Con thường xuyên nôn trớ, dấu hiệu bệnh gì?

Nhiều trẻ thường xuyên nôn trớ hay bị nhầm lẫn với nôn trớ sinh lý hoặc trào ngược dẫn đến điều trị bệnh không kịp thời gây nguy hiểm cho trẻ.

Ảnh minh họa.

Bé N.M.T. (sinh năm 2006, TP.Hải Phòng) nôn trớ từ nhỏ nên còi cọc, gầy yếu hơn bạn bè cùng trang lứa. Cháu thi thoảng xuất hiện cơn đau bụng nhưng chỉ thoảng qua. Thấy con gái có biểu hiện lạ, gia đình cháu T. đã đưa con đi khám chữa nhiều nơi, khi thì được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, khi lại chẩn đoán là nôn chu kỳ.

5-6 năm điều tri nhưng cháu T. vẫn không hề thuyên giảm mà tình trạng bệnh vẫn tiếp tục xấu đi. Trong một lần vô tình chụp cắt lớp ổ bụng, bác sĩ phát hiện trẻ xoắn ruột và sau đó được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Tại đây, cháu T. cũng được chẩn đoán mắc phải bệnh ruột xoay bất toàn và ngay lập tức được phẫu thuật nội soi tháo gỡ phần ruột xoắn. Do vòng xoắn thắt không chặt nên may mắn, bệnh nhi không bị hoại tử ruột.

Trường hợp bé T.B.M. (Nam Định) bỗng nhiên xuất hiện triệu chứng nôn dịch xanh, dịch vàng và đi ngoài phân máu. Đặc biệt, trẻ bú tới đâu là nôn trớ tới đó. Tại bệnh viện tuyến dưới, cháu được chẩn đoán viêm ruột và điều trị nội khoa.

Tình hình không cải thiện và ngày càng trầm trọng. Khi chuyển lên bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi trong tình trạng kích thích, mất nước nên vật vã, quấy khóc. Bên cạnh đó, trẻ chướng bụng, đặt xông dạ dày ra dịch xanh, thăm hậu môn thấy phân đen lẫn máu cũ.

Sau khi thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán cháu M. không phải bị viêm ruột thông thường mà mắc phải căn bệnh “ruột quay bất toàn”, nguy hiểm tới tính mạng. Căn bệnh này làm mạc treo chung của ruột bị hẹp, khiến ruột non xoắn chặt lại.

Khi tiến hành phẫu thuật, phần ruột của cháu M. bị xoắn toàn bộ dẫn tới phù nề, tím ngắt và hoại tử.

Thạc sĩ – bác sĩ Vũ Mạnh Hoàn – Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết ruột xoay bất toàn là kết quả của sự xoay và cố định không hoàn toàn của ruột, xảy ra trong thời kỳ phát triển của bào thai. Vì một lý do nào đó quá trình xoay sinh lý của ruột ở thai nhi bị dừng lại bất thường, dẫn tới nguy cơ tắc, xoắn tá tràng ở thể mạn tính và cấp tính.

Đây là một dị tật tương đối ít gặp của đường tiêu hóa. Lâm sàng thường biểu hiện ở sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể âm thầm không triệu chứng đến khi tình trạng xoắn ruột xảy ra.

Theo một nghiên cứu nước ngoài, tỷ lệ mắc bệnh ruột quay bất toàn khá lớn, lên tới 1/500 trẻ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây vẫn được xem là căn bệnh hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là do bệnh khó chẩn đoán, phát hiện. Khi trẻ mắc bệnh, có thể có những biểu hiện rầm rộ, cấp tính như nôn dịch xanh, dịch vàng, bụng chướng, đi ngoài phân máu, nhưng cũng có khi lại chỉ đau bụng thoảng qua, chán ăn, thường xuyên nôn trớ…

Ruột quay bất toàn cũng dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh nội khoa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột, nôn chu kỳ, điều đó dẫn tới nhiều nguy cơ, điển hình nhất là trẻ có thể bị hoại tử ruột nghiêm trọng dẫn tới tử vong. “Khi trẻ có những biểu hiện trên, việc đầu tiên là phải loại trừ các nguyên nhân ngoại khoa, trong đó có bệnh ruột quay bất toàn trước khi xử lý nội khoa. Căn bệnh này có thể dễ dàng xác định nếu các bác sĩ lâm sàng hiểu và nghĩ tới bệnh, tiến hành chụp lưu thông đường tiêu hóa với thuốc cản quang, siêu âm, cắt lớp”, bác sĩ Vũ Mạnh Hoàn chia sẻ.

Khánh Ngọc

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !