Những chuyện bí ẩn ở “làng trăm giếng” giữa Thủ đô

Ở làng Yên Sở, giếng không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho bà con, mà còn là biểu tượng linh thiêng để người dân gửi gắm ước nguyên.

Những chuyện bí ẩn ở “làng trăm giếng” giữa Thủ đô 1

Những giếng cổ ở làng Yên Sở mang ý nghĩa linh thiêng, được người dân trân trọng và bảo vệ

Ở làng Yên Sở (xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội), giếng không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho bà con, mà còn là biểu tượng linh thiêng để người dân gửi gắm ước nguyện. Ở ngôi làng này, những chiếc giếng cổ mang theo mình nhiều câu chuyện huyền bí.

Có nước máy vẫn dùng nước giếng

Chiều cuối tháng 6 nắng vẫn gắt, cụ Trần Hữu Liễu (89 tuổi, ở xóm Ngõ Giếng, làng Yên Sở lật nắp giếng bằng sắt, thả dây kéo lên những gàu nước đầy ắp, trong veo. “Nước giếng ở đây trong và mát, không bao giờ cạn, không chỉ dùng tắm giặt, chúng tôi vẫn dùng ăn uống”, cụ Liễu cho biết.

Bà Lê Thị Hoa, nhà ở xóm Ngõ Giếng cho biết thêm, dù có nước máy, dân làng Yên Sở vẫn thích dùng nước giếng. “Các cụ cao tuổi còn đòi pha trà, đun nước uống bằng nước giếng, vì bảo đã quen vị, pha trà cũng cho nước trà xanh và ngọt hơn. Giếng thì làng có sẵn”, bà Hoa vui vẻ cho hay.

Theo thống kê của người làng Yên Sở, hiện cả làng còn 73 giếng nước. Các giếng đều giống nhau, sâu từ 4 - 5m, đường kính khoảng 1,6m, thành giếng được xếp bằng những phiến đá to, không có chất kết dính nhưng rất vững chãi.

Những chuyện bí ẩn ở “làng trăm giếng” giữa Thủ đô 2

Thành giếng cổ ở làng Yên Sở được xếp bằng những phiến đá to, dù không có chất kết dính nhưng rất vững chãi

Người dân có thể vịn tay vào vách đá để leo xuống đáy giếng và leo lên một cách dễ dàng. Dưới đáy giếng được đệm một tấm gỗ lim dày khoảng 15cm. Chỉ cần nghiêng người vào miệng giếng, đã cảm nhận được luồng hơi mát bao phủ.

Gần 90 tuổi, cụ Liễu cũng không biết giếng cổ ở làng có từ bao giờ, nhưng từ khi cụ còn nhỏ, đã quen với việc làng có trăm cái giếng, hầu như nhà nào cũng có. Cuộc sống ngày càng phát triển, đất chật, người đông hơn, các nhà phải bán đất, chia đất cho con cái sinh sống làm ăn nên nhiều cái giếng phải lấp đi để lấy đất xây nhà, làm đường.

“Chỉ những nhà nào rất cần thiết mới phải lấp giếng. Còn lại, giếng vẫn gắn bó với người dân nơi đây”, cụ Liễu khẳng định.

Những câu chuyện bí ẩn

Những chuyện bí ẩn ở “làng trăm giếng” giữa Thủ đô 3

Đường vào xóm Ngõ Giếng, làng Yên Sở

Được giới thiệu là người am hiểu nhiều về lịch sử của làng, cụ Nguyễn Công Nhuận (81 tuổi) cho biết: “Trước đây, tên cũ của làng là Cổ Sở. Đến thời Hồng Đức thì chia ra hai làng Đắc Sở và Yên Sở. Tương truyền, 73 giếng cổ được xây từ thời ngoại xâm phương Bắc đến chiếm đóng nên ít nhất giếng ở đây cũng có 1.000 năm tuổi”.

Dẫn câu ca: “Thứ nhất Cổ Bi, Thứ nhì Cổ Loa, Thứ ba Cổ Sở”, cụ Nhuận cho hay, Cổ Sở là một trong ba mảnh đất thiêng của Việt Nam, là nơi sản sinh ra anh hùng hào kiệt, là nơi người dân ba lần đứng lên chống quân xâm lược phương Bắc.

“Có tích cho rằng, giếng cổ ở Yên Sở là do bọn xâm lược đào để trấn yểm long mạch, cũng có giả thuyết cho rằng giếng cổ được xây dựng để quân xâm lược phương Bắc lấy nước sạch ăn. Có cả tương truyền giếng được đào để người Trung Quốc giấu vàng”, cụ Nhuận cho hay.

“Cây đa, giếng nước, mái đình” là những hình ảnh quen thuộc của làng quê vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ xưa. Để bảo vệ giếng, dân làng đã trích quỹ ra sửa sang, xây quây lại, đặt những tấm phên thép lên để tránh tai nạn cho trẻ em. Từ nhiều năm qua, nhiều đoàn khảo sát, nghiên cứu văn hóa đã đến tham quan, tìm hiểu những chiếc giếng cổ độc đáo ở làng Yên Sở" - Ông Nguyễn Đình Khoa, Chủ tịch UBND xã Yên Sở.

Theo cụ Nhuận, việc quân xâm lược đào trăm cái giếng ở một làng để lấy nước dùng là không thuyết phục, bởi những cái giếng cổ này có kết cấu giống nhau và được làm rất công phu, cẩn thận.

Nếu chỉ phục vụ lấy nước, thì không cần làm cẩn thận và làm tới cả trăm cái giếng như thế. Còn giả thuyết người dân tự đào giếng để lấy nước ăn cũng không đúng vì ngày đó người dân rất ít, cả làng chỉ có vài chục hộ, khó có chuyện một hộ dân cần vài chiếc giếng.

“Giả thuyết giếng cổ giấu vàng, chôn nữ đồng trinh ở dưới không thấy có một căn cứ nào, nên chúng tôi vẫn cho rằng, những chiếc giếng này được làm nên để yểm long mạch”, cụ Nhuận cho hay.

Xung quanh những chiếc giếng cổ ở làng Yên Sở có rất nhiều câu chuyện ly kì, bí ẩn. Người dân làng cho biết, những hộ muốn xây nhà, làm đường vướng vào giếng cổ phải lấp đi, đều phải lễ bái rất cẩn thận nhưng vẫn hay gặp xui xẻo. Đã có hộ lấp giếng xong lại phải đào lên.

Cụ Liễu kể: “Vài năm trước, xóm Chủa, làng Yên Sở đã lấp một giếng cổ vì định mở rộng đường. Sau khi lấp giếng, trong xóm nhiều nhà xảy ra lục đục, đau ốm, làm ăn không thuận lợi. Có người đi xem bói, được “thầy” bảo giếng cổ có thần linh, thổ địa và có thể bị trấn yểm nên ai mà phạm vào sẽ chuốc lấy hậu họa. Sau đó, cả xóm phải thuê máy móc hút, múc đất lên trả lại nguyên trạng cái giếng cổ và từ đó, cả xóm lại được yên bình” .

Ông Nguyễn Đình Khoa, Chủ tịch UBND xã Yên Sở cho biết: Giếng cổ không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho bà con, mà còn là di tích lịch sử, gắn liền với quần thể văn hóa của xã Yên Sở. “Có một số câu chuyện truyền miệng về sự linh thiêng, ly kỳ liên quan đến giếng cổ, nhưng có lẽ chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Chính quyền xã vẫn luôn động viên bà con giữ gìn và bảo tồn giếng cổ như một nét văn hóa chứ không nên quá tin vào yếu tố tâm linh”, ông Khoa nói.

Hà Nội: Đường nát bét, ngập như ao làng giữa phố, Sở và quận bất lực không thể sửa

Hà Nội: Đường nát bét, ngập như ao làng giữa phố, Sở và quận bất lực không thể sửa

Nằm giữa 2 quận Cầu Giấy và Thanh Xuân (Hà Nội), ngay cổng sau trường chuyên Amsterdam và trường mầm non, đường Nguyễn Xuân Linh đã xuống cấp nhiều năm, gập ghềnh như ruộng cày, lầy lội, ngập nước bất kể nắng mưa nhưng không được sửa chữa

Theo báo Giao thông

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !