,83% và 5,77% là hộ cận nghèo, bao gồm cả 2% hộ nghèo "kinh niên" là đối tượng bảo trợ xã hội (người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em...) - đây là nhóm khó có khả năng thoát nghèo.
Theo ông Tô Đức - Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, điểm đột phá mới trong giai đoạn 2021 – 2025 là tập trung đầu tư con người, đặc biệt là người nghèo.
"Để giúp người dân thoát nghèo bền vững thì cần có kế hoạch thoát nghèo cho mỗi nhóm đối tượng. Tức là sau khi xác định hộ nghèo, nguyên nhân nghèo thì phải giúp người dân xây dựng kế hoạch thoát nghèo thiết thực, đơn giản. Ví dụ, đối với các đối tượng nghèo mà lười lao động, không có ý chí thoát nghèo, nhưng hộ nghèo có người vướng vào tệ nạn xã hội cũng cần xác định trong hộ đó ai là lao động chính để từ đó có những tác động tích cực. Có những tác động tích cực vào lao động chính trong các hộ nghèo để họ lôi kéo, tác động tới các thành viên còn lại trong gia đình cùng tham gia quá trình giảm nghèo" – ông Tô Đức nói.
Ảnh minh họa |
Theo ông Đức, tất cả các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo không được nhận chính sách "cho không" mà phải có tham gia đóng góp.
Đơn cử như bảo hiểm y tế, đối với hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70% còn người dân đóng 30%. Tất cả hỗ trợ sẽ theo kiểu "Nhà nước cùng nhân dân", tức Nhà nước sẽ hỗ trợ khoảng 60 - 70%, còn lại là người dân đóng góp, huy động cộng đồng chứ ngân sách không hỗ trợ bao cấp. Toàn bộ cơ chế chính sách đi theo hướng hỗ trợ có điều kiện.
Bên cạnh đó, mục tiêu chương trình quốc gia đi vào hỗ trợ người nghèo có sinh kế, có việc làm, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt... Có thu nhập mới nâng cao được chất lượng cuộc sống. Đồng thời, phải hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (đường giao thông, điện nước, nhà ở, giáo dục, y tế...). Việc đầu tư dịch vụ công phải có lộ trình.
Những vùng đã được đầu tư tương đối thì chuyển sang ưu tiên các vùng người dân không tiếp cận dịch vụ cơ bản. Công tác giảm nghèo phải làm cuốn chiếu, thực sự đem đến sự thay đổi, thay da đổi thịt chứ không cào bằng, bình quân. Tức là sẽ tính đến hệ số khó khăn để tính suất đầu tư.
Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025, sẽ có nhiều giải pháp thực hiện cho chương trình mục tiêu giảm nghèo. Cụ thể, Nhà nước sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông, điện lưới để kết nối với các khu vực trung tâm, vùng động lực phát triển.
Thứ hai là ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động thuộc hộ nghèo, lao động người dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho lao động thuộc hộ nghèo, lao động người dân tộc thiểu số làm việc tại các doanh nghiệp, hỗ trợ điều kiện sinh kế tạo việc làm tại chỗ gắn với chuỗi giá trị.
Thứ ba là nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với vai trò "bà đỡ" cho người nghèo ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc; có chính sách khuyến khích doanh nhân hỗ trợ người nghèo thông qua các hoạt động tiếp nhận lao động nghèo, đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ tư là thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính gắn với kết quả đầu ra (Trung ương phân bổ vốn theo tiêu chí, giải ngân theo kết quả đầu ra, theo tiến độ đối ứng của ngân sách địa phương); đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương không giao chi tiết, cho phép địa phương chủ động xây dựng đề án bố trí vốn thực hiện trên địa bàn; tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình giảm nghèo.
Minh Thư
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.