Công chức Đắk Lắk “thoát y” trước phóng viên, vi phạm pháp luật không?

“Hình ảnh thẩm phán vừa xử vừa buôn điện thoại và hình ảnh cán bộ hành chính từ chối phóng viên rồi “thoát y” đi đánh cầu lông làm tôi cảm thấy thật đau lòng”.

Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam có đăng thông tin về việc phóng viên cơ quan này đến gặp một cán bộ cấp Sở của tỉnh Đắk Lắk

Theo đó, khi phóng viên yêu cầu được cung cấp thêm một số thông tin về dự án Trường Năng khiếu TDTT tỉnh Đắk Lắk, ông X. đột ngột đứng phắt dậy, nói gay gắt: “Tôi không có thời gian để tiếp anh. Anh không phải là cơ quan điều tra. Anh chỉ là phóng viên nên tôi chỉ cung cấp như thế để anh viết bài...”. 

Liền sau đó, vị cán bộ này cởi phắt áo sơ mi ra, thay đồ thể thao trước mặt phóng viên rồi nói: “Tôi không làm việc với anh nữa, giờ là 4 giờ chiều rồi, cơ quan tôi cho nhân viên nghỉ vào giờ này”. Nói đoạn, ông X. cầm chiếc vợt cầu lông bỏ ra khỏi phòng làm việc của mình. Phóng viên hỏi ông đi đâu, ông trả lời gỏn gọn: “Tôi đi đánh cầu lông”. 

Các diễn biến trên cũng được phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam quay video lại.

Công chức Đắk Lắk “thoát y” trước phóng viên, vi phạm pháp luật không? - ảnh 1

Hình ảnh đăng trên báo Pháp luật Việt Nam


Trước sự bàn tán của dư luận về cách ứng xử của cán bộ X., PV infonet.vn đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) để làm rõ hành vi đó có vi phạm pháp luật hay không.

Một "công bộc" của dân đã từ chối phóng viên đồng thời "thoát y" ngay trước mặt phóng viên để đi đánh cầu lông trong giờ hành chính. Luật sư nhìn nhận thế nào về hành động này?

Tôi thấy lạ, rất là lạ, nếu câu chuyện này là có thật!

Đối với một người dân bình thường, trong giao tiếp hàng ngày họ cũng không có cách hành xử ít văn hóa như vậy chứ huống hồ đây là một cán bộ Nhà nước tiếp phóng viên báo chí.

Luật sư có bao giờ gặp hình ảnh này chưa?

Hơn 10 năm hành nghề, tôi đi làm việc với rất nhiều các cơ quan ban ngành, nhiều địa phương nhưng tôi chưa từng gặp trường hợp nào như thê này.  “Thoát y” ngay cơ quan làm việc, trong giờ làm viêc và trước mặt người khác như thế là chuyện hiếm. 

Tôi mong rằng, người dân Việt Nam chúng ta đừng bao giờ phải gặp trường hợp nào như thế này nữa.

So sánh cách hành xử của cán bộ X. với hình ảnh thẩm phán vừa buôn điện thoại vừa xử, luật sư có nhìn nhận gì?

Để tiến tới một xã hội công bằng, văn minh thì cán bộ Nhà nước phải là một hình ảnh mẫu mực để người dân lấy đó làm tấm gương mà noi theo. Bởi lẽ, Nhà nước nói chung, cán bộ Nhà nước nói riêng là bộ mặt của một quốc gia, một dân tộc,

Chúng ta không thể hô hào là tiến tới một xã hội công bằng, văn minh rồi bắt người dân thực hiện, còn cán bộ Nhà nước thì đi ngược lại.

Hình ảnh thẩm phán vừa xử vừa buôn điện thoại và hình ảnh cán bộ hành chính “thoát y” trong giờ làm việc rồi đi chơi cầu lông nó đã làm tôi cảm thấy thật đau lòng. Những hình ảnh này nó phản ánh một bộ phận cán bộ, công chức nước Việt của chúng ta còn quá lạc hậu, ấu trĩ, vô tổ chức, ý thức về việc tuân thủ pháp luật kém.

Tôi cho rằng, bây giờ chưa đạt tới lý tưởng “cán bộ là công bộc của dân” nhưng các cán bộ này cũng phải hiểu và ý thức được rằng, mình phải làm việc với trách nhiệm của một cán bộ, vì mình nhận lương là từ công sức của dân.

Công chức Đắk Lắk “thoát y” trước phóng viên, vi phạm pháp luật không? - ảnh 2

Thẩm phán buôn điện thoại giờ xử án

Nhìn từ góc độ pháp luật, việc ông X. từ chối phóng viên và có hành động "đi đánh cầu lông" trong giờ hành chính đã vi phạm quy định gì của luật báo chí, luật công chức?

Trên tinh thần của Luật báo chí thì báo chí có nghĩa vụ tuyên truyền, phản ánh, phát hiện, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội. Đối với cơ quan, tổ chức thì cũng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời.

Như vậy, trong trường hợp này phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ của một tờ báo mà cán bộ Sở của tỉnh Đắk Lắk lại từ chối làm việc và đi chơi cầu lông là vi phạm luật một cách nghiêm trọng.

Điều 16 và điều 17 của Luật cán bộ, công chức quy định rất rõ về văn hóa tiếp ở công sở. Theo đó cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc, không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Vậy theo luật sư cần phải có cơ chế như thế nào để "công bộc của dân" thực hiện đúng tác phong công chức?

Để nói về vấn đề này tôi cho rằng trước tiên chúng ta nói đến yếu tố con người. Nghĩa là khi tuyển chọn, chúng ta phải tuyển chọn những người có đạo đức, tư cách, có chuyên môn, sau đó phải có cái khung pháp luật quy định cụ thể về cách ứng xử, cái gì nên làm và cái gì không được làm. 

Cuối cùng cần phải có một hệ thống giám sát quá trình làm việc của cán bộ, công chức khi làm việc. Và hãy để cho người dân, báo chí làm công việc giám sát này, tôi cho rằng rất hiệu quả.

Ở các nước phát triển, khi nói về cán bộ, công chức thì người dân rất kính trọng vì những người  này họ có địa vị, có trình độ, có tư cách, đạo đức. Còn ở Việt Nam mình khi nói đến cán bộ, công chức thì người dân nghĩ khác là điều không tốt.

Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !