Gây hấn khắp nơi, Trung Quốc đang tự cô lập mình
Gây hấn khắp nơi, Trung Quốc đang tự cô lập mình
Âm mưu độc chiếm Biển Đông
Tuần qua, diễn đàn an ninh khu vực diễn ra tại Cambodia đã đi một bước chệch hướng. Trung Quốc từ chối xem xét mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông – một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới – và chấm dứt mọi thảo luận về những tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này. Hành động này đã đẩy mẫu thuẫn giữa Trung Quốc và những nước láng giềng lên một mức gay gắt hơn.
Diễn đàn an ninh khu vực được tổ chức bởi ASEAN thậm chí đã phải kết thúc mà không thể đưa ra một bản tuyên bố chung. “Trung Quốc đã đạt được mục đích nhất thời của mình, tuy nhiên đó chỉ là một “chiến thắng tạm thời”. Mark Valencia, Chuyên gia chính sách Hàng hải của phân viện An ninh và phát triển bền vững Nautilus tại San Francisco nói.
“Trung Quốc nói rằng họ có bằng chứng lịch sử và chủ quyền đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và họ sở hữu tất cả mọi thứ trong vùng biển đó. Với họ, đó là điều hiển nhiên nên họ thậm chí không thèm nói gì thêm về chuyện này nữa. Trung Quốc đã tự tách mình về một phía và động thái đó là nguy hiểm cho tất cả các quốc gia”. Valencia nói thêm.
Trung Quốc vẫn thường tự “vỗ ngực” cho rằng họ tin tưởng Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền nhưng cùng với việc tuyên bố độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc ra điều kiện rằng sẽ không một hành động quân sự nào được chấp nhận trên biển Đông, kể từ hoạt động tập trận hay sự qua lại của các tàu chiến cho đến các máy bay trinh sát do thám.
Đây chính là điểm mấu chốt phương hại đến Mỹ, đồng thời theo luật biển Quốc tế không quốc gia nào được quyền giới hạn hoạt động tự do trên phạm vi vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của quốc gia mình.
Một phép thử sớm đã được áp dụng với Việt Nam. Trong tháng 6, Trung Quốc đã công khai mời thầu đối với các công ty nước ngoài vào khai thác 9 lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nơi Việt Nam đang hợp tác khai thác với các đối tác của Nga, Mỹ và Ấn Độ. Đây thực chất là hành động trả đũa của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam thông qua luật biển vài ngày trước, trong đó nêu rõ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
“Tôi không nghĩ chiến tranh sẽ nổ ra. Nhưng Việt Nam luôn thể hiện rằng họ không hề sợ hãi Trung Quốc”, Valencia nhận định.
Không chỉ gây sự ở Biển Đông, Trung Quốc cũng đang đồng thời chọc tức các quốc gia láng giềng khác như Nhật Bản, Hàn Quốc khi liên tục cử tàu chiến xâm phạm lãnh hải và cùng biển đảo tranh chấp với các nước này. |
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với “đòn hội đồng”?
Cũng tại diễn đàn an ninh ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Trung Quốc để lên tiếng phản đối vụ 3 tàu tuần tra quân sự của Hải quân Trung Quốc đã tiến vào vùng biển của Nhật Bản nơi gần quần đảo đang tranh chấp Senkaku (Đảo Điếu Ngư theo các gọi của Trung Quốc).
Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Koichiri Genba ngay lúc đó đã không chắc chăn về việc tàu tuần tra của Trung Quốc đã “cố ý hay chỉ vô tình tiến vào vùng biển tranh chấp trong thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ” nhưng chỉ ngay vài ngày sau đó, một tàu tuần tra khác của Trung Quốc lại lặp lại hành động này, phá tan mọi cân nhắc của chính phủ Nhật Bản.
Tokyo đã ngay lập tưc triệu tập đại sứ Trung Quốc và ông Genba đã trực tiếp lên tiếng với người đồng cấp Dương Khiết Trì. Để đáp lại, ông này lặp lại tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các quần đảo và vùng biển đang tranh chấp trong khu vực bất chấp những động thái kiềm chế rõ rệt từ phía Nhật Bản nhằm xoa dịu mâu thuẫn.
Ngay lúc này, lòng kiên nhẫn của người Nhật đang mòn dần.
Tetsuo Kotani, một Chuyên gia An ninh hàng hải tại Viện chính sách quốc tế Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo đây là thời điểm “lực lượng Hải quân Nhật Bản phải bắt đầu các hành động theo sát hoạt động của các tàu Trung Quốc trên biển Đông để sẵn sàng có những hành động can thiệp quân sự kịp thời.”
“Nếu một cuộc giao tranh xảy ra trên biển Đông giữa Trung Quốc với những đối thủ của họ, đặt giả thuyết là Phillipines hay Việt Nam, chúng ta cần phải cử các lực lượng vũ trang đến để bảo vệ tàu thuyền của chúng ta trên vùng biển này.” Ôngsaid Kotani, một người được cho là phản ánh khá chính xác các quan điểm của chính phủ Nhật Bản nhận xét.
Để đề phòng các âm mưu của Trung Quốc, Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ đóng tại Yokosuka, Nhật Bản sẽ được lệnh thường xuyên hoạt động tại vùng biển trong khu vực. Ba tàu tuần duyên lớn của Mỹ sẽ bắt đầu hoạt động tại Singapore từ mùa xuân tới. Nhật Bản cung cấp cho Phillipines 10 tàu tuần tra.
Tuy Mỹ không có hiệp ước an ninh với Việt Nam nhưng Mỹ lại có hiệp ước phòng thủ chung với nhiều quốc gia khác đang có tranh chấp với Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc tại Senkaku hồi đầu tháng cũng như vụ lùm xùm với Phillipines tại khu vực bãi cạn Scarborough hồi vài tháng trước bị coi là hành động tấn công vào các đồng minh của Mỹ và Mỹ sẽ có hành động thích đáng để hỗ trợ các đồng minh của mình.
Ngoài ra, sự chồng chéo trong phân chia trách nhiệm và hành động của các lực lượng Trung Quốc càng làm cho tình hình phức tạp. Ngoài Hải quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc còn có ít nhất 4 bộ ngành khác của Trung Quốc tham gia vào các hoạt động tuần tiễu, giải quyết các vẫn đề có liên quan trên biển Đông.
Thậm chí, tại một diễn dàn quốc tế, một đại diện của Trung Quốc đã nói rằng cho dù các nước có tìm được phương cách để giải quyết các mâu thuẫn, nội bộ Trung Quốc cũng sẽ khó có thể quyết định lực lượng nào của Trung Quốc sẽ tham gia vào bàn bạc và thỏa thuận các vấn đề này.
Và đó chính là lý do khiến tình hình Biển Đông ngày càng trở nên tồi tệ.
T.D.P