Cô em 'phá gia chi tử'

Một hôm, lang thang trên mạng xã hội, tôi vô tình bắt gặp một nhóm kín. Họ tâm sự mọi thứ, về những mối quan hệ và những vấn đề không biết chia sẻ cùng ai.

Ở đó, họ được vô tư “xả” những bức xúc, những vấn đề mà nếu chẳng may nói ra ở ngoài đời, chắc sẽ bị cho là nói xạo, là đặt điều, là nhiều chuyện.

Tôi mang chuyện này kể với một người bạn. Không ngờ, người bạn của tôi cũng kể câu chuyện mà bạn từng chứng kiến cũng mang nỗi buồn không kém.

Chuyện là, Nga, bạn của bạn tôi, người trong mắt các bạn cùng lớp đại học là "có số hưởng", luôn được "lộc" từ trên trời rơi xuống. Nga không thuộc diện ưa nhìn, ăn mặc lỗi thời nhất lớp, tính tình thì kín đáo, chân chất, mộc mạc. Có lẽ vì thế mà trong suy nghĩ của nhiều người, Nga khó lòng lọt vào "mắt xanh" của các bạn khác giới. Vậy mà, vừa hết học kỳ I của năm thứ nhất đại học, Nga đã chiếm trọn tình cảm của một chàng cán bộ lớp.

Trong khi nhiều bạn cùng lớp phải chật vật với tiền ăn, ở, chi phí sinh hoạt, thậm chí là phải lao đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống thì Nga lại ung dung, tự tại, chỉ việc chuyên tâm học hành, thi cử. Bởi lẽ, tất cả chi phí đã có người yêu lo. Cuộc sống của Nga cứ yên ả trôi. Sau khi tốt nghiệp, các bạn trong lớp đều đau đầu tìm kiếm việc làm, nuôi bản thân và phụ giúp gia đình còn Nga nhanh chóng "theo chàng về dinh", công việc được sắp đặt sẵn, nhà cửa đầy đủ tiện nghi, chẳng phải lo nghĩ gì nhiều.

Sau hơn hai chục năm ra trường, khi kinh tế đã ổn, con cái đã lớn, cả lớp mới có dịp gặp lại nhau. Mỗi lần gặp gỡ là cả hội vui như Tết. Riêng chỉ có Nga, dáng vẻ không còn ung dung, tự tại như trước.

Khi các bạn ra về, chỉ còn lại vài người bạn thân, Nga mới nghẹn ngào kể. Lấy chồng được hơn chục năm, Nga thấy mọi thứ trong nhà cứ dần "đội nón" ra đi. Nga thắc mắc thì chồng bảo, mẹ chồng và chị chồng đang hùn vốn, trúng thầu một dự án lớn. Sau khi đầu tư, huy động vốn, khi dự án đi vào hoạt động sẽ trả lại nguyên trạng "hiện vật".

Nga thắc mắc: "Nếu là dự án lớn thì phải vay ngân hàng, huy động các nhà đầu tư, sao lại bán từ những vật nhỏ trong nhà?". Lúc này, chồng Nga chỉ ậm ừ, trả lời cho qua chuyện.

Một thời gian sau, mẹ chồng lại ngọt nhạt với vợ chồng Nga, ngỏ ý bảo vợ chồng Nga sang ở tạm trên một mảnh đất khác mà bố mẹ chồng đã cho để làm "của để dành" sau này. Còn ngôi nhà vợ chồng Nga đang ở với bố mẹ chồng sẽ làm văn phòng cho dự án. Nghe bà nói, Nga đành chấp thuận.

Thế nhưng, vừa ổn định chỗ ở mới thì mẹ chồng lại đến gõ cửa yêu cầu vợ chồng Nga đưa sổ đỏ của nơi ở mới cho bà. Nga đề nghị bà giải thích lý do thì bà nổi khùng, cho rằng Nga không có quyền đòi hỏi. Bà cho rằng Nga là "chuột sa chĩnh gạo", ăn trắng mặc trơn, không những thế, tuổi Nga còn xung với tuổi của bà nên Nga rước họa về cho nhà bà. Khi Nga chần chừ không đưa sổ đỏ, bà nói sẽ trả Nga về "nơi sản xuất" và rút điện thoại gọi về cho bố mẹ đẻ của Nga. Khi Nga cự cãi, bà nói sẽ bắt con trai bỏ vợ.

Đến lúc này, chồng Nga không chịu nổi, phải lên tiếng thì bà mắng xối xả, đổ lỗi cho con dâu xúi bẩy chồng chống lại mẹ. Quá bức bối, chồng Nga đã kề dao vào cổ và nói: "Mẹ chọn con hay chọn em gái con?". Vậy mà bà không động lòng. Khi những giọt máu rơi từ cổ con trai xuống, bà mới lẳng lặng bỏ đi và nói: "Mai tao sẽ quay lại tự tử trước cửa nhà chúng mày".

Lúc này Nga mới hiểu, thì ra, mẹ chồng Nga nuông chiều con gái út, dùng tiền của con trai đáp ứng mọi yêu cầu của con gái, từ ăn chơi đến vũ trường, thuốc lắc rồi theo bạn bè "đập đá" lúc nào không biết. Cuối cùng, bao tiền bạc, tài sản đất đai cũng chôn vùi cùng ma túy. Chưa kể, chồng Nga lúc nào cũng "cháy túi" vì những khoản nợ của em gái.

Theo Cẩm Hà/PNVN

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Đang cập nhật dữ liệu !