Đã gần đạt mục tiêu trồng 5 triệu ha rừng!?

Sáng nay, 11/10/2011, UBTVQH đã nghe và cho ý kiến về Báo cáo Tổng kết thực hiện Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ

Đã gần đạt mục tiêu trồng 5 triệu ha rừng!?

Hoàn thành các mục tiêu trồng 5 triệu ha rừng

Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng mang tầm quan trọng cho hệ sinh thái.

Độ che phủ rừng đạt 39,5%
Theo báo cáo Chính phủ, sau 13 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đã đạt được nhiều kết quả tốt, các mục tiêu chính đặt ra cơ bản đã hoàn thành. Trong giai đoạn 1998-2010 tổng diện tích đã trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng được hơn 4,6 triệu ha, đạt 93,5% kế hoạch. Trong đó trồng rừng đạt hơn 2,4 triệu ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được hơn 1,2 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây ăn qủa được 941.464 ha.
Độ che phủ rừng năm 1998 là 32%, nếu tính cả diện tích cây cao su, điều, cây ăn quả có tàn che như cây rừng và diện tích rừng mới trồng năm 2009 - 2010 thì độ che phủ của nước ta đến năm 2010 đạt 46,4%. Tuy nhiên, độ che phủ ở các tỉnh không đồng đều, các tỉnh vùng Đông Bắc, vùng Trung Tâm và vùng Bắc Trung Bộ đạt độ che phủ cao trên 45%, một số tỉnh thuộc Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ độ che phủ rừng giảm (bình quân hàng năm giảm 0,2%) một phần do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng hồ đập thủy điện, thủy lợi hoặc trồng cây công nghiệp. Các tỉnh ven biển (vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) độ che phủ rừng tăng rất ít (bình quân hàng năm tăng 0,2%) do diện tích trồng rừng chỉ bù đắp đủ diện tích rừng chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Nhiều nơi diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lớn, nhất là vùng Tây Bắc và vùng biên giới Việt Trung.
Đến năm 2010, theo số liệu thống kê của các tỉnh tổng trữ lượng gỗ cả nước là 935,3 triệu m3; trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm 92,8% và 8,5 tỷ cây tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ rừng trồng là 74,8 triệu m3 (chiếm 7,9 % tổng trữ lượng gỗ). So với năm 1998 trữ lượng gỗ của cả nước tăng được 183,8 triệu m3 (24,4%). Tuy nhiên, chất lượng rừng của một số trạng thái rừng giàu, trung bình, rừng ngập mặn thuộc rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm.
Đến nay, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã có bước phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia, bao gồm 2.536 doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), với tổng công suất chế biến khoảng 15 triệu m3 gỗ qui tròn/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đạt 236,1 triệu USD, đến năm 2010 đạt 3,55 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hiện nay chỉ đáp ứng cho một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chủ yếu là nhập khẩu (khoảng 80%). Đáp ứng nhu cầu này là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp trong thời gian tới.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được thực hiện trên phạm vi cả nước không chỉ có ý nghĩa lớn về môi trường mà còn tham gia giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2010 đã có hơn 1,2 triệu hộ gia đình với 4, 6 triệu lao động tham gia Dự án, trong đó có 484.890 hộ nghèo (chiếm 38,6%), chủ yếu là đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao. Đồng thời qua 2 năm (2009-2010) thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ, Dự án đã cấp 3.255,2 tấn gạo cho đồng bào dân tộc tại các huyện nghèo để hỗ trợ công tác Bảo vệ rừng và trồng rừng thay thế nương rẫy.
Dự án đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở miền núi thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương.
Lẫn lộn trồng cây công nghiệp với trồng rừng ?
Hầu hết các ĐB đều nhất trí với những kết quả đạt được mà bản báo cáo của Chính phủ đã trình bày. Tuy nhiên, vẫn còn có những khó khăn, hạn chế được các ĐB đề nghị bổ sung để bản báo cáo phù hợp với thực tế hơn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách QH Phùng Quốc Hiển: Ba mục tiêu lớn của dự án là tăng diện tích rừng, hình thành các vùng nguyên liệu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo đều cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên trong thời gian qua khi triển khai dự án đã cho thấy tồn tại trong quy hoạch về phát triển rừng. Trong cơ cấu trồng rừng, dự án đã để tỉ lệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng lớn, còn rừng kinh tế chưa tương xứng. Trong khi đó, rừng kinh tế mới là rừng có tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc nhanh nhất. Nó là rừng đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng nhất cho người dân khiến người dân có động lực, có sự gắn bó với rừng. ĐB Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng nên thay đổi tư duy, không quá cứng nhắc trong cơ cấu trồng và bảo vệ rừng vì hiện nay có nhiều vùng đất trống đồi trọc chưa phủ xanh được vì đó được quy hoạch là rừng phòng hộ. Việc đẩy mạnh rừng kinh tế còn góp phần xã hội hóa việc trồng rừng, qua đó giảm áp lực cho ngân sách nhà nước đầu tư cho mục tiêu này.
Cùng chia sẻ về ý kiến này, đại diện của Bộ tài chính trong khi báo cáo về những tồn tại và khó khăn trong việc bố trí vốn cho dự án đã cho biết: Một số địa phương trong kế hoạch trồng và bảo vệ rừng thấy rừng phòng hộ không mang lại hiệu quả kinh tế cao đã bố trí vốn cho khu vực này thấp hơn và tăng chỉ tiêu cho rừng sản xuất.
Cho ý kiến về các chỉ tiêu đã đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc QH Ksor Phước băn khoăn về số liệu rừng tự nhiên tăng trong bản báo cáo của Chính phủ. Ông đề nghị cần làm rõ tăng ở đây là tăng thế nào vì “những chỗ tôi đi và làm việc, rừng tự nhiên đều mất đi chứ không thấy tăng”. ĐB Ksor Phước cũng đề nghị làm rõ vấn đề về chất lượng rừng vì đất rừng hiện nay bị phong hóa ngày càng tăng. Ông cũng cho rằng không nên lẫn lộn giữa trồng cây công nghiệp với trồng rừng. Dù trồng cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng phụ xanh đất trống đồi trọc nhưng không thể coi đó là rừng vì nó không có đa dạng sinh học.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng còn rất nhiều nơi hiện nay người dân có rừng, ở cạnh rừng mà không sống được từ rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, rừng có giá trị về kinh tế. Ông đề nghị phải có chính sách kết hợp giữa trồng rừng và xóa đói giảm nghèo, phải xã hội hóa trồng rừng, tức là phải quy hoạch tổng thể, kể cả quy hoạch khu dân cư, phát triển thủy lợi, thủy điện cũng cần tính đến sự ảnh hưởng của nó đến rừng.
Góp ý kiến về việc trồng bảo vệ rừng, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cho rằng cần hoàn chỉnh thêm quy hoạch gắn với bảo vệ đất đai, gắn với chiến lược phát triển KT-XH và các chương trình phát triển khác như giao thông, thủy điện… Đồng thời cần chuyển hướng sản xuất, gắn người dân với rừng để bảo vệ rừng, kiểm điểm công tác giao đất, giao rừng để rút kinh nghiệm và đẩy mạnh công tác này. Đồng thời, cần có một chương trình riêng về việc xây dựng lực lượng kiểm lâm nhân dân. Phó Chủ tịch QH cũng cho rằng cần tăng hợp tác quốc tế về sản xuất lâm nghiệp vì đây là một nguồn lực rất lớn.

Ngọc Chung

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !