Đầu năm và chuyện đổi tiền lẻ đi chùa

Như đã thành lệ, cứ vào dịp "năm hết Tết đến", người người lại lo đi đổi tiền mới, tiền lẻ. Phần là để lì xì, phần khác là để đi chùa đầu năm. Đổi tiền lẻ để đi chùa cũng trở thành thói quen nhưng nếu suy nghĩ sâu một chút, chúng ta sẽ thấy những điều nghịch lý xung quanh quan niệm này.

Đầu năm và chuyện đổi tiền lẻ đi chùa

Như đã thành lệ, cứ vào dịp "năm hết Tết đến", người người lại lo đi đổi tiền mới, tiền lẻ. Phần là để lì xì, phần khác là để đi chùa đầu năm. Đổi tiền lẻ để đi chùa cũng trở thành thói quen nhưng nếu suy nghĩ sâu một chút, chúng ta sẽ thấy những điều nghịch lý xung quanh quan niệm này.

Trên diễn đàn webtretho, nickname mattroibecon942 cho rằng: "Những người quan niệm đổi tiền lẻ để đi Chùa thì thật hết sức sai lầm. Ví dụ bạn có 10.000 đồng, bạn mang đến cúng đền Chùa cả 10.000 đồng, vậy là bạn có đủ công đức của 10.000 đồng, đằng này lại mang đi đổi lẻ tẻ theo tỷ lệ 10 ăn 8, thì 10.000 đồng chỉ còn được có 8.000 đồng. Vậy là đương nhiên công đức còn có 8.000 đồng, chưa tính đến chuyện đổi lẻ ra 200 đồng, 200 đồng thì bây giờ tiêu xài thế nào? vì 200 đồng bây giờ có ai nhận đâu, vậy là cả 8.000 đồng tiền lẻ đó mất một cách lãng xẹt, không giúp ích được việc gì cả. Mà cùng đền Chùa thì cúng một nơi một ban là đủ, đâu cũng là Phật, sao cứ phải rải khắp nơi mỗi nơi một tờ, thật không hiểu nổi. Vô minh quá!".

Đầu năm và chuyện đổi tiền lẻ đi chùa - ảnh 1

Tiền lẻ mệnh giá 200 đồng, 500 đồng luôn có sức hút lớn đối với khách đi chùa - (Ảnh minh họa)

Nickname ccd kể rằng: "Ông em có trông nom thắp nhang cho một ngôi đền nên cũng nhiều tiền lẻ lắm. Tiền mọi người cúng và bỏ vào hòm công đức, tiền lẻ nhiều vô biên. Tiền 200 đồng không ai nhận nên đành phải trả tiền điện cho đền hàng tháng, vì họ nhận tiền xong lại nộp cho các ông ở trên nên người ta mới nhận. Chắc 1-2 năm nữa 200 đồng sẽ không còn nữa, năm nay thấy ít rồi, chỉ còn tờ 500 đồng trở lên thôi".

Cùng suy nghĩ này, bạn Thảo Mai chia sẻ: "Vài lần vào chùa thấy các bác phật tử đếm tiền lẻ cho chùa mà mệt quá. Chỉ cần tiền chục, tiền trăm chẵn cúng ở một hòm công đức là tốt rồi, không cần phải thật nhiều tiền lẻ rải khắp chùa như thế. Có bao nhiêu cũng được, miễn là thành tâm".

Không biết từ bao giờ, người dân Việt vẫn có thói quen chuẩn bị tiền lẻ mỗi dịp lên chùa, nhiều người thích đổi những tờ tiền lẻ mệnh giá 200 đồng, 500 đồng vì có "màu đẹp mắt". Thế nhưng, chính quan niệm này lại vô tình tiếp tay cho các dịch vụ đổi tiền lẻ giá "cắt cổ". Năm nay, tiền 200 đồng có vẻ hiếm hoi, họa chăng có một hai cọc thì cũng mất phí tới 65%, tiền 500 đồng lên tới 35%... Dịch vụ đổi tiền lẻ tẻ mọc lên ở các cửa chùa như những ngân hàng di động, chỉ cần bạn bước vào là chủ nhân của những "ngân hàng" này bắt đầu đi theo mời mọc.

Đầu năm và chuyện đổi tiền lẻ đi chùa - ảnh 2

Thói quen đổi tiền lẻ đi chùa khiến các "ngân hàng di động" nơi cửa chùa mọc lên như nấm - (Ảnh minh họa)

Cầm xấp tiền lẻ trong tay, không ít người vào chùa, đền cứ đến ban nào, bàn nào cũng ném tiền vào vì không thể chen vào gần hơn được. Nhưng chính hành động này nhiều khi lại tạo điều kiện cho những thành phần bất hảo "lấy trộm" tiền chùa.

Thành viên Cundibo_113 cho rằng: "Em nghĩ nếu dùng tiền lẻ đi chùa thì nên để tiền 10 nghìn hoặc 20 nghìn vào những ban chính thôi, quan trọng là lòng thành, là sự thành tâm vì Phật ở trong tâm mình chứ có phải là rải tiền nhiều là được lộc nhiều đâu. Nếu mà như vậy thì người nghèo không dám đi chùa nữa vì không có tiền...".

Một thành viên khác có nicknamne Misaki0219 cũng thẳng thắn bày tỏ ý kiến: "Mọi người có để ý đến cảnh tiền lẻ được mọi người phi vào các ban trong chùa, đền trong những ngày đông người không? Cá nhân mình rất bức xúc, tiền được để vung vãi khắp nơi. 2 năm rồi mình cũng đổi các loại tiền từ 200 đồng - 5.000 đồng để đi chùa, mang tiếng là tiền lẻ nhưng dồn lại cũng vài chục triệu đấy. Năm nay thực hiện chính sách khác, chỉ đổi tiền 10 nghìn hoặc 20 nghìn cho thẳng vào hòm công đức. Còn các ban khác thì vái không thôi. Như vậy, số tiền mà mình công đức cho chùa vẫn giữ nguyên mà không tạo điều kiện cho đội quân đổi tiền lẻ lộng hành. Đồng thời tránh cảnh nhìn thấy tiền được phi vào vì không tiếp cận được, ấy là chưa nói đến đội quân trộm tiền lễ trong các cửa chùa nữa.

Đầu năm và chuyện đổi tiền lẻ đi chùa - ảnh 3

Trẻ con đua nhau câu trộm tiền chùa - (Ảnh minh họa)

Quả thật, Phật ở quanh ta, Phật tại tâm chứ không phải cứ vào chùa, rải tiền mới là hướng Phật. Tôi có bà bác sáng nào dậy cũng hát, bài hát của nhà Phật và bác tôi bảo "Phật ở tâm mình, chỉ cần mình nghĩ đến là có Phật rồi". Việc mang tiền chẵn đổi sang tiền lẻ không chỉ mất một khoản chi phí mà nhiều khi, những món tiền lẻ quá nhỏ về sau cũng chẳng dùng được vào việc gì. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta nên xem lại thói quen đổi tiền lẻ lên chùa để tránh những rắc rối không đáng có?

Bảo Nam

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !