Đòi tiền chuộc không thành, nam tài xế đập vỡ điện thoại của người đánh rơi

Nhặt được chiếc điện thoại rơi trên đường, nam tài xế xe công nghệ đòi khổ chủ chuộc lại với số tiền cao nhưng không thành nên cả hai xảy ra xô xát. Tức giận, người này đập vỡ điện thoại của nạn nhân.

Đoạn clip xô xát giữa nam sinh và người đàn ông mặc áo tài xe ôm công nghệ. 

Nhặt được điện thoại, đòi tiền chuộc

Những ngày qua, cộng đồng mạng tiếp tục tranh luận xung quanh clip ngắn ghi lại cảnh nam thanh niên xảy ra xô xát với người đàn ông mặc trang phục của một hãng hãng xe ôm công nghệ.

Nguyên nhân vụ xô xát đến từ việc người tài xế xe ôm công nghệ nhặt được chiếc điện thoại di động do nam sinh đánh rơi trên đường rồi đòi tiền chuộc. Cả hai không thống nhất được số tiền chuộc lại chiếc điện thoại nên xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát.

Vụ việc được người dân đi đường ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội. Được biết, nam sinh trong clip là L.G.H. (SN 2002, Quận 5, TP.HCM). H. cho biết, vụ việc xảy ra vào chiều 24/6 tại ngã tư đường Tôn Thất Đạm - Võ Văn Kiệt (phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM).

Nam sinh (bên trái) xô xát với tài xế xe ôm công nghệ sau khi bị người này đập vỡ chiếc điện thoại. 

Trước đó, vào sáng cùng ngày, H. chở bạn đến nơi làm việc. Trên đường đi, nam sinh bất cẩn đánh rơi chiếc điện thoại di động hiệu iPhone 12 Promax của mình.

Khi phát hiện mình đánh rơi điện thoại trên đường, H. lấy Ipad để vô hiệu hóa chiếc iPhone từ xa. Sau đó, nam sinh vừa dùng thiết bị này dò tìm vị trí điện thoại vừa gửi vào máy dòng tin nhắn sẵn sàng chuộc lại.

Nam sinh kể: “Tôi nhắn tin và để lại số điện thoại của người bạn với mục đích ai nhặt được sẽ liên lạc với mình. Khoảng 50 phút sau, tôi nhận được cuộc gọi từ chính số điện thoại của tôi.

Điều này cho thấy, người nhặt được đã rút sim trong điện thoại của tôi để gọi vào số tôi cung cấp trong tin nhắn. Trong cuộc gọi, người này hỏi thẳng là tôi sẽ chuộc lại điện thoại với bao nhiêu tiền.

Khi tôi nói sẽ chuộc lại với số tiền là vài triệu đồng thì người này hỏi lại: “Vài triệu là bao nhiêu triệu, là 9 hay 10 triệu đồng”. Lúc này, tôi có ý định chuộc lại với số tiền khoảng 6 triệu đồng nhưng trong túi chỉ còn hơn 2 triệu đồng”.

Sau khi bị đập, chiếc điện thoại bị hỏng nặng.

Không còn cách nào khác, nam sinh quyết định đến gặp người nhặt được điện thoại với hy vọng sẽ được chuộc lại với số tiền 2 triệu đồng. Trong cuộc gặp, nam sinh cố gắng giải thích và xin người đàn ông mặc trang phục của một hãng xe ôm công nghệ cho mình chuộc lại điện thoại với số tiền 2 triệu đồng.

Bị đe dọa

Tuy nhiên, người đàn ông không đồng ý. Anh ta yêu cầu H. phải đưa đủ số tiền 3-4 triệu đồng mới được nhận lại điện thoại.

Nói xong, người này định lên xe máy rời đi. Thấy vậy, nam sinh chồm đến định rút chìa khóa xe để giữ người này lại. Sự việc khiến 2 người xảy cự cãi lớn tiếng.

Ngay sau đó, người đàn ông lấy chiếc điện thoại nhặt được ra rồi đập vỡ trước sự chứng kiến của H. Hành động trên của người đàn ông khiến nam sinh không giữ được bình tĩnh nên lao đến xô xát.

Phát hiện vụ việc, người dân đi đường đến can ngăn. Lúc này, tài xế xe ôm công nghệ lên xe rời khỏi hiện trường.

Sau khi lấy lại bình tĩnh, G.H. cầm theo chiếc điện thoại bị đập vỡ, hư hại nặng đến cơ quan chức năng trình báo. Sau đó, nam sinh gấp rút đem điện thoại đi sửa chữa.

Nam sinh phải đem điện thoại đi sửa với chi phí lên đến 6 triệu đồng.

G.H. chia sẻ: “Năm nay là năm cuối đại học nên tôi cần phải sửa chiếc điện thoại để chuẩn bị làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp. Bởi, tôi có lưu trữ một số tài liệu quan trọng trên chiếc điện thoại này.

Tôi phải chi trả 6 triệu đồng cho phí sửa chiếc điện thoại. Còn là sinh viên, chưa có việc làm nên số tiền trên đối với tôi là rất lớn”.

Bức xúc trước hành động của người mặc áo xe ôm công nghệ, nam sinh xin clip vụ việc do người đi đường ghi lại để đăng tải lên mạng xã hội. Vụ việc nhanh chóng thu hút nhiều lượt xem, bình luận, chia sẻ.

Ngay sau đó, nam sinh nhận được cuộc gọi thông qua ứng dụng trò chuyện trực tuyến, tin nhắn của những người lạ mặt. Trong cuộc gọi, tin nhắn, những người này có lời lẽ thách thức, đe dọa nam sinh.

G.H. cho biết: “Để tự bảo vệ mình, chiều nay, tôi sẽ đến cơ quan chức năng trình báo. Lần này, tôi sẽ cung cấp một số thông tin về người đã nhặt được và đập vỡ chiếc điện thoại cũng như cuộc gọi, tin nhắn thách thức, đe dọa tôi”.

Hà Nguyễn

Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Đang cập nhật dữ liệu !