Đổi mới phương thức thảo luận tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIII
Đổi mới phương thức thảo luận tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIII
Các đại biểu quốc hội khóa XIII
Theo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bảo hiểm Xã hội là tổ chức sự nghiệp nhưng hiện chi phí hoạt động các quỹ bảo hiểm thì được áp dụng như chi phí quản lý của cơ quan hành chính, gây bất cập trong chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành. Chi phí hoạt động được Bảo hiểm xã hội trích ra từ tiền sinh lời khi bảo toàn các quỹ bảo hiểm. Năm 2011, tiền lương bình quân là 2,782 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân ước là 4,869 triệu đồng/tháng. Do tính chất công việc của ngành rất phức tạp trong khi lương thấp nên không thu hút được nhân tài. Từ 2007 đến nay, toàn ngành đã có 1.353 người xin thôi việc.
Sau khi bàn thảo và cho ý kiến UBTVQH quyết định giải pháp trước mắt là tăng chi tiền lương, phụ cấp cho cán bộ ngành bảo hiểm xã hội. Tuy mức chi tiền lương, tiền công đối với người lao động bình quân không vượt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Còn giải pháp lâu dài, Quốc hội cần sửa đổi nội dung chi phí quản lý bộ máy của Bảo hiểm Xã hội quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
Về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2012, UBTVQH đã thống nhất QH sẽ lựa chọn 2 nội dung để thực hiện giám sát tối cao trong 3 nội dung được đệ trình: Việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công (trong lĩnh vực nông nghiệp- nông dân- nông thôn; Việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai liên quan đến khiếu nại, tố cáo, đền bù giải tỏa; Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và thực hiện Quỹ Bảo hiểm xã hội. Đối với UBTVQH sẽ thực hiện giám giám sát 3 nội dung: Việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; Việc thực hiện chính sách pháp luật về người có công; Việc thực hiện chính sách đất ở và sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011, UBTVQH nhận định: tình trạng tham nhũng vẫn còn phức tạp, chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Theo nhận định của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Người dân, ngay cả cán bộ, công chức, viên chức vẫn coi phòng chống tham nhũng là công việc của Nhà nước, ít quan tâm tới việc phát hiện, tố cáo tham nhũng. Một bộ phận người dân vì công việc riêng sẵn sàng đưa hối lộ để được việc đồng thời một số cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu để nhận tiền. Các đại biểu đều đồng tình với ý kiên cho rằng: Việc đầu tư kinh phí, ngân sách cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng và hiệu quả thu lại chưa tương xứng. Bên cạnh đó nhiều đại biểu cũng đánh giá công tác bảo vệ người tố cáo chưa được thực hiện hiệu quả để khiến người dân yên tâm.
Về Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2011, UBTVQH đã đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tăng cường rõ nét và quyết liệt hơn so với năm trước. Các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai các biện pháp tiết kiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên là 3.857,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn tồn tại trên tất cả các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau. Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai vẫn là điểm nóng. Tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản vẫn còn bất cập; ô nhiễm môi trường cải thiện chậm. Quản lý, sử dụng tài sản công chưa nghiêm; hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước còn thấp so với các khu vực còn lại...Các thành viên UBTVQH đề nghị cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên qua đến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với cải cách hành chính; nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với một số lĩnh vực nhậy cảm dễ gây thất thoát, lãng phí lớn.
Bế mạc phiên họp thứ ba, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tổng kết: sau một tuần tích cực làm việc, với trọng tâm là chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 2, QH khóa XIII, UBTVQH đã nghe và cho ý kiến về 9 dự án luật, trong đó 6 dự án luật trình QH lần đầu và 3 dự án luật trình QH thông qua. UBTVQH cũng đã nghe và cho ý kiến các báo cáo công tác năm 2011 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH, Ủy ban Thường vụ QH năm 2012; nghe báo cáo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Dự án "Trồng mới 5 triệu ha rừng"...Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá chung phiên họp đã hoàn thành tốt chương trình đề ra, hoàn thành chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII bắt đầu từ ngày 20/10/2011.
Ngọc Chung
Từ Kỳ họp thứ Hai tới, VPQH đề nghị UBTVQH trình QH cho phép áp dụng ngay một số cải tiến như rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo, giảm bớt thời gian thảo luận tổ và tăng thời gian thảo luận hội trường để trao đổi kỹ hơn về các vấn đề còn ý kiến khác nhau, cải tiến cách thức thảo luận tại Tổ và tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ... Cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Hai, QH Khóa XIII tại Phiên họp thứ Ba, các Ủy viên UBTVQH cơ bản tán thành các đề xuất trên và đề nghị, cần tập trung cải tiến công tác điều hành kỳ họp. UBTVQH – cơ quan đầu não của QH - có thể làm việc thường xuyên trong thời gian diễn ra kỳ họp... Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Áp dụng ngay tại Kỳ họp thứ Hai một số cải tiến, đổi mới Các báo cáo, tài liệu có tính chất cung cấp thông tin cho ĐBQH, theo quy định là do Chủ tịch QH quyết định. Ví dụ Dự án 2 lô dầu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng là cung cấp thông tin theo đề nghị của ĐBQH tại kỳ họp trước. Chính phủ, các ngành đã chuẩn bị thông tin, tài liệu rồi thì nên gửi cho ĐBQH cũng tốt. Có ĐBQH đề nghị Chính phủ báo cáo về tình hình tệ nạn xã hội, ma túy, bạo lực học đường, tham nhũng – đúng đây là những vấn đề bức xúc nổi lên trong thời gian gần đây nhưng trong chương trình kỳ họp đã có các Báo cáo của Chính phủ về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, cũng đã bao gồm cả những vấn đề đó rồi. Nếu vấn đề nào mà Báo cáo của Chính phủ chưa chú trọng lắm thì từ nay đến kỳ họp có thể bổ sung, nhấn mạnh thêm chứ không nên có một báo cáo riêng nữa. Kỳ họp này, UBTVQH báo cáo QH để xin phép QH cho áp dụng ngay một số vấn đề có thể cải tiến, đổi mới ngay được; còn những nội dung chưa cải tiến, chưa đổi mới được ngay thì vẫn tiếp tục nghiên cứu, gắn với cả lịch trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH và sửa đổi Hiến pháp. Những nội dung không liên quan đến thẩm quyền QH phải quyết định thì có thể để lại, mặc dù những cải tiến liên quan đến hoạt động của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban gắn kết với nhau trong quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của QH, nhưng những vấn đề này, UBTVQH có thể bàn bạc và quyết định sau để không làm mất thêm thời gian của QH. Riêng về hoạt động của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tôi đề nghị Ủy ban nên có một báo cáo gọn về những công việc đã triển khai đến thời điểm này để gửi các ĐBQH. Trong Báo cáo đó, có thể nhấn thêm một số ý yêu cầu các Đoàn ĐBQH và trách nhiệm của các cơ quan của QH và các ĐBQH, các ngành trong việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng: Nên có Nghị quyết về cơ chế đặc biệt đối với vùng xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận Liên quan đến các nghị quyết của QH, có hai vấn đề cần QH ban hành Nghị quyết nhưng không hiểu sao về phía Chính phủ chuẩn bị rất chậm. Thứ nhất là, Bộ GTVT có báo cáo Thủ tướng về việc đề nghị QH cho phép giãn tiến độ thực hiện Dự án giai đoạn hai làn xe đến năm 2015 chậm 5 năm so với yêu cầu Nghị quyết số 38 năm 2004 của QH Khóa XI về đường Hồ Chí Minh. Bộ GTVT đề nghị QH ban hành một nghị quyết kéo dài việc thực hiện chương trình đường Hồ Chí Minh, bởi vì giai đoạn vừa rồi chuẩn bị vốn và một số điều kiện khác không kịp. Thứ hai là nghị quyết về Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Nên có Nghị quyết về cơ chế đặc biệt đối với vùng xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vừa rồi, tôi có trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công thương thì nói là đang tích cực chuẩn bị, sẽ trình và báo cáo Thủ tướng. Sau đó, tôi trao đổi lại với Thủ tướng, Thủ tướng nói sẽ hỏi lại Bộ Công thương. Tôi nghĩ, việc này có khó gì đâu, chỉ khoảng hơn một trang, Chính phủ trình thì làm được rất nhanh mà người dân sẽ phấn khởi, yên tâm với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có những cơ chế đặc biệt, đặc thù kèm theo. |
Theo Đại biểu nhân dân