Diễn đàn Việt Nam - Kansai: Kêu gọi đầu tư vào miền Trung.

Ngày 22/11, tại Đà Nẵng, Bộ KH-ĐT phối hợp với Liên đoàn kinh tế Vùng Kansai (Nhật Bản) và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức “Diễn đàn đối thoại kinh tế VN- Kansai lần 5” với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Diễn đàn Việt Nam - Kansai: Kêu gọi đầu tư vào miền Trung.

>> Đối thoại thu hút đầu tư vùng Kansai (Nhật Bản)

Diễn đàn Việt Nam - Kansai: Kêu gọi đầu tư vào miền Trung.

Diễn đàn đối thoại kinh tế VN - Kansai (Nhật Bản) tổ chức sáng 22/11 tại Đà Nẵng - Ảnh: HC

Kêu gọi đầu tư vào miền Trung và cơ sở hạ tầng

Hai nội dung lớn được tập trung thảo luận tại diễn đàn lần này là hợp tác VN - Kansai trong phát triển cơ sở hạ tầng VN nói chung, miền Trung và khu vực Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) nói riêng; đẩy mạnh đầu tư của doanh nghiệp Kansai trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ tại miền Trung nhằm tăng cường và phát huy vai trò trung tâm kết nối của VN với các nước ASEAN thông qua EWEC.

Phát biểu trước hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các tỉnh thành miền Trung trên tuyến EWEC và vùng phụ cận, các doanh nghiệp Nhật Bản và VN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, miền Trung với EWEC có vị trí chiến lược là cửa ngõ của các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông. VN đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu vực này để trở thành trung tâm sản xuất, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm VN từ đây đi ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên ông cũng nêu rõ, khu vực này vẫn còn chậm phát triển. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn (20 - 50%); các ngành công nghiệp còn hạn chế; cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đồng bộ. Đến hết tháng 10/2011, miền Trung chỉ thu hút được 750 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 23,7 tỉ USD (chiếm 11,6% so với cả nước). Trong đó có 71 dự án từ Nhật Bản với tổng vốn đăng ký 417 triệu USD, chỉ chiếm 2% tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào VN.

Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào 2020, VN cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển với yêu cầu vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn chỉ đạt 50 - 60% nhu cầu, trong đó 40 - 50% là vốn ngân sách. Thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp, chính sách hiệu quả để huy động nguồn lực các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó, việc hoàn thiện chính sách về hình thức đối tác công – tư (PPP) được Chính phủ VN xem là giải pháp quan trọng.

Hiện đã có trên 90 dự án (trong đó có 9 dự án có vốn FDI) đầu tư dưới hình thức BOT, BT với tổng vốn đăng ký 7,1 tỉ USD. Trong đó, giao thông chiếm 70% số lượng dự án và 95% vốn đầu tư. Đây là một trong những cơ hội lớn mà phía VN kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm hơn, tạo nên mối liên kết chặt chẽ có lợi cho cả hai nền kinh tế Việt – Nhật.

Diễn đàn Việt Nam - Kansai: Kêu gọi đầu tư vào miền Trung.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại "Diễn đàn đối thoại kinh tế VN - Kansai lần thứ 5" - Ảnh: HC

Chính phủ VN sẵn sàng sát cánh cùng nhà đầu tư

Đánh giá cao sự hiện diện của các tập đoàn công nghiệp chế tạo và dịch vụ nổi tiếng thế giới có trụ sở ở Kansai như Panasonic, Sharp, Sanyo, Hitachi Zosen, Sumitomo Metal... tại “Diễn đàn đối thoại kinh tế VN - Kansai lần 5”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng hội nghị này sẽ là cơ hội quý để các doanh nghiệp Việt – Nhật và lãnh đạo hai nước cùng thảo luận về chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư. Đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư vào khu vực EWEC và miền Trung VN thời gian tới.

Theo ông Shosuke Mori, Chủ tịch liên đoàn kinh tế Kansai nhận định, thế kỷ XXI được xem là thế kỷ châu Á. Với vai trò là một trong những nước mới nổi trong khu vực, VN đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản. Lãnh đạo hai nước cũng coi mối quan hệ song phương này là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong khu vực châu Á. Dự kiến đến 2015, thuế suất của giữa các nước ASEAN sẽ bằng 0. Trong môi trường như vậy, đầu tư của nước ngoài vào VN chắc chắn sẽ càng gia tăng.

Tuy nhiên trên tinh thần “đối thoại”, các đại biểu đến từ Nhật Bản cũng chỉ rõ một số điểm yếu trong thu hút đầu tư FDI vào VN. Theo ông Noriaki Shutoh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại VN, những điểm yếu đó là cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông chưa phát triển đồng bộ; thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư chưa thật sự thông thoáng, thiếu điện, khó mua sắm máy móc, nguyên liệu tại chỗ…

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đã qua đào tạo, nhất nhân lực chất lượng cao không nhiều đã tạo ra rào cản không nhỏ đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi chọn lựa VN vì họ chủ yếu đầu tư vào công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ... Đồng thời tình trạng lạm phát cũng là vấn đề rất đáng quan ngại trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn...

Một lần nữa, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bày tỏ sự hoan nghênh và đánh giá cao sự nghiêm túc, cẩn trọng của các nhà đầu tư Nhật. Ông khẳng định: “Chính phủ VN luôn sẵn sàng sát cánh với các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thành công dự án tại VN”.

Nhật Bản đứng đầu về thực hiện vốn FDI tại VN

Bắt đầu từ những năm 1990, đầu tư trực tiếp của Nhật vào VN luôn tăng một cách ổn định. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm qua (2000 - 2010) đạt 7,26%. So với một số nước lân cận, số hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại VN tăng nhanh chóng từ dưới 400 (2000) lên gần 1.000 thành viên (2010).

Đặc biệt bắt đầu từ năm 2003, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư tại VN, tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước.

Hiện Nhật Bản là quốc gia cung cấp ODA hàng đầu và là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 tại VN về vốn đăng ký và đứng thứ đầu về vốn thực hiện (1.623 dự án FDI còn hiệu lực với 22,3 USD vốn đăng ký).

Kim ngạch thương mại song phương năm 2010 giữa hai nước đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 22% so với năm 2009. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại hai nước đạt xấp xỉ 15 tỷ USD.

Vùng Kansai là trung tâm kinh tế, công nghiệp và dịch vụ lớn thứ 2 Nhật Bản sau Tokyo, tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp chế tạo và dịch vụ nổi tiếng thế giới như Panasonic, Sharp, Sanyo, Hitachi Zosen, Sumitomo Metal, Takashimaya...

Bên cạnh đó là hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm năng về công nghệ tầm cỡ thế giới, sản xuất linh kiện cung cấp cho các tập đoàn chế tạo lớn. Ngoài ra, vùng này cũng nổi tiếng là trung tâm khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo của Nhật với gần 600 trường đại học, cơ sở nghiên cứu phát triển và đào tạo.

HẢI CHÂU

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !