Cô giáo dạy giỏi môn Hóa làm giàu từ nghề... “dọn nhà”

Dù bị bệnh tim bẩm sinh nhưng cô Trương Thị Thu Hà (SN 1982), hiện là giáo viên dạy môn Hóa học-Trường THCS Lý Tự Trọng, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã vượt qua nghịch cảnh của bản thân bằng nghị lực, ý chí phi thường.

Cô vừa dạy giỏi, vừa có nghề “tay trái” hợp thời thế, nhu cầu, mang lại hiệu quả cao, tạo công việc, thu nhập cho nhiều người khác.

Từ cô giáo tâm huyết…

Người dân tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk không mấy ai không biết đến cô Trương Thị Thu Hà, giáo viên dạy môn Hóa học tại Trường THCS Lý Tự Trọng, xã Pơng Drang. Cô Hà nổi tiếng khắp vùng không phải vì giàu có, cũng không vì quyền thế mà vì cô là người phụ nữ giỏi giang, đảm đang, có nghị lực và ý chi phi thường.

Cô Hà (ở giữa) hướng dẫn 2 nhân viên của trung tâm cách vệ sinh đồ đạc

Tìm đến nhà cô Hà tại thôn Tân Lập 4, xã Pơng Drang, trò chuyện với nữ giáo viên này, PV mới thấu hiểu những thăng thầm trong cuộc đời, những nỗ lực không biết mệt mỏi để vượt qua nghịch cảnh của cô. Trong suốt buổi nói chuyện, cô luôn nở nụ cười hiền và thái độ ôn hòa, thân thiện khiến người đối diện cảm thấy rất gần gũi.

Cô Hà cho biết, thuở nhỏ, gia đình mình thuộc diện khó khăn. Tuy nhiên, bố mẹ cô đã nỗ lực hết mình để nuôi đứa con gái cưng của già đình ăn học đến nơi đến chốn. Năm 2003, sau khi tốt nghiệp Đại học ngành sư phạm Hóa học, cô Hà về nhận công tác tại trường THCS Lý Tự Trọng cho đến nay.

Trên bục giảng, cô Hà được đánh giá là giáo viên có chuyên môn tốt, phương pháp giảng dạy hiện đại, dễ hiểu, giúp học sinh dể tiếp thu, nắm vững kiến thức. Vào năm học 2005-2006, cô Hà được cử đi thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong năm học đó, cô trở thành giáo viên trẻ tuổi nhất của bộ môn Hóa học trong trường đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Tâm huyết với nghề, lại có năng lực chuyên môn nên cô Hà được phân công vai trò tổ Trưởng tổ Sinh-Hóa-Thể của trường.

Xinh đẹp, giỏi giang, có năng lực nhưng cuộc sống của cô Hà không được may mắn như những người bình thường khác. Mấy năm trước, cuộc sống hôn nhân của cô tan vỡ, nữ giáo viên này một mình nuôi hai đứa con nhỏ.

Đáng lo hơn, thời gian gần đây, cô hay đau ốm, khi đi khám, cô mới biết mình bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ còn chỉ định, cô Hà phải mổ tim gấp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. May sao, ca mổ thành công tốt đẹp, sức khỏe cô Hà dần ổn định.  

Đến nghề tay trái hiệu quả

Nghề giáo viên tuy ổn định, được nhiều người nể trọng nhưng đồng lương chỉ đủ để trang trải cho sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, cô Hà luôn trăn trở, muốn tìm nghề “tay trái” để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống và lo cho các con.

Trong một lần phải đi khám bệnh dài ngày trở về, cô Hà thấy nhà cửa của mình bề bộn nhưng cơ thể mệt mỏi, tay chân rã rời, nữ giáo viên chẳng dọn dẹp được. Lúc đó, cô đã nghĩ đến dịch vụ dọn nhà, một công việc thiết thực, ý nghĩa và hữu ích đối với những gia đình bận rộn tại địa phương.

Các nhân viên của cô Hà trong một buổi dọn dẹp nhà cửa.

Nhận thấy ở địa bàn mình sinh sống chưa phát triển loại dịch vụ này, cô Hà đã lên mạng Internet để tìm hiểu, học hỏi các quy trình dọn nhà khoa học, các mẹo vặt trong dọn dẹp nhà cửa. Tháng 6/2018, cô bắt đầu triển khai, áp dụng ý tưởng của mình vào thực tế. Rất may cho cô, ngày từ những ngày đầu mới triển khai công việc, dịch vụ dọn nhà của cô Hà đã có nhiều người gọi điện đặt lịch. Khi thấy công việc có hiệu quả, khách hàng đông, cô Hà đã rủ thêm một người bạn thân là giáo viên trong trường để đi làm.

Cô Hà kể: “Khi mới biết tôi làm công việc dọn nhà, bố mẹ tôi phản đối rất nhiều. Bố mẹ sợ sức khỏe của tôi không đảm bảo. Hơn thế, tôi là giáo viên mà lại đi lau dọn nhà cửa cho người khác thì rất khó coi. Lúc mới mắt tay vào công việc, thi thoảng gặp người quen hay phụ huynh học sinh, tôi cũng hơi ngại. Tuy nhiên, dần dần mọi thứ cũng thành quen, mình làm việc chân chính, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống thì rất bình thường”.

Dù là nghề “tay trái”, chỉ tranh thủ thời gian những lúc rảnh rỗi nhưng cô Hà luôn tâm niệm rằng, đã làm thì phải có “tâm”, có “tín” mới tồn tại lâu dài được. Do đó, mỗi lần dọn nhà, cô luôn tự mình dọn dẹp mọi thứ ngăn nắp nhất và luôn nhận được sự hài lòng từ gia chủ.

Sau một thời gian tích cực làm việc, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, cô Hà đã đứng ra thành lập Trung tâm dịch vụ dọn nhà Tây Nguyên Xanh với các dịch vụ chính như: dọn nhà, dọn dẹp đám cưới, dọn công trình sau xây dựng… Đối với dịch vụ dọn nhà, thông thường trung tâm của cô Hà nhận dọn dẹp theo giờ, với các công việc chủ yếu là lau chùi đồ đạc, đánh rửa chén bát, xoong nồi, làm sạch sàn nhà, cửa sổ, các phòng ở, dọn dẹp đồ lặt vặt… Đối với dọn dẹp công trình sau xây dựng, công việc nặng nề hơn nên phải có thêm nhân viên là nam giới tham gia.

Nhờ được khách hàng tin yêu, trung tâm của cô Hà ngày một phát triển, phục vụ nhu cầu của người dân tại các địa bàn như huyện Krông Búk, thị xã Buôn Hồ, huyện Cư M’gar, TP.Buôn Ma Thuột… Hiện nay, mỗi tháng có hơn 100 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của trung tâm. Trong đó, có hơn 10 hộ gia đình đăng ký hợp đồng cố định, dọn nhà định kỳ hàng tuần.

Hiện trung tâm dọn nhà của cô Hà đã tạo việc làm thêm cho nhiều người. Trong đó, có cả những người làm giáo viên và một số học trò cũ chưa có việc làm ổn định. Họ đến với trung tâm với mong muốn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập, lo cho cuộc sống.

Mỗi nhân viên ở trung tâm đều được cô Hà tận tình hướng dẫn, chỉ dạy các kỹ năng cơ bản, khoa học trong việc sắp xếp đồ đạc, dọn nhà. Đặc biệt, cô yêu cầu nhân viên trong trung tâm phải tuân thủ các quy định làm việc một cách nghiêm ngặt để mang đến sự an tâm, hài lòng đối với khách hàng.

Cô Hà chia sẻ: “Thật sự, tôi rất tâm huyết với công việc mới này. Dù thu nhập không cao nhưng công việc phụ giúp tôi thoải mái hơn, năng động hơn. Đồng thời, khi làm việc, tôi cũng giúp cho gia chủ có được không gian sạch sẽ, gọn gàng”.

Nhờ nhanh nhẹn, hoạt bát, cô Hà đã cân đối được quỹ thời gian, vừa dạy giỏi, vừa có những hướng phát triển hợp lý cho dịch vụ dọn nhà của trung tâm, hoàn thành mọi thứ một cách xuất sắc.

Nhận xét về cô Hà, anh Vũ Minh Cường, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Krông Búk cho biết: “Cô Hà là một giáo viên tận tụy, yêu nghề. Ngoài ra, cô còn là thành viên của câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi của huyện Krông Búk. Trong quá trình tham gia với câu lạc bộ, cô Hà luôn có những ý tưởng mới, sáng tạo trong kinh doanh để trao đổi với anh em trong nhóm. Hiện dịch vụ dọn nhà của cô Hà đã tạo việc làm ổn định cho nhiều người. Hy vọng, trong thời gian tới, dịch vụ dọn nhà của cô sẽ tiếp tục phát triển, tạo việc làm thêm cho nhiều thanh niên trên địa bàn huyện”.

Trần Nhân
Từ khóa: Cô giáo dạy Hóa làm giàu dịch vụ dọn nhà

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !