Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Chương trình nhằm góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.

{keywords}
Bà con dân tộc Mộc Châu, Sơn La (Ảnh: Kiều Mai Phương) 

Ngày 23/7, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” giai đoạn 2013-2020.

Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ KH&CN giao ĐHQGHN chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2013-2018 và được kéo dài thời gian thực hiện đến 30/6/2020.

Theo đó, Chương trình có bốn mục tiêu cơ bản: Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế-xã hội phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc; đề xuất, chuyển giao các giải pháp KH&CN phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Tây Bắc.

Sau 7 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra và thu hút 40 tổ chức và 600 nhà khoa học tham gia thực hiện các đề tài. Toàn bộ 58 đề tài, dự án thuộc chương trình được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao, các phương pháp nghiên cứu, triển khai, cách tiếp cận phong phú, đa dạng, hiệu quả.

Đến nay, Chương trình KH&CN Tây Bắc đã có 55 đề tài, 3 dự án sản xuất thử nghiệm. 31 đề tài có sự tham gia của doanh nghiệp và địa phương. 21 sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ; 11 sản phẩm được công nhận độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích và tiến bộ kỹ thuật; 5 sản phẩm được thương mại hoá.

Hơn 20.000 đơn vị sản phẩm thuốc, thực phẩm, thực phẩm chức năng được sản xuất thử nghiệm theo quy chuẩn. 42 mô hình thử nghiệm, mô hình trình diễn phục vụ sinh kế, mô hình phát triển KT - XH địa phương.

Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có đầu ra, các kết quả nghiên cứu và triển khai có thể ứng dụng và được nhân rộng tại các địa phương làm động lực và cơ sở cho sự phát triển KT-XH vùng Tây Bắc một cách bền vững.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình, đánh giá cao những kết quả Chương trình KH&CN Tây Bắc mang lại trong suốt thời gian qua. Trên cơ sở đó, các đại biểu đồng tình đề xuất Bộ KHCN và Chính phủ tiếp tục cho kéo dài Chương trình KH&CN Tây Bắc trong giai đoạn 2021-2025.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định tiếp tục triển khai Chương trình KH&CN Tây Bắc giai đoạn 2021-2025. Các nhiệm vụ được triển khai trong giai đoạn 2013-2020 sẽ là cơ sở triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm và mở rộng quy mô trong giai đoạn 2021-2025.

Huyền Anh 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !