Chuyện của Tư Gạo, người thường "đến từng ngõ, gõ từng nhà"

“Anh hùng lỡ vận lên rừng hầm than” là câu người ta hay “chọc quê” ông Nguyễn Thanh Tâm (Tư Gạo), Trưởng ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh.
Gần 20 năm trước, trên chiếc ghe cũ và hai mái chèo, ông Nguyễn Thanh Tâm, 44 tuổi, cùng vợ, con từ Vĩnh Thuận về Lâm trường Sông Trẹm để tìm kế mưu sinh. “Nói là đi làm ăn nhưng thực sự lúc ấy cũng chưa biết đi đâu và làm gì để sống”, ông Tư bộc bạch.

Trước khi về U Minh tìm kế mưu sinh, ông Tư Gạo là người có tiếng trong giới kinh doanh ngành vật liệu xây dựng. Nhưng sau một tai nạn trong làm ăn, ông bán hết nhà, đất để bồi thường hợp đồng cho khách hàng. Ông Tư nhớ lại: “Sau khi đã giải quyết nợ nần, cả gia đình xuống ghe đi trong đêm, không từ giã bà con hàng xóm lấy một lời”.

Dốc sức đổi đời
Chuyện của Tư Gạo, người thường

Sau nhiều năm cần lao với đất rừng, giờ đây nhiều loại cây đã đơm hoa kết trái trong mảnh vườn gần 3 ha của gia đình ông Tư Gạo.


Ông đi theo lời đề nghị của chị họ, là xuống để giữ rừng hộ và cho đốn chuối trên bờ bao để mua gạo ăn qua ngày. Nhưng khi đến nơi, chuối lại bị ăn trộm chặt hết, chỉ còn trơ cây.

Bí thế, ông phải đi mượn gạo để ăn lây lất. Hy vọng có cơm hai buổi từ bờ chuối không còn nên ông tham gia giữ rừng cho Lâm trường Sông Trẹm và kiếm thêm thu nhập từ việc làm thuê, mượn bờ bao của lâm trường trồng thêm hoa màu.

“Một thùng gạo mượn lúc mới vào mà mãi đến 3 tháng sau tôi mới trả nổi”, ông Tư Gạo kể. Tuy nhiên, với sự trù phú của tài nguyên rừng đã tạo cho ông niềm tin có thể xây dựng cuộc sống ấm no từ mảnh đất này.

Cuộc sống gia đình bắt đầu thay đổi sau những vụ màu thắng lợi. Ngoài tự tay cuốc đất trồng hoa màu, vợ ông còn hùn vốn với người hàng xóm bán gạo.

Ông chia sẻ: “Lúc ấy, chỉ với chiếc xuồng bơi cùng mấy táo gạo, bả len lỏi khắp các kinh, tuyến bờ bao lớn nhỏ trong rừng để bán nên bà con đặt cho biệt danh là Tư Gạo tới bây giờ”.

Năm tháng trôi qua, mỗi một mùa rẫy, bầu, bí, đu đủ, ớt và những táo gạo trên chiếc xuồng giúp gia đình ông tích luỹ một ít. Đến nay trong tay ông Tư Gạo có một tiệm tạp hoá và hơn 3 ha vườn cây ăn trái đủ loại và gần 7 ha rừng, 3 chuồng gà nòi lai F1, dưới ao thì đủ các loại cá.

Từ việc phải đi mượn gạo sống qua ngày, giờ đây tổng thu nhập gia đình ông mỗi năm trên 200 triệu đồng. Con số ấy chưa thể so sánh với những nông dân khác trong tỉnh, nhưng ở vùng đất được xem là còn khó khăn như U Minh thì không mấy người đạt được.

Cùng mọi người vượt khó

Giờ đây, với vai trò là trưởng ấp, ông Tư Gạo luôn dốc hết sức mình sát cánh cùng người dân trong ấp làm ăn thoát nghèo. Đây là cách mà ông đền đáp lại ân tình người và đất U Minh.

Khoảng 90 hộ dân mà có đến 46 hộ nghèo là con số khi ấp mới được thành lập vào năm 2009. Với sự kiên trì vận động người dân tăng gia sản xuất, tận dụng tiềm năng sẵn có, đến nay ấp có hơn 100 hộ nhưng chỉ còn 12 hộ nghèo. Đường, điện đã đến với từng nhà.

Con lộ Ba Kinh dài khoảng 2.732 m là nơi in đậm dấu chân ông trưởng ấp. Nhắc đến tuyến lộ Ba Kinh, ông Tư Gạo bộc bạch, trước khi lâm trường thu hồi đất, dân sống trong Ba Kinh hiện nay đa phần là ở Bảy Kinh. Sau đó, khi Bảy Kinh có lộ nhựa, câu chuyện tranh chấp đã xảy ra, dân trong Ba Kinh lại đòi ra Bảy Kinh sinh sống.

Biết được mấu chốt của sự mâu thuẫn là con lộ, ông đứng ra xin chủ trương làm lộ cho mọi người. Khi dân đồng thuận, chính quyền địa phương cho phép thì số tiền phải đóng đối ứng lại không có. Ông khăn gói lên Sài Gòn tìm tài trợ nhưng bất thành. Cuối cùng, xã đứng ra trả số tiền đối ứng trên cho dân.

Câu chuyện kéo được điện cho hơn 40 hộ dân Ba Kinh lại càng thú vị hơn và nó đã đưa cái tên Tư Gạo được nhiều người biết đến. Đó là vào một ngày trời mưa của năm 2011, khi đại diện của Tổng Công ty Điện lực II xuống khảo sát lắp điện tuyến 21 đi qua ấp 20 và ấp 17 của ông. Ông được nhờ đưa đoàn đi khảo sát bằng vỏ máy nên “kết hợp” cho đoàn thấy sự cực khổ của người dân Ba Kinh đang sống trong cảnh thiếu điện.

Ông kể: “Để có thời gian chuẩn bị cơm, ông nhờ nhà một người dân ấp 20 nấu trà giữ chân đoàn công tác. Sau đó, khi đưa đoàn đến ngang nhà đã giả vờ máy hư để mời cơm đoàn và có dịp trình bày sự khao khát của người dân. Nhờ sự nhiệt tình của ông mà đường điện trên 1 km Ba Kinh đã được vẽ thêm trong dự án lưới điện tuyến 21.

Hiện nay, tuy đã 64 tuổi nhưng ông Trưởng ấp Tư Gạo vẫn tràn đẩy nhiệt huyết trong việc, "đến từng ngõ, gõ từng nhà" vận động người dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Hai bên tuyến lộ Ba Kinh lúc nào cũng có những liếp hoa màu xanh mướt - Đó là kết quả sau nhiều lần kiên trì vận động người dân tăng gia sản xuất, tham gia bảo vệ rừng của ông Tư Gạo./.

Theo Nguyễn Phú/Báo Cà Mau

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !