Đuối nước: Thoát chết mà không cần biết bơi

Mỗi ngày trung bình trên toàn quốc có mười trẻ em tử vong do đuối nước. Tỷ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam cao nhất trong khu vực và gấp mười lần các nước phát triển.
BÀI LIÊN QUAN
Thảm kịch trên dòng Srêpok, 4 học sinh thiệt mạng
Con số khủng khiếp này được Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em Nguyễn Hải Hữu cho biết. Song cho đến nay, trẻ em vẫn đều đặn chết đuối, tang tóc vẫn đổ ập lên nhiều gia đình và đe dọa nhiều gia đình khác.

Song ít ai biết rằng, trẻ có thể thoát khỏi đuối nước mà không cần biết bơi!


Đó là khẳng định của TS Phạm Anh Tuấn, Trung tâm E-Bơi - Công ty Tư vấn & Truyền thông Văn hóa - Giáo dục - Môi trường Pi. Theo TS Tuấn, trẻ có thể bị đuối nước ngay trong nhà chỉ với bể cá vàng, xô đựng nước, bể tắm, bồn cầu, giếng nước…; ngoài nhà có thể là ao, hồ, biển… 

Nguy cơ bị đuối nước xảy ra khắp nơi, ngay bên cạnh chúng ta. Do đó, nếu quan niệm rằng, phải biết bơi mới tránh được đuối nước là quan niệm cực kỳ sai lầm của nhiều bậc phụ huynh và thậm chí cả nhà trường.

Để nhận diện nguy hiểm, phòng tránh đuối nước, hơn lúc nào hết, cần sự tuyên truyền mọi nơi, mọi lúc của bố mẹ, thầy cô. 
Đuối nước: Thoát chết mà không cần biết bơi - ảnh 1
Em Nguyễn Thị Tường Vy đã may mắn thoát chết trong vụ đuối nước cướp đi sinh mạng của 4 học sinh trên dòng  Srêpok ngày 14.5 - Ảnh: Báo Đắk Lắk

“Chúng tôi định nghĩa, mặt nước hở là nguy hiểm. Chậu nước không đậy gì, cũng là nguy hiểm với trẻ con. 1 bể cá vàng cũng là nguy cơ. Chết đuối ở xô nước lau nhà đã từng xảy ra ở Việt Nam. Thế nên, bố mẹ cần phải tuyên truyền mọi nơi mọi lúc. 

Kể cho con nghe một tin học sinh nào đó bị đuối nước cũng là cách truyền dạy kiến thức. Bố mẹ phải kể tường tận nguyên nhân cái chết để con mình rút kinh nghiệm phòng tránh. Thông tin về các vụ đuối nước có thể được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy thể dục hay hiệu trưởng nhắc nhở HS ngay trong các tiết học, giờ chào cờ… 

Tất cả những câu chuyện đó đều là cách để khắc sâu trong đầu mỗi em. Nếu chúng ta chưa có các tiết học về kỹ năng sống, thì mỗi thầy cô đều có thể dạy các em bằng cách này hay cách khác” – TS Phạm Anh Tuấn tư vấn.

Nhấn mạnh về việc phần lớn các vụ chết đuối thương tâm là do học sinh cứu nhau mà kéo nhau chết, TS Tuấn cho rằng, không thể chê trách các em bởi bản năng cứu người, hướng thiện. Cái đáng trách ở đây chính là bố mẹ, nhà trường đã không dạy cho các em cách cứu người chết đuối. 

“Cứu người chết đuối rất khó. Những người được huấn luyện phải được đào tạo rất bài bản và phải được trang bị kính, máy thở, các dụng cụ chuyên nghiệp. Người cứu hộ còn được dạy là phải cẩn thận khi tiếp cận người bị chết đuối, tránh lại gần khi họ còn chưa bất tỉnh. Người bị đuối nước sẽ rất khỏe, hoảng loạn, vồ lấy bất cứ vật gì và dìm mình xuống luôn. Họ phải chờ người đuối nước xỉu đi mới cứu. 

Riêng các em học sinh thường không biết kỹ năng này, lao xuống cứu ngay. Và hậu quả thường rất thương tâm. Nếu các em biết, các em sẽ không làm liều như thế. Các em có thể lấy que, nối dài quần áo, quăng xuống cho bạn, có thể buộc dây vào người bơi giỏi rồi các bạn ở trên giữ cho họ bơi ra cứu bạn…” – TS Tuấn phân tích.

Cứ đến hẹn lại lên, vào dịp đầu hè, nhiều vụ đuối nước thương tâm xảy ra. Cứu được hàng ngàn trẻ em đuối nước mỗi năm, cứu được 10 trẻ mỗi ngày, không đáng để các bậc làm cha mẹ, thầy cô phải để tâm ư? Cứu trẻ thoát khỏi đuối nước mà không cần bể bơi, không cần xuống nước, không phải chi phí đầu tư quá cao, tại sao những bậc làm cha, làm mẹ lại có thể thờ ơ?

