Chuyện “ai cũng được phạt báo chí”: Sửa chỉ là nửa vời

Đó là ý kiến của nhà báo Mai Phan Lợi, Phó Tổng Thư ký, Trưởng đại diện tại Miền Bắc của Báo Pháp luật TpHCM xung quanh dự thảo nghị định sửa đổi việc “ai cũng có quyền phạt báo chí”.

Ngay khi có những bài báo phản ánh về tình trạng “có nhiều chế tài không đồng nhất, nhiều đầu mối xử phạt báo chí”, mà báo chí gọi là “ai cũng có quyền xử phạt báo chí”, Chính phủ đã rất nhanh chóng yêu cầu các bộ ngành liên quan xử lý “khúc mắc” này. 

Từ đó đến nay, trải qua nhiều cuộc bàn thảo, dự thảo nghị định sửa đổi những bất cập từ các nghị định khác đã “thai nghén”. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra dự thảo này đã xử lý ráo riết, triệt để vấn đề hay chưa?

Chuyện “ai cũng được phạt báo chí”: Sửa chỉ là nửa vời - ảnh 1

Báo chí tác nghiệp (ảnh minh họa)

Là người theo dõi sự việc ngay từ đầu, nhà báo Mai Phan Lợi đã chia sẻ một số ý kiến với báo điện tử Infonet.

Thưa ông, là người đã theo dõi chuyện “ai cũng có quyền xử phạt báo chí” ngay từ đầu, ông có đánh giá gì về sự vào cuộc của các cơ quan chức năng xử lý vấn đề này?

Trước hết phải nói rằng trước sự phản ánh của các tổ chức nghiên cứu báo chí và giới báo chí, việc tiếp thu của Chính phủ rất kịp thời, anh em rất hoan nghênh. 

Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã có 2 văn bản thúc giục, yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì việc này. Việc Bộ Tư pháp đã cùng với Bộ ngành thống nhất và thu gọn đầu mối từ gần 10 cơ quan về giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt hành vi thông tin sai sự thật bằng việc trình lên Chính phủ với dự thảo nghị định như vậy cũng là một động tác cầu thị của các cơ quan đã soạn thảo các nghị định gây chồng chéo kể trên. Đây cũng là điều đáng hoan nghênh.

Vậy điều gì khiến ông chưa hài lòng về cách xử lý của các bộ, ngành liên quan, tính đến thời điểm hiện nay?

Tuy nhiên, việc này thực hiện quá chậm trễ. Được biết, Thủ tướng đã giao từ tháng 1 năm ngoái, đến nay cũng tròn 1 năm mới ra được dự thảo nghị định sửa đổi các nghị định khác. Dù là chưa có cơ quan báo chí, nhà báo nào bị xử phạt bởi những văn bản kia, nhưng việc sửa chữa kéo dài, chậm trễ như vậy cũng không hay.

Thêm vào đó việc đưa ra dự thảo có thiết kế thêm điều 8a vào Nghị định 159/2013/NĐ-CP lại đưa tới băn khoăn mới, bắt nguồn từ chuyện nguyên nhân trước đây chưa được giải quyết triệt để.

Nguyên nhân trước đây là việc báo chí lo ngại có quá nhiều cơ quan, nhiều đầu mối, nhiều cá nhân có thẩm quyền xử phạt báo chí. Khi đó báo chí lo ngại không chỉ có loạn các đầu mối mà còn là chuyện chính các đối tượng được quyền xử phạt báo chí trong các nghị định đó lại đang là đối tượng phản ánh của báo chí. Tôi lấy ví dụ: Giá cả, giáo dục- dạy nghề, hàng không, khí tượng thủy văn, y tế đều là những lĩnh vực nóng mà thời gian qua báo chí liên tục đưa tin.

Vì thế lần này việc sửa 8 nghị định của các ngành trên tuy quy về một mối nhưng lại đưa thêm điều 8a vào Nghị định 159/2013/NĐ-CP khiến vấn đề lo ngại của báo chí đã không thay đổi về bản chất. Cụ thể trong dự thảo nghị định trình lên Chính phủ các điều sửa đổi đều có một câu bất di bất dịch “Cơ quan báo chí, nhà báo khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm X khoản Y điều Z - của các nghị định chính các ngành soạn thảo - thì xử phạt theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP. Cụm từ này mới đọc cứ tưởng quy về một mối nhưng thực chất theo quy định của pháp luật lại là rất nhiều đầu mối mà Bộ Thông tin & Truyền thông chỉ có mỗi việc “thi hành án”.

Ông có thể nói rõ về vấn đề “thực chất lại là 2 đấu mối” là như thế nào?

Đúng là việc xử phạt sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định nhưng việc xác định có hành vi vi phạm tại điểm X khoản Y điều Z nghị định A hay không lại do cơ quan quản lý chuyên ngành. Cơ quan quản lý chuyên ngành như tôi nói là các ngành tài chính, thống kê, hàng không, ý tế, giáo dục…  mà theo ý hiểu của tôi, các cơ quan này sẽ vẫn đóng vai trò “trọng tài” xác định có hành vi vi phạm hành chính về thông tin sai sự thật. Theo quy định của pháp luật, với dự thảo như vậy họ sẽ là người theo dõi thông tin đăng trên báo, là người triệu tập các cơ quan báo chí, nhà báo đến để lập biên bản vi phạm hành chính. Họ chỉ không ra quyết định xử phạt thôi, mà biên bản ấy họ chuyển hồ sơ cho Bộ Thông tin và Truyền thông để ra quyết định xử phạt theo Nghị đinh 159/2013/NĐ-CP.

Ở đây, mối lo ngại mà báo chí đã phản ánh về việc “nhiều cơ quan, nhiều đầu mối có quyền phạt báo chí” lặp lại. Bởi thực tế báo chí trước nay phản ánh phê phán, phản biện, thậm chí phanh phui nhiều hành vi tiêu cực từ các ngành các lĩnh vực kể trên và các ngành này đều phải thực hiện nghĩa vụ trả lời báo chí quy định tại Điều 3 Nghị đinh 51/2002 và Luật Báo chí. Nhưng nay nếu có thêm công cụ “xác định hành vi vi phạm hành chính về thông tin sai sự thật” anh em báo chí rất lo họ sẽ sử dụng để hạn chế cao nhất tính phản biện của báo chí, thậm chí có thể triệt tiêu. Bởi vì ranh giới giữa việc có vi phạm hay không có vi phạm là rất mơ hồ.

Tôi lấy ví dụ, chúng ta đều biết vừa rồi, có chuyện giảm giá xăng, ban đầu căn cứ vào thông tư của Bộ Tài chính hàng loạt báo điện tử đăng giá xăng giảm hơn 1400 đồng/lit. Nhưng sau vài tiếng, tất cả các bản tin này đều bị gỡ hoặc sửa đổi, bởi vì bản thân Bộ Tài chính sau đó ít giờ đã rút lại, ban hành thông tư mới. Lúc đó, giá xăng giảm thực tế là gần 1900 đồng/lit. 

Trong vòng vài tiếng đồng hồ, cơ quan đầu nguồn tin là Bộ Tài chính còn thay đổi liên tục thông tin thì làm sao nhà báo có thể tránh được việc đưa thông tin không đúng? Hay như vụ quay cóp tập thể ở Hội đồng thi Đồi Ngô (Bắc Giang) cách đây mấy năm, ban đầu báo chí đưa tin theo nguồn tố giác, cơ quan quản lý ngành đã lập tức phủ nhận, sau đó sự thật đúng như báo chí phản ánh. Nếu hồi đó có công cụ “xác định hành vi vi phạm hành chính” chắc có lẽ sau khi phủ nhận là việc tiến hành triệu tập, lập biên bản… rồi?!

Việc đưa thông tin sai cả nhà báo và cơ quan báo chí thường không muốn vì nhà báo là người phục vụ bạn đọc. Bạn đọc trả tiền mua báo cũng không muốn đọc những thông tin sai. Tuy nhiên vì lo ngại tin sai mà vẫn cố giữ thẩm quyền cho các ngành là không nên, nhất là còn cho thêm chế tài đối với riêng các ngành thống kê, giá cả thị trường là bất hợp lý lớn.

Cụ thể, bất hợp lý đối việc chỉ có chế tài với tin sai trong lĩnh vực thống kê, giá cả… là thế nào, thưa ông?

Cho rằng những thông tin sai về giá cần mức xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với nhà báo, 200 triệu đồng với cơ quan báo chí khiến cho những người như chúng tôi (những nhà báo, người nghiên cứu báo chí) hết sức ngạc nhiên.

Thực tế, trong Nghị định 159/2013/NĐ-CP đã có những quy định về mức độ nghiêm trọng của thông tin sai sự thật. Ví dụ như thông tin sai sự thật ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng có khung xử phạt rất cụ thể. Tự nhiên, xuất hiện chế tài đối với đăng phát thông tin sai trong lĩnh vực thống kê thì thế này, sai trong lĩnh vực giá thì thế kia, nó khiến cho nhiều người ngạc nhiên rằng tại sao chỉ có lĩnh vực thống kê, giá được coi là quan trọng cần có chế tài riêng mà thông tin sai trong lĩnh vực sức khỏe, y tế, giáo dục lại không? Liệu mai mốt các ngành khác cũng thấy lĩnh vực của mình quan trọng lại đòi bổ sung điều 8b, 8c, 8d… để xử phạt báo chí hay không? Rồi khi bổ sung như vậy vấn đề loạn cơ quan, loạn đầu mối xử phạt, loạn mức phạt với báo chí có tái xuất hiện hay không?

Theo tôi, nhưng gì dự thảo đưa ra thì câu hỏi về tính thống nhất của việc quản lý báo chí có được nguyên vẹn hay không vẫn chưa trả lời được? Nhưng quan trọng hơn,với tư duy quản lý như vậy tiếng nói của báo chí, tiếng nói của người dân, đặc biệt là tiếng nói phản biện khó có thể được cất lên nữa… do lo ngại báo chí sẽ bị xử phạt liên tục.

Chuyện “ai cũng được phạt báo chí”: Sửa chỉ là nửa vời - ảnh 2

Nhà báo Mai Phan Lợi.

Vậy theo ông,  dự thảo Nghị định sửa đổi lại các nghị định xử phạt hành vi thông tin sai sự thật nên xử lý thế nào?

Cách giải quyết rốt ráo nhất vẫn là hủy bỏ toàn bộ những quy định về xử phạt hành vi đăng phát thông tin sai sự thật tại các nghị định khác và giữ nguyên Nghị định 159/NĐ-CP.

Nhưng thưa ông, nếu bãi bỏ những quy định xử phạt tại các nghị định khác thì sẽ không xử lý được những đối tượng vi phạm không phải là nhà báo, cơ quan báo chí. Ví dụ hành khách tung tin có bom trên máy bay, hoặc môt số đối tượng tung tin đồn…?

Mong muốn xử lý những hành vi như vây của các bộ ngành là chính đáng. Tuy nhiên cần xác định rõ “tin đồn” đó có xuất hiện trên báo chí hay không? Nếu không xuất hiện trên báo chí mà các bộ muốn giữ lại quy định thì phải sửa thành “đối tượng bị xử lý tại điểm X khoản Y điều Z không bao gồm nhà báo và cơ quan báo chí” chứ không nên dùng từ ngữ như dự thảo nghị định sửa đổi.  Nếu thấy rằng cơ quan báo chí đăng phát thông tin sai sự thật, cơ quan bị báo chí phản ánh có thể gửi văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông để áp dụng Nghị định 159/2013/NĐ-CP xử lý theo thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thông thường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất các ngành trong vụ việc này là cần theo đúng tinh thần của Chính phủ là tăng cường cung cấp thông tin chính thống, thực thi trách nhiệm giải trình vấn đề báo nêu, trong đó nên tự xây dựng chế tài cho chính cán bộ của ngành mình về việc chậm cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai và cung cấp thông tin không đầy đủ cho báo chí và công chúng.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !