Đề xuất dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê: Trăm cái khổ "khó nói" của người dân

"Bản thân tôi, nếu dừng mỏ sắt, tôi cảm ơn Nhà nước, cảm ơn Chính phủ, cảm ơn Bộ KH&ĐT đã có cái nhìn sáng suốt”, ông Bùi Quang Mai (60 tuổi, thôn Thanh Long, Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) nói.

Nguồn nước bị nhiễm phèn nặng từ mỏ sắt Thạch Khê, phèn đóng cặn thành từng cục. (ảnh:T.Hoa)

Khốn khổ vì mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á

Trong các cuộc họp lớn về thu hút đầu tư, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn nhấn mạnh: Đầu tư kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, nhất là sau sự cố ô nhiễm biển do Công ty Formosa gây ra.

Thực tế chứng minh, trăm cái khổ của người dân tại mỏ sắt Thạch Khê, mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, đang hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết: ô nhiễm nguồn nước, mạch nước ngầm cạn kiệt, tái định cư có cũng như không, đất đai khô cằn, hoa màu hư hỏng, không có đất để tái sản xuất, phát sinh bệnh tật… Hàng ngàn hộ dân nơi đây đang sống khổ với cảnh “đi không được, ở chẳng xong” do những hệ lụy từ việc dự án mỏ sắt Thạch Khê bị “đắp chiếu” nhiều năm nay.

Bể, dụng cụ sinh hoạt đều nhuộm một màu vàng úa do nguồn nước nhiễm phèn. (ảnh: T.Hoa)

Cuối năm 2016, khi có thông tin sẽ cho "tái sinh" mỏ sắt Thạch Khê, người dân vùng này đã xua tay. “Bao nhiêu năm nay dân chúng tôi vẫn nuôi hy vọng mỏ sắt sẽ hoạt động trở lại, nhưng khi nhìn thực tế địa chất của mỏ thì rất khó. Nếu khai thác dễ thì đã khai thác từ thời xưa, chờ gì đến hôm nay?” – ông Nguyễn Xuân Nghị, xã Thạch Bàn nói.

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cảnh báo về những rủi ro lớn nếu triển khai dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê và đề nghị dừng ngay dự án. Tuy nhiên, Bộ Công thương cho rằng dừng dự án là chưa đủ cơ sở về khoa học lẫn thực tiễn, còn người dân vùng mỏ lại có nhiều ý kiến trái chiều.

“Rõ ràng, "kẻ khóc, người cười", cái này nằm ở quyền lợi. Tuy nhiên, ta dẹp bỏ lợi ích cá nhân để nghĩ cái lớn về tiềm lực lâu dài của mỏ sắt. Nếu khai thác thì có đem lại hiệu quả KT-XH và đảm bảo môi trường không? Và dừng lại thì phải giải quyết ra sao cho quyền lợi người dân” – ông Bùi Quang Mai (60 tuổi, thôn Thanh Long, Thạch Bàn, Thạch Hà) nêu ý kiến.

Ông Mai phân tích: “Tái sinh mỏ sắt chắc chắn một điều là khó vì liên quan đến địa chất. Quy hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân chưa ổn. Tiền bồi thường chỉ vài trăm thì lấy đâu ra mua đất và làm nhà. “Cố thủ” tại đây cũng là bước đường cùng, sung sướng chi mô (gì đâu - PV). Muốn có điện thắp sáng thì gia đình tự túc. Muốn có đường thì đổ đất mà đi. Cảnh sống nhà quê mà cứ ngỡ như dân thành thị, “gạo chợ, nước sông” – cái gì cũng phải đi mua”.

“Đầu tư kinh tế, quy hoạch dân cư mà để dân thất nghiệp, sống khổ, chết khổ thì nên dừng ngay. Bản thân tôi, nếu dừng mỏ sắt, tôi cảm ơn Nhà nước, cảm ơn Chính phủ, cảm ơn Bộ KH&ĐT đã có cái nhìn sáng suốt” – ông Mai nói.

Một số người dân vùng mỏ bị chẩn đoán dị ứng do kim loại.

Ngước nhìn lên vùng mỏ, ông Mai nói: “Ở đây, rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bể lọc nước thủ công, nhuộm một màu vàng úa, phèn kết tủa từng cục. Dụng cụ sinh hoạt chuyển từ trắng sang vàng. Do nguồn nước nhiễm phèn nặng, nước uống phải chạy xe 3km đi mua, còn tắm rửa thì dùng nước phèn này. Sống trong môi trường ô nhiễm, biết thế nhưng đành chịu. Thôi thì sống chết mặc trời!”.

68 hộ dân của 2 xã Thạch Đỉnh, Thạch Bàn có lẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng nhất từ mỏ sắt, họ nằm cách bãi thải của mỏ chỉ tầm 200m. Do không đủ điều kiện để tái định cư, họ buộc phải bám trụ nơi vùng đã quy hoạch. Người dân sinh hoạt trực tiếp từ nguồn nước nhiễm phèn đã dẫn đến bệnh tật.

