"Điện Biên Phủ trên không": Hà Nội quật cường cùng TP.Hồ Chí Minh

Tối 18-12-1972, đế quốc Mỹ chính thức mở cuộc tấn công quy mô lớn bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số vùng phụ cận. Từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972, quân và dân Hà Nội, Hải Phòng đã bắn rơi 81 máy bay các loại của đế quốc Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52. Chiến công vĩ đại ấy đã được tái hiện sinh động trong chương trình cầu truyền hình “Huyền thoại Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” diễn ra vào tối 18-12 do Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) và Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Tham dự cầu truyền hình có các đồng chí: Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng; bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh, cùng nhiều tướng lĩnh, anh hùng LLVTND, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và các cựu chiến binh.
Quang cảnh chương trình truyền hình “Huyền thoại Hà Nội – Điện Biên Phủ".

Niềm tin chiến thắng B-52

Trước khi Cầu truyền hình “Huyền thoại Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” bắt đầu, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và trao đổi với nhiều cựu chiến binh của Quân chủng PK-KQ đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong 12 ngày đêm lịch sử và các cán bộ đang học tập, công tác ở nước ngoài thời gian đó. Trung tướng Trần Nhẫn, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không, nguyên Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 361 trong những ngày diễn ra chiến dịch đã ở tuổi 86, nhiều ngày qua ông mệt, có lúc phải ra Bệnh viện 175 để điều trị, nhưng vẫn cố gắng đến tham dự cầu truyền hình. Khi hỏi về niềm tin để chiến thắng B-52, ông hào hứng hẳn lên: “Chấp hành mệnh lệnh của trên, Đảng ủy Sư đoàn 361 đã nhạy bén ra nghị quyết lãnh đạo, trong đó nói rõ về tình hình của Hội nghị Pa-ri với những thủ đoạn lật lọng, lừa dối dư luận của phía Mỹ; nhận định địch sẽ đánh phá miền Bắc không như những lần trước, nhất định chúng sẽ sử dụng B-52 như tiên đoán của Bác Hồ, nên phải quyết tâm bắn hạ B-52”.

Trả lời phỏng vấn trên cầu truyền hình, Đại tá Lê Cổ – nguyên là sĩ quan huấn luyện chiến đấu tên lửa phòng không (Bộ Tham mưu PK-KQ) nhớ lại: “Từ năm 1967, khi B-52 đánh ở Bến Cát (Sông Bé), rồi đến đèo Mụ Giạ – đường 9 (Quảng Bình) và vươn ra Nghệ An, Thanh Hóa… quân chủng đã thành lập nhiều đoàn nghiên cứu chung về các loại máy bay Mỹ, mà chúng tôi đã gọi đùa là: Gánh hát rong”. Các đoàn nghiên cứu đã phải vượt qua bao đèo dốc hiểm trở, sống trong điều kiện vô cùng thiếu thốn và phải dầm mình vào các đợt mưa bom, bão đạn của kẻ thù để quan sát, trao đổi, tính toán và viết thành tài liệu đánh B-52. Tài liệu này lại được sự đóng góp, bổ sung của cán bộ, chiến sĩ tên lửa và trở thành cuốn sách “đỏ”. Chính “cẩm nang đỏ” ấy, cùng với quyết tâm bắn hạ B-52 bằng lòng dũng cảm và sự thông minh, sáng tạo tuyệt vời, quân và dân ta đã chiến thắng.

Đại tá, Anh hùng Không quân Vũ Ngọc Đỉnh, người đã bắn hạ 6 máy bay của Mỹ thời gian đó đang học ở Học viện Không quân Ga-ga-rin tâm sự: “Khi máy bay B-52 ném bom xuống Hà Nội và Hải Phòng, tôi và nhiều đồng chí khác đang học tập tại Liên Xô. Dù rất đau xót khi quê hương bị tàn phá, nhưng ai cũng tin rằng các đồng chí bộ đội tên lửa và không quân ở nhà sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhất định B-52 sẽ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. Ngay tại cổng trường tôi học, nhà trường cho dựng một bản đồ điện tử, cập nhật mọi thông tin về cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống lại không quân Mỹ; B-52 đánh vào đâu, bị bắn rơi ở chỗ nào đều được hiện lên bảng điện tử. Mỗi khi đi qua cổng, không những học viên của Việt Nam, học viên Liên Xô và nhiều nước khác tại học viện đều biết được thông tin về những trận đánh B-52 tại Việt Nam. Ai cũng rất vui và tự hào”.

Tự hào với Hà Nội anh hùng

Mặc dù đã trực tiếp tham dự, hoặc xem trên ti-vi chương trình truyền hình “Viết tiếp bản hùng ca” và cầu truyền hình “Bản hùng ca Hà Nội” vừa qua, nhiều cựu chiến binh, cán bộ chiến sĩ trong quân đội và người dân thủ đô Hà Nội vẫn đến Bảo tàng Quân chủng PK-KQ (Hà Nội) rất đông. Trong điểm cầu tại Sư đoàn 367 (TP Hồ Chí Minh) cũng vậy, hơn 1000 người đã đến chật kín khuôn viên của đơn vị từ lúc trời chưa tối. Đây là lần đầu tiên một chương trình truyền hình trực tiếp về chiến thắng B-52 được thực hiện tại các tỉnh phía Nam. Người dân của Thành phố mang tên Bác và cả nước như được chứng kiến trực tiếp diễn biến của trận chiến trên không trong 12 ngày đêm cách đây 40 năm. Hà Nội quật cường, oai hùng và chiến thắng được tái hiện sinh động giữa TP Hồ Chí Minh khiến ai cũng phấn chấn, tự hào khôn tả.

Đại tá Bùi Văn Tiệp, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 không giấu nổi niềm vui khi tham gia cầu truyền hình được tổ chức ngay tại đơn vị mình. Anh tâm sự: “Đây là cơ hội để mọi người biết đến Sư đoàn Phòng không 367 và quan trọng hơn là hiểu sâu hơn về chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không". Chúng tôi sẽ tiếp tục giáo dục truyền thống cho bộ đội về chiến thắng to lớn này, để họ phấn đấu và rèn luyện tốt”.

Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Chiến thắng này sẽ sống với thời gian và truyền lửa anh hùng cho các thế hệ mai sau. Những ca khúc xen kẽ trong chương trình cầu truyền hình như: “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, “Không cho chúng nó thoát”, “Người Hà Nội”, “Tên lửa ta đánh rất hay”, “Phi đội ta xuất kích”, “Hà Nội – Điện Biên Phủ”… càng làm cho chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” thêm âm vang và ngân nga trong trái tim mỗi người Việt Nam.

PHI HÙNG – DUY MINH (QĐND)

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !