Gia đình xin cho bị cáo trong “kỳ án vườn mít” được tại ngoại
"Kỳ án vườn mít" mở phiên xét xử lần 4
Tại sao lại hoãn xử “Kỳ án vườn mít” lần 4
Tuyên án chung thân cho bị cáo Lê Bá Mai 'kỳ án vườn mít'
Kỳ án vườn mít: VKSND Bình Phước kháng nghị tăng án lên tử hình
Theo đó ông bà Lê Bá Triệu, Lê Thị Khoa (cha mẹ bị cáo Lê Bá Mai) cùng ông Dương Bá Tuân, chủ trạng trại xảy ra vụ án đã có đơn xin bảo lãnh cho bị cáo được tại ngoài trong thời gian chờ xét xử.
Lê Bá Mai được dẫn vào phòng xử ngày 6/5 |
Trong lá đơn gửi Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cùng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, những người đứng đơn cho biết lý do như sau:
Vào sáng ngày 21-5-2013, có 3 người gồm ông Trần Văn Thành – Phó Công an xã An Khương, 1 ông mặc đồ của Viện kiểm sát và 1 ông mặc thường phục, đã chui rào vào khu vực xảy ra vụ án (trang trại của ông Dương Bá Tuân).
Việc làm khuất tất này, không đàng hoàng vì đã không hề thông báo với chúng tôi, trong khi chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác cùng các cơ quan Nhà nước, để giúp cho việc tìm ra sự thật của vụ án.
Thêm vào đó, luật sư Huỳnh Thế Tân, người bào chữa miễn phí cho bị cáo Lê Bá Mai cho biết, trong buổi làm việc trước phiên tòa ngày 20-5, luật sư nhận thấy tình trạng sức khỏe của bị cáo không được tốt.
Tuy cơ thể mập hơn nhưng giống với người bị phù. Đặc biệt, Mai hay nói về những chuyện hoang tưởng, thần bí. Việc này đã được công an viên Đoàn Mạnh Cường, cán bộ trại tạm giam chứng kiến.
Chính vì thế những người đứng đơn mong xin cho Mai tại ngoại để được chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe chờ xét xử.
Nhiều nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều ở xa đã gây khó khăn cho phiên xử khi không có mặt tại tòa. Trong ảnh là ông Điểu Cẩn và bà Thị De - cha mẹ nạn nhân. |
Trong khi đó, vào ngày 28/5 vừa qua, ba luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai trong “kỳ án vườn mít” đã có đơn kiến nghị HĐXX TAND Tối cao tại TP.HCM cho dời phiên tòa phúc thẩm về Bình Phước.
Lý do được các luật sư, Bùi Quang Nghiêm, Huỳnh Thế Tân, Trịnh Thanh đưa ra là, các chứng, người liên quan đều có hộ khẩu tại Bình Phước, Tân Ninh trong khi hoàn cảnh rất khó khăn, nếu xử tại TP.HCM sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc đi lại.
Do đó các luật sư đề nghị chuyển địa điểm phiên xét xử tới đây về TAND tỉnh Bình Phước thay vì TAND Tối cao tại TP.HCM. Trên thực tế, tại phiên xử ngày 6/5 (sau đó bị hoãn) rất nhiều nhân chứng quan trọng đã vắng mặt.