Ông Nguyễn Xuân Nghị (57 tuổi, thôn Thanh Long, Thạch Bàn) toàn thân lở loét. Bệnh viện Da liễu trung ương khám, bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm kim loại nặng.

Thay vì công trường với xe cộ ra vào tấp nập khai thác, thì mỏ sắt Thạch Khê lúc này chỉ là một bãi đất cát, rộng mênh mông không một bóng người. Thỉnh thoáng có vài người nông dân kéo xe bò ra xúc trộm ít cát về đổ vườn hay vài người ra bới cát tìm sắt. Ảm đạm, hiu quạnh, không có tương lai là những gì người ta nhìn thấy ở nơi vùng mỏ sắt được mệnh danh lớn nhất Đông Nam Á này.

Quyết đi, đừng để người dân phải khổ mãi!

Ông Nguyễn Văn Lạc (77 tuổi, thôn Thanh Long, xã Thạch Bàn) buồn bã chia sẻ: Giờ có dừng mỏ sắt thì gia đình 3 thế hệ sống trong một căn nhà cũng không thể rời đi được, do không có tiền mua đất làm nhà nên buộc phải cố thủ tại khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ vùng mỏ.

Điều ông Lạc lo nhất là việc con cháu sẽ ảnh hưởng sức khỏe từ nguồn nước ô nhiễm. Ông mong muốn chính quyền, nhà nước cần có quy hoạch “lại” cho người dân thiệt thòi như ông. Ví như làm lại đường, kéo điện về làng, xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước.

“Nếu dừng mỏ sắt, tôi sẽ ở nhà, không đi làm ăn xa nữa. Mảnh đất nằm trong quy hoạch sẽ làm vườn trồng hoa màu và chăn nuôi. Khi mỏ sắt không khai thác nữa, sẽ hoàn trả lại mặt bằng, đất đai sẽ tái sinh, cơ hội người dân làm kinh tế” – anh Nguyễn Văn Hải (30 tuổi, Thanh Long, Thạch Bàn) cho biết.

Ông Nguyễn Văn Lạc mong muốn nếu dừng mỏ sắt thì nhà nước cần quan tâm đời sống của dân nhiều hơn (ảnh: T.Hoa)

Anh Hải cũng nói thêm: “Nếu dừng hay khai thác thì nhà nước phải nói rõ cho dân, để chúng tôi không kỳ vọng, có hướng đi làm ăn. Đây là một việc hệ trọng nên quyết định phải đúng đắn mang tính chiến lược, tránh hệ lụy sau này, dân vùng mỏ đã khổ đừng để chúng tôi khổ hơn”.

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn (Thạch Hà) dường như đã quá hiểu với nỗi khổ của người dân, ông nói: "Chúng ta phải nhìn vào sự thật là chúng ta đã rất có lỗi với dân, không thể bắt họ kéo dài đau khổ này mãi khi không có phương hướng bởi vì không có thông tin gì cả. Mỏ sắt có thật sự ngừng hoạt động hay không thì yêu cầu cấp bách nhất vẫn phải đảm bảo chỗ ăn, chỗ ở và nguồn nước sinh hoạt cho dân”.

“Cái chính quyền xã đang lo lúc này là nếu dừng mỏ sắt thì bao nhiêu dự án đã vạch ra như làm đường, đầu tư hệ thống nước sạch lên đến hàng chục tỷ liệu có bị mất luôn không? Bản thân cán bộ xã lâu nay khi dân hỏi về mỏ sắt có hoạt động hay dừng luôn, quả thật không biết trả lời sao. Hãy cho dân một tương lai thay vì cứ hứa hẹn. Làm hay không, phải rõ ràng, không nên để người dân kỳ vọng vào mỏ sắt một lần nữa” – ông Hải nói.

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Trần Việt Hà cho biết: “Một thực tế rất đáng lo ngại, đó là sau khi bóc đất tầng phủ đến -28m đã xuất hiện tụt nước ngầm và sa mạc hóa tại vùng bị ảnh hưởng bởi dự án. Dừng hay làm tiếp đúng là một vấn đề cần các Bộ, ngành bàn bạc, phân tích kỹ hơn nữa. Cuối cùng người chịu khổ nhất vẫn là dân!”.

Mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên diện tích gần 3.900 ha nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) gồm Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc với gần 5.000 hộ dân bị ảnh hưởng. 

Đây được xem là mỏ sắt trữ lượng quặng lớn nhất Đông Nam Á, ước tới hơn 540 triệu tấn, chiếm hơn 1/2 trữ lượng quặng sắt toàn quốc.

Dự án này được khai thác từ tháng 9/2009 với kỳ vọng sẽ biến Hà Tĩnh từ một tỉnh thuần nông thành một trong những trung tâm công nghiệp nặng của cả nước và là trung tâm khai thác luyện cán thép lớn nhất Việt Nam. 

Trương Hoa

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !