Điều gì xảy ra khi núi Phú Sĩ không có tuyết rơi?
Núi Phú Sĩ vốn là ngọn núi lửa đang ngủ say mang biểu tượng của nước Nhật, trong tháng 12 năm nay, nơi đây không có tuyết rơi như mọi năm.
Hình ảnh núi Phú Sĩ vào thời điểm tháng 11/2019 và tháng 12/2020 |
Núi Phú Sĩ được xem là một trong những biểu tượng của Nhật Bản, đây vốn là ngọn núi lửa đang ngủ sau nhưng có thể bừng tỉnh bất cứ lúc nào với sức tàn phá khủng khiếp.
Đã hơn 300 năm kể từ khi núi Phú Sĩ phun trào lần cuối vào năm 1707, ngọn núi khổng lồ cao chót vót vẫn là một ngọn núi lửa đáng quan ngại, có thể tạo ra vài trăm chấn động mỗi tháng, theo Reuters.
Tuy nhiên, gần đây, rất nhiều cư dân chia sẻ trên mạng xã hội bày tỏ sự lo lắng trước 'hành vi bất thường' của núi Phú Sĩ. Được biết, thời tiết ở khu vực trở nên lạnh hơn nhưng núi Phú Sĩ không có tuyết bao phủ.
Hình ảnh nổi tiếng của núi Phú Sĩ gắn liền với tuyết phủ trắng xóa trên đỉnh núi nổi bật từ xa nhưng tháng 12 lạnh giá năm nay trên núi không có tuyết. Nhiều người băn khoăn không biết liệu núi Phú Sĩ trông như thế nào nếu không có tuyết.
Núi Phú Sĩ nổi tiếng với hình ảnh tuyết phủ trắng đỉnh |
Theo tờ Live Japan mô tả, núi Phú Sĩ vào mùa đông đẹp đến ngỡ ngàng, đỉnh núi được tuyết trắng tinh bao phủ và có thể nhìn thấy từ rất xa. Thời điểm tháng 12 trong năm là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát núi Phú Sĩ.
Nhưng mọi chuyện có vẻ khác lạ trong năm nay. Tuyết không rơi trên đỉnh và núi Phú Sĩ hoàn toàn trơ trọi khác thường. Một số cư dân mạng thậm chí cho rằng đó là dấu hiệu của một trận phun trào sắp tới và nếu nó phun trào thì rất nguy hiểm.
Đỉnh núi Phú Sĩ trơ trọi nhìn từ trên cao xuống |
Núi Phú Sĩ không có tuyết nhìn từ xa |
Được biết, một vụ phun trào từ Phú Sĩ có thể khiến Nhật Bản thiệt hại khoảng 24,2 tỉ USD. Khi đó, hệ thống tiện ích công cộng, viễn thông và giao thông có thể bị gián đoạn. Hơn nữa, vụ phun trào có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, nhất là trong trường hợp hít phải tro bụi.
Trong khi các chuyên gia cho rằng không thể đoán trước thời điểm xuất hiện vụ phun trào tiếp theo, thì Hiroki Kamata, giáo sư núi lửa tại Đại học Kyoto cho rằng tình hình hiện tại là cấp bách.
Đầu năm 2020, Hiroki Kamata cho biết rằng núi Phú Sĩ đang ở chế độ chờ cho lần phun trào tiếp theo và núi lửa có thể không ổn định sau trận động đất xảy ra vào năm 2011.
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tổng hợp và giáo dục về tai biến tự nhiên ở Đại học Shizuoka Takayoshi Iwata chỉ ra rằng các vụ phun trào có thể không phải lúc nào cũng tương quan với động đất.
Hoàng Dung (lược dịch)
Bằng chứng về những lần tình cờ khó tin nhưng có thực
Những phát hiện về sự tình cờ đôi khi khiến con người cảm thấy cuộc sống thêm thú vị.