Những vụ đuối nước kinh hoàng

Sáng 14/5, 4 học sinh lớp 6A, Trường THCS Hồ Tùng Mậu, Huyện Buôn Đôn, Đăk Lắk tử vong vì đuối nước dưới sông Srêpok đã khiến dư luận bàng hoàng. Những học sinh gặp nạn gồm Nguyễn Thị Minh H. (12 tuổi, đã tử vong), thôn 15, xã Tân Hòa; Nguyễn Thị Ngọc A. (12 tuổi, đã tử vong),, thôn 6, xã Even; Ngô Thế H. (12 tuổi, đã tử vong), thôn 3, xã Even; Lê Thị Ngọc H. (12 tuổi, đã tử vong), thôn Hà Bắc, xã Even.
Đuối nước: Thoát chết mà không cần biết bơi - ảnh 2
Người thân, bà con viếng đám tang em Lê Thị Ngọc Huyền, một trong 4 em học sinh trong vụ chết đuối sáng nay - Ảnh: Tr.Tân - PLTPHCM

Hiện trường vụ tai nạn là một eo nước bên đường mòn, sâu khoảng 1,5m, cách nhà máy thủy điện Srêpok 3 khoảng 800m.

Có mặt tại hiện trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, ông Huỳnh Văn Quang cho biết, sáng nay khi thi xong, có khoảng 20 học sinh lớp 6, Trường THCS Hồ Tùng Mậu vào khu vực hồ tích nước nhà máy thủy điện Srêpok chơi.

Do tính hiếu động, không lường trước được tác hại nguy hiểm nên đã có 5 em học sinh để dép trên bờ xuống hồ tắm và bị trượt vào cửa dẫn nước nhà máy thủy điện Srêpok 3 dẫn đến tai nạn thương tâm. 

Tai nạn đuối nước thương tâm tương tự đã từng xảy ra với 8 nữ sinh trường THCS An Mỹ (xã An Mỹ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vào tháng 9/2012. 8 em đã chết đuối tại khu vực đập tràn hồ 2, thuộc hệ thống hồ nước Tuy Lai (xã Tuy Lai, huyện Chương Mỹ).

Theo ông Nguyễn Bá Thiều – Trưởng Công an xã An Mỹ, khoảng 15h30 ngày 12/9, công an xã nhận được tin báo của nhân dân, tại khu vực đập tràn hồ 2, đường vào chùa Hàm Long, thôn Bụa, xã Tuy Lai có 11 học sinh ở xã An Mỹ vào chơi, sau đó rủ nhau xuống hồ tắm. Tám em bị chết đuối, ba em may mắn được cứu sống.
Đuối nước: Thoát chết mà không cần biết bơi - ảnh 3
Hồ nước Tuy Lai - nơi tám em học sinh tử nạn. Ảnh: TPO

Với em Lê Thị Chinh, một trong ba nạn nhân may mắn được cứu sống, buổi chiều hôm đó thật kinh hoàng: “Khoảng 13h30 ngày 12/9, em cùng nhóm bạn đang học lớp 8A và 7A của trường THCS An Mỹ rủ nhau đi tắm ở khu vực đập tràn hồ Tuy Lai. Vì trước chúng em đã ra đây tắm một vài lần nên giờ chúng em lại đến".

"Tắm được một lúc, chúng em lên bờ ngồi chơi. Sau đó, bạn Mai Lê Hồng Phúc bị trượt chân ngã và kêu cứu. Chúng em vội chạy đến và cả nhóm cùng nhảy xuống cứu Phúc. Người này ôm vào người kia và kéo nhau xuống. Chính em là người ôm vào Phúc. Do nước hồ sâu, các em lại tóm chặt lấy nhau nên cả em cũng bị chìm. Khi em tỉnh dậy đã thấy mình nằm trên bờ. Còn tám bạn kia đã… mất”.

Ngày 12/9/2012 trở thành ngày tang thương nhất của hai thôn Tảo Khê, Đoan Ngữ từ trước tới nay, khi khắp nơi chìm trong tang thương, đi đâu cũng gặp vòng hoa trắng và những tiếng khóc con, khóc cháu ai oán.
Đuối nước: Thoát chết mà không cần biết bơi - ảnh 4
Đám tang của em Mai Lê Hồng Phúc, Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: TPO

Lùi lại thời gian xa hơn, nhưng để lại nỗi đau không kém, là sự việc 4 em nhỏ tử vong ngay trong hố nước trong công trường đang thi công tại cánh đồng thuộc làng Phú Đô (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) chiều ngày 14/8/2011. Sau trận mưa mấy ngày trước đó, hố sâu đã bị ngập nước và các em đã không biết đó là hiểm họa, vẫn tiến lại gần, chơi đùa.

Hay trận đắm đò kinh hoàng để lại nhiều nỗi đau day dứt cho người dân ở Con Cuông, Nghệ An năm 2006. Vào ngày 7/10/2006, con đò do Lô Văn Nghiệp điều khiển chở 30 em học sinh THCS Lạng Khê bị đắm ở bến Chôm Lôm (xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An). 19 học sinh chết đuối, trong đó có 3 gia đình mất tới hai con, một người ông mất 6 cháu.

Còn rất nhiều những ca đuối nước thương tâm, cướp đi sinh mạng của học sinh, chỉ vì sự thiếu hiểu biết của các em khi gặp phải tình huống nguy hiểm. Làm thế nào để các bậc phụ huynh có thể bảo vệ con cái 24/24h?


L.H

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Đang cập nhật dữ liệu !