Bạc Liêu chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào Khmer

Với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

{keywords}
Bạc Liêu chú trọng thực hiện chính sách dành cho đồng bào Khmer 


Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, Bạc Liêu đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, tập trung giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Khmer là mục tiêu xuyên suốt trong chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh.

Theo báo cáo, hiện tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer còn chiếm khá lớn. Thống kê của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, hộ nghèo DTTS năm 2019 là 548 hộ (chiếm 17,76% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh) và hộ cận nghèo là 1.666 hộ (chiếm 0,75% so với tổng dân số toàn tỉnh).

Để giải quyết vấn đề này, Bạc Liêu đã tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ dành cho đồng bào Khmer. Một trong những chính sách quan trọng đó là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Năm 2019 toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 1.670 lao động người DTTS; giải quyết việc làm cho hơn 1.130 người DTTS.

Cùng với chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án và các chính sách hỗ trợ khác cho đồng bào DTTS phát triển sinh kế. Điển hình là Chương trình 135 (giai đoạn 2016 - 2020) đã đầu tư hơn 28,28 tỷ đồng cho 10 xã và 41 ấp đặc biệt khó khăn. Từ đó, góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở vùng có đông đồng bào DTTS như: xây dựng 48 tuyến đường và 3 cây cầu; xây 2 nhà văn hóa ấp và sửa chữa 6 nhà văn hóa ấp; nâng cấp, duy tu và sửa chữa nhiều công trình giao thông nông thôn…

Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với nguồn vốn hơn 4,54 tỷ đồng để hỗ trợ 936 hộ DTTS. Đồng thời chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, giúp đồng bào DTTS bảo tồn, phát huy và lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua nhiều hoạt động và các lễ hội như: tổ chức vui tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Đôn ta, Oóc-om-bóc, liên hoan nhạc ngũ âm…

Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS thông qua việc thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Năm 2019, tỉnh đã cấp 191.243 thẻ BHYT; tiến hành rà soát, bổ sung kịp thời các hồ sơ phát sinh tăng, giảm đối tượng thụ hưởng để cấp thẻ BHYT; tham mưu với UBND tỉnh cấp mới thẻ BHYT trong năm 2020. Chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí và việc BHYT chi trả từ 80 - 100% chi phí khám chữa bệnh đã giúp đồng bào DTTS thuộc vùng khó khăn có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về các vấn đề trước mắt, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu cũng chú ý đến những đồng bào Khmer thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo khó khăn trong những dịp lễ Tết.

Nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây năm 2020, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức chuyến đi tặng hàng trăm suất quà cho đồng bào Khmer thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn các huyện Hòa Bình, Đông Hải và thị xã Giá Rai. 

Nhằm góp phần khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, 30 hộ dân tộc Khmer nghèo còn được Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh vận động các nhà tài trợ tặng mới và nghiệm thu tổng số 30 căn nhà tình thương, mỗi căn trị giá 30 - 50 triệu đồng. Trong đó, nhiều nhất là huyện Hòa Bình có 11 căn được nghiệm thu và đưa vào sử dụng ngay trước tết cổ truyền của đồng bào dân tộc.   

Với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

H. Anh 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !