Điện Biên rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2020
UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Điện Biên rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2020. |
Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020; xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, làm cơ sở xây dựng các giải pháp thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo năm 2021, vừa qua UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được thực hiện từ thôn, bản, tổ dân phố, trực tiếp đối với hộ; đảm bảo công khai, dân chủ, chính xác, trung thực, khách quan, đúng đối tượng, phản ánh đúng thực trạng đời sống nhân dân; đảm bảo tiến độ đề ra, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các hộ dân trên địa bàn.
Cụ thể, đối tượng rà soát là Hộ có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo (toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 14/02/2020 của UBND tỉnh Điện Biên); Hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo (những hộ gia đình không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thời điểm rà soát nhưng phát sinh khó khăn, biến cổ rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo). Phạm vi rà soát trên địa bàn toàn tỉnh.
Tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngàỵ 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, địa phương liên quan thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp. Tổ chức tập huấn quy trình nghiệp vụ cho Ban Chỉ đạo, cán bộ điều tra viên, giám sát viên các cấp. Tổ chức tuyên truyền tới các cấp, các ngành, đoàn thể tỉnh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về nội dung Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 phải bảo đảm chính xác, phản ánh đúng thực trạng đời sống nhân dân ở địa phương. Tổng hợp báo cáo kết quả rà soát theo đúng quy định; công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020; cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở theo dõi và triển khai các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng tham gia là Điều tra viên và giám sát viên. điều tra viên có trách nhiệm:Tham gia tập huấn trước khi thực hiện rà soát; Thực hiện ghi phiếu theo nguyên tắc phỏng vấn trực tiếp, không được bỏ sót đối tượng, không ghi sai hoặc bỏ sót những nội dung rà soát đã quy định trong phiếu; Bàn giao phiếu rà soát, biểu tổng hợp kết quả rà soát cho Ban Chỉ đạo cấp xã đúng thời hạn. Các giám sát viên có nhiệm vụ: Giám sát, kiểm tra quá trình ghi phiếu tại các địa bàn được phân công phụ trách; hướng dẫn điều tra viên thực hiện nhiệm vụ; giải quyết hoặc báo cáo với Ban Chỉ đạo các cấp về các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai rà soát.
Thông qua việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh nhằm xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo đến thời điểm cuối năm, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2020 và làm cơ sở thực hiện các chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo năm 2021 và các năm tiếp theo, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
1. Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
N. Huyền
